Xử lý buộc thôi việc đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý
Ngày gửi: 15/01/2020 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Xử lý buộc thôi việc đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý. Điều kiện, thẩm quyền, thời hiệu, thời hạn, trình tự xử lý kỷ luật.Tại Điều 2 Luật viên chức năm 2010 có quy định: “Viên chức là công dân Việt nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
Theo quy định này, viên chức là lao động thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập. Vì vậy, về việc áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức cần tuân thủ các điều kiện, và trình tự thủ thục theo quy định của Luật viên chức năm 2010 và các văn bản pháp luật có liên quan. Cụ thể:
1, Về điều kiện áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức
Theo quy định tại Điều 13, Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức áp dụng hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc khi viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
– Có hành vi vi phạm pháp luật bị kết án hình phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng.
– Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
– Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập.
– Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
– Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch.
2, Thẩm quyền, thời hiệu, thời hạn xử lý
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 14 Nghị định 27/2012/NĐ-CP người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có thẩm quyền xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
Thời hiệu xử lý kỷ luật: 24 tháng, kể từ thời điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật.
Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 2 tháng, kể từ ngày phát hiện viên chức có hành vi vi phạm pháp luật.
3, Trình tự xử lý kỷ luật
a- Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có trách nhiệm ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức vi phạm pháp luật
Bước 1: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật và xác định thành phần Hội đồng kỷ luật.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 17 Nghị định 27/2012/NĐ-CP thành phần Hội đồng kỷ luật bao gồm:
– Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức không có đơn vị cấu thành, gồm 03 thành viên.
01 Chủ tịch Hội đồng: người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức.
02 Ủy viên Hội đồng : 01 đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức; 01 người đại diện bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức (ủy viên kiêm thư ký Hội đồng).
– Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có đơn vị cấu thành, gồm 05 thành viên:
01 Chủ tịch Hội đồng: người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức.
Cách tính thu nhập tăng thêm cuối năm của cán bộ công chức viên chức04 Ủy viên Hội đồng: 01người đại diện cấp ủy của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức; 01 người đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức; 01 đại diện của đơn vị công tác có viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật; 01ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức.
Bước 2: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định tổ chức cuộc họp kiểm điểm và quyết định thành phần dự họp để viên chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận thức kỷ luật.
Bước 4: Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật phải làm bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật.
Bước 5: Lập biên bản các cuộc họp kiểm điểm và trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm phải gửi tới chủ tịch Hội đồng kỷ luật để tổ chức xem xét kỷ luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Bước 6: Chủ tịch Hội đồng kỷ luật ra quyết định tổ chức họp Hội đồng kỷ luật và gửi giấy triệu tập họp tới viên chức có hành vi vi phạm pháp luật chậm nhất 3 ngày làm việc trước ngày tiến hành cuộc họp. Ngoài ra có thể mời thêm đại diện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội của đơn vị có viên chức vi phạm kỷ luật dự họp
– Chuẩn hồ sơ họp và tiến hành cuộc họp Hội đồng kỷ luật.
Chính sách thôi việc cho lao động nữ bị tinh giản biên chếHồ sơ họp xử lý kỷ luật bao gồm: bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ yếu lý lịch của viên chức có hành vi vi phạm pháp luật, biên bản cuộc họp kiểm điểm viên chức và các tài liệu khác có liên quan.
– Hội đồng kỷ luật kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp.
Bước 7: Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận viên chức không vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật. Trong trường hợp vi phạm của viên chức có tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Lưu giữ trong hồ sơ của viên chức các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật.. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của viên chức.
Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực, nếu viên chức không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Viên chức quản lý và viên chức không quản lý
– Thẩm quyền xử lý đơn tố cáo viên chức
– Có được thi tuyển viên chức khi đang làm việc hợp đồng ở nơi khác?
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 024.6294.9155 hoặc gửi thư về địa chỉ email: info@hethongphapluat.com.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Tư vấn luật lao động miễn phí qua điện thoại
– Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua tổng đài
– Tổng đài tư vấn luật miễn phí 024.6294.9155
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691