Xử lý hành vi chậm chi trả tiền lương cho người lao động

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL37027

Câu hỏi:

Xin chào các Luật sư, em xin có một vấn đề mong được giải đáp. Hiện tại, bố em làm việc tại công ty Sông Đà 3 được 20 năm rồi. Từ vài năm trở lại đây, bố em cùng các công nhân tại công ty đều không nhận được lương, hiện tại đã gần sang tháng 7 nhưng lương từ tháng 1 vẫn chưa có. Công nhân là những người trực tiếp lao động vất vả, lại không có nhiều kiến thức về luật lao động, cũng như không có tiếng nói trong công ty, ngay đến cả Công đoàn cũng không có ý kiến gì về vụ việc này để giúp đỡ. Những người công nhân không những không có tiền để gửi về phụ giúp gia đình nuôi nấng con cái, chia sẻ gánh nặng cùng gia đình mà ngay đến chính bản thân mình còn không còn cả tiền cho những nhu cầu thiết yếu nhất của cuộc sống (tiền mua đồ dùng cá nhân, tiền điện thoại…). Vậy các anh/chị luật sư có thể tư vấn giúp em về vấn đề này để làm sao công nhân có thể được lĩnh lương theo đúng thời hạn? Và công ty đó sẽ phải chịu mức hình phạt như thế nào? Em xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Lao động 2012;

Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sử đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

2. Nội dung tư vấn:

Điều 96 Bộ luật Lao động 2012 quy định nguyên tắc trả lương như sau:

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương."

>>> Luật sư tư vn pháp lut về hành vi chậm trả lương cho người lao động: 024.6294.9155

Như vậy, nếu vượt quá thời hạn nêu trên mà công ty – người sử dụng lao động không chi trả lương cho người lao động thì theo Khoản 3 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung Nghị định 88/2015/NĐ-CP sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

– Vi phạm đối với từ 01 người đến 10 người lao động bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

– Vi phạm đối với từ 11 người đến 50 người lao động bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

– Vi phạm đối với từ 51 người đến 100 người lao động bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; 

– Vi phạm đối với từ 101 người đến 300 người lao động bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; 

– Vi phạm đối với từ 301 người lao động trở lên bị xử phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Do đó, bố bạn và những người lao động khác trong công ty có làm đơn gửi tới Phòng lao động thương binh xã hội cấp huyện nơi công ty có trụ sở hoặc khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu giải quyết.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.