Xử lý hành vi gây thương tích cho người khác
Ngày gửi: 28/08/2018 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật hình sự năm 2015
- Luật sửa đổi bộ luật hình sự năm 2017
- Bộ luật dân sự năm 2015
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP
2. Nội dung tư vấn
Tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi Luật sửa đổi bộ luật hình sự năm 2017 quy định:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
…2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
…
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Theo quy định trên thì người nào có hành vi dùng vũ lực có sử dụng hung khí hoặc không sử dụng hay dùng thủ đoạn khác tác động lên cơ thể người khác gây tổn thương cho họ mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cố ý gây thương tích hoặc gây phương hại cho sức khỏe của người khác:
Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người
Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
Có tổ chức…
Chồng chị và anh Thủy cùng đánh nhau nên cả hai người đều có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác nhưng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì phải dựa vào mức tỷ lệ tổn thương cơ thể của người bị đánh. Nếu chồng bạn đánh anh Thủy khiến anh này bị rách đầu và không dùng hung khí nguy hiểm thì chồng bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên còn nếu có sử dụng hung khí nguy hiểm khiến anh Thủy bị tổn thương cơ thể dưới 11% thì chồng bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu chồng bạn cũng bị tổn thương cơ thể với mức độ như trên thì anh Thủy cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp cả hai người cùng có lỗi thì đều phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người còn lại, mức bồi thường căn cứ theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015.
Nếu chồng bạn hay anh Thủy bị khởi tố theo quy định tại khoản 1 Điều 134 và căn cứ theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì khi người bị hại đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố thì vụ án sẽ bị đình chỉ trừ trường hợp rút là do bị ép buộc, cưỡng bức, tức là chồng bạn hay anh Thủy sẽ không bị truy cứu trách nhiệm mà chỉ cần bồi thường .
“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”
Nếu chồng chị hay anh Thủy nếu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì các bên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;”
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691