Xử lý hành vi làm giả hồ sơ bảo hiểm xã hội
Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Trước tiên bạn cần khẳng định cả ba đối tượng này đều có hành vi vi phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009, Luật phòng, chống tham nhũng 2005, Nghị định số 59/2013/NĐ-CP bao gồm:
Theo quy định của Nghị định số 59/2013/NĐ-CP thì các hành vi tham nhũng được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng được xác định theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999, cụ thể là tại mục A các tội phạm về tham nhũng.
Vậy cần phân tích các dấu hiệu phạm tội của từng chủ thể theo các quy định sau:
Thứ nhất: Tội tham ô tài sản (Điều 278 BLHS)
Hành vi tham nhũng thuộc tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này, đã bị kết án về một trong các tội phạm về tham nhũng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Thứ hai: Tội nhận hối lộ (Điều 279 BLHS)
Thứ ba:Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 BLHS)
Hành vi tham nhũng thuộc tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này, đã bị kết án về một trong các tội phạm về tham nhũng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Thứ tư: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi (Điều 281 BLHS)
Hành vi tham nhũng thuộc tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi là hành vi vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Thứ năm: Tội giả mạo trong công tác vì vụ lợi (Điều 284 BLHS)
Như vậy, khi phân tích định danh tội phạm bạn cần xem xét yếu tố đồng phạm giữa các bên để khẳng định hành vi vi phạm của V, ngoài ra nhận định bên đưa hối lộ và bên nhận hối lộ theo quy định tại Điều 289, Điều 290 BLHS để xác định hành vi vi phạm của bà N và K.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691