Xử lý hành vi tàng trữ dùi cui trong cốp xe
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Bộ luật hình sự 1999
– Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn cho người bạn của bạn mượn xe, trong cốp có để hai cây dùi cui nhưng không nói rõ mục đích mang theo dùi cui để làm gì?
Dùi cui là một công cụ hỗ trợ theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Điều 19 Nghị định 25/2012/NĐ-CP quy định đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ bao gồm:
Quân đội nhân dân; Dân quân tự vệ.
Công an nhân dân.
An ninh hàng không.
Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của hải quan, đơn vị hải quan cửa khẩu, Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường.
Ban bảo vệ dân phố hoặc tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự xã, phường, thị trấn.
Câu lạc bộ, Trường, Trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động.
Cơ quan thi hành án dân sự.
Thanh tra chuyên ngành Thủy sản, lực lượng kiểm ngư.
Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
Các đối tượng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Nếu bạn không thuộc một trong các đối tượng trên thì bạn sẽ không được sử dụng công cụ hỗ trợ.
Xử phạt hành vi tàng trữ vũ khí thô sơ không có giấy phépViệc bạn sử dụng công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm đ) Khoản 3 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
"3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
đ) Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;"
Ngoài ra, có thể bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 233 Bộ luật hình sự 1999 như sau:
"Điều 233. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm."
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691