Hệ thống pháp luật

Xử lý hành vi yêu cầu người lao động làm quá thời gian quy định

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL38000

Câu hỏi:

Cho em hỏi: hiện em đang làm việc cho một công ty, đang thử việc, nhưng ngày đầu tiên vào làm mới biết thời gian làm việc, công ty quy định 1 ngày/8h45 (7h-11h45, 13h-17h),1 tuần làm 6 ngày,vậy tổng số giờ làm việc/tuần là 6x8h45'=52h30' vậy là sai quy định (6ngày/tuần là 48h). Công ty này đang làm sai quy định thì bị xử lý như thế nào? Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý: – Bộ luật lao động 2012 2. 

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật lao động 2012

2. Luật sư tư vấn:

Theo Điều 104 Bộ luật lao động 2012 quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau:

Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”

Theo quy định của pháp luật thì thời giờ làm việc không quá 48 giờ trong 01 tuần đối với thời giờ làm việc bình thường và cả đối với làm việc theo giờ theo ngày. Tuy nhiên, cũng có thể công ty yêu cầu làm thêm giờ theo Điều 106 Bộ luật lao động 2012 như sau:

Điều 106. Làm thêm giờ

1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.”

Mỗi ngày thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ, tuy nhiên trong trường hợp này công ty quy định thời gian làm việc là 8 giờ 45 phút, có thể công ty quy định 45 phút này là 45 phút làm thêm giờ của công ty.

26 . 0,75 giờ =  19, 5 giờ = 19 giờ 30 phút

Vì 19 giờ 30 phút < 30 giờ nên công ty vẫn bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động.

Ngoài ra, theo Điều 117 Bộ luật lao động 2012 quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt như sau:

Điều 117. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt

Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, thăm dò khai thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; công việc của thợ lặn, công việc trong hầm lò; công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ thì các bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 108 của Bộ luật này.”

Nếu bạn nằm trong trường hợp này thì sẽ không áp dụng thời giờ làm việc bình thường theo Điều 104 Bộ luật lao động 2012 mà thời giờ làm việc được các bộ, ngành quản lý quy định cụ thể.

Tuy nhiên, đối với trường hợp công ty không có quy định về làm thêm giờ đối với nhân viên công ty cũng như nhân viên thực tập hoặc có quy định về làm thêm giờ nhưng chưa được sự đồng ý của người lao động thì theo Khoản 3 Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt người sử dụng lao động vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật lao động;

b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật lao động.

…”

Vì công ty đã vi phạm quy định về thời giờ làm việc nên công ty sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nêu trên.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn