Xử lý người có hành vi đốt rừng trái phép
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Bộ luật Hình sự 1999.
2. Nội dung tư vấn
Căn cứ Điều 189 Bộ luật Hình sự 1999 quy định tội hủy hoại rừng như sau:
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Hủy hoại diện tích rừng rất lớn;
d) Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn;
b) Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, trường hợp của bạn mặc dù gia đình bạn đang sở hữu đất rừng để sử dụng và quản lý, tuy nhiên, lại có hành vi đốt rừng để trồng mới mà không được sự đồng ý, cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành này mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại rừng.
Nếu không có căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 20 Nghị định 157/2013/NĐ-CP như sau:
"Người có hành vi chặt phá cây rừng; đào bới, san ủi, nổ mìn, đào, đắp ngăn nước, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 12 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhưng không thực hiện đúng quy định cho phép bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c dưới 1.500 m2.
b) Rừng sản xuất dưới 800 m2.
c) Rừng phòng hộ dưới 500 m2.
d) Rừng đặc dụng dưới 200 m2.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ 1.500 m2 đến 5.000 m2.
b) Rừng sản xuất từ 800 m2 đến 1.000 m2.
c) Rừng phòng hộ từ 500 m2 đến 800 m2.
d) Rừng đặc dụng từ 200 m2 đến 300 m2.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 5.000 m2 đến 10.000 m2.
b) Rừng sản xuất từ trên 1.000 m2 đến 2.000 m2.
c) Rừng phòng hộ từ trên 800 m2 đến 1.500 m2.
d) Rừng đặc dụng từ trên 300 m2 đến 500 m2.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 10.000 m2 đến 20.000 m2.
b) Rừng sản xuất từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.
c) Rừng phòng hộ từ trên 1.500 m2 đến 2.000 m2.
d) Rừng đặc dụng từ trên 500 m2 đến 700 m2.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 20.000 m2 đến 30.000 m2.
b) Rừng sản xuất từ trên 3.000 m2 đến 5.000 m2.
c) Rừng phòng hộ từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.
d) Rừng đặc dụng từ trên 700 m2 đến 1.000 m2.
6. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm b, c, i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này.”
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691