Xử phạt lỗi không có giấy vận tải có đúng không?
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Điều 24 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
– Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
– Điều 52 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT.
2. Nội dung tư vấn
Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp. Nếu công ty bạn là đơn vị kinh doanh vận tải thì bên bạn phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh vận tải theo quy định của Nghị định 86/2014/NĐ-CP và Thông tư 63/2014/TT-BGTVT.
Theo đó, khi kinh doanh vận tải hàng hóa, đơn vị kinh doanh vận tải phải làm mẫu giấy vận tải. Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật. Giấy vận tải do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải. Trên giấy vận tải phải đảm bảo các nội dung gồm:
– Tên đơn vị vận tải;
– Tên đơn vị hoặc người thuê vận chuyển;
– Hành trình (điểm khởi đầu, lộ trình, điểm kết thúc hành trình);
– Số hợp đồng (nếu có), ngày tháng năm ký hợp đồng;
– Loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe;
– Thời gian nhận hàng, giao hàng và các nội dung khác có liên quan đến quá trình vận tải.
Cự ly của hành trình hoạt động được xác định từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc của chuyến đi. Ngoài ra, sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng uỷ quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) không sẽ bị xử phạt về lỗi "Xếp hàng hóa lên xe ô tô mà không ký xác nhận việc xếp hàng hóa vào Giấy vận tải theo quy định".
Khi bạn điều khiển xe không có giấy vận tải, theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ – CP sẽ bị xử phạt với mức phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng. Như vậy, bên bạn bị xử phạt theo lỗi không có giấy vận tải là đúng.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691