Hệ thống pháp luật

Xử phạt về hành vi sử dụng bằng giả

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL30396

Câu hỏi:

xin cho hỏi em có đứa em hiện tại đang làm viên chức nhà nước,do hồi sinh viên hoàn cảnh gia đình khó khăn phải vừa học vừa làm để kiếm tiền đóng học phí , tiền ăn ở nên không có thời gian theo các lớp chứng chỉ anh văn thường xuyên nên cô giáo không cho theo học vì nghỉ quá nhiều ,nên em ấy rút hồ sơ ra không theo lớp chứng chỉ anh B và vài tháng sau chổ làm thêm có đứa bạn giời thiệu lớp thi lấy chứng chỉ tiếng anh tin học ,chỉ cần đăng ký thí sinh tự do và nộp tiền học và 700k lấy tài liệu về ôn 1 tháng sau đến làm bài không cần đi học ,cùng khoảng 10 người tại 1 căn nhà cho thuê có 2 người tự xưng là giáo viên của công ty trung tâm về kiểm tra bài thi và cũng cho làm trắc nghiêm và cho thi hỏi vấn đáp mấy câu đơn giản và sau 3 tháng lấy chứng chỉ và sau một thời gian đi làm phát hiện công ty đấy là làm bằng giả và em tôi đang rất lo sợ bị kỷ luật vậy như trường hợp của em tôi thì sẽ bị xử lý như thế nào và bây giờ phải làm gì mong luật sư giúp đỡ, dạo này em tôi quên ăn cứ lo sợ về tương lai sắp tới,e tôi có tham gia thi cử nhưng không biết đấy là hình thức lừa đảo hay như thế nào vì có tên trung tâm đàng hoàng.?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định như sau:

"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật và công khai thông tin về cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.

5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này."

Nếu như một người có hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả thì có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, cần phải xác định chính xác thế nào là hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả. Một người chỉ bị coi là sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả khi người đó biết được đó là văn bằng, chứng chỉ giả hoặc bắt buộc phải biết văn bằng, chứng chỉ mà mình sử dụng là văn băng, chứng chỉ giả. Theo đó, trong khoảng thời gian anh không biết chứng chỉ của mình là chứng chỉ giả thì anh không bị xử lý vì hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả. Tuy nhiên, sau khi anh biết chứng chỉ mà mình đang sử dụng là chứng chỉ giả mà vẫn tiếp tục xử dụng thì anh hoàn toàn bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả. 

Cuối cùng, để bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp của mình, sau khi phát hiện chứng chỉ là giả, em của bạn cần phải dừng việc sử dụng văn bằng trên và thông báo với các cơ quan, tổ chức nơi mà em bạn đã sử dụng chứng chỉ giả đó. 

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn