Xử phạt vi phạm hành chính hành vi lấn chiếm đất công?
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Căn cứ Điều 12 Luật đất đai 2013 quy định những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Trường hợp này, nếu như những hộ dân khác sống gần đó có hành vi xây dựng trên đất nhà bạn được coi là hành vi lấn chiếm đất – thuộc một trong các trường hợp cấm theo quy định Luật đất đai 2013.
Với hành vi lấn chiếm đất nêu trên, bạn có quyền tố cáo hành vi lấn chiếm đất ra Ủy ban nhân dân cấp xã để xử phạt vi phạm với hành vi lấn, chiếm đất nêu trên theo khoản 1, 2 , 3 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP:
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.
Với từng hành vi vi phạm liên quan đến giấy phép xây dựng mà mức xử phạt khác nhau được quy định trong Nghị định 121/2013/NĐ-CP.
Ngoài áp dụng xử phạt thì những người đó còn buộc áp dụng biện pháp khắc phục bổ sung là buộc tháo dỡ công trình vi phạm…
Tuy nhiên, bạn có nói kể từ thời điểm bạn nộp đơn ra Ủy ban nhân dân cấp xã là 10 năm mà vẫn chưa được giải quyết. Cho nên, vấn đề xử phạt đến thời điểm hiện nay có thể đã hết thời hiệu theo khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:
Quy trình tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như thế nào?Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế;
Thời điểm tính thời hiệu theo điểm b khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được xác định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
Như thế, vấn đề xử phạt vi phạm hành chính đối với việc xây dựng lấn chiếm đất công thì phải xem xét hành vi đó đã chấm dứt hay chưa, hay vẫn đang vi phạm. Nếu hành vi đó đã chấm dứt thì đến nay thời hiệu ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã hết. Còn nếu hành vi xây dựng vẫn đang diễn ra thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn có thể xử phạt vi phạm hành chính.
Vì đây là phần đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Cho nên, bạn chỉ có thể thực hiện thủ tục như vậy để cơ quan nhà nước xử lý. Nếu người dân quanh vùng đó có hành vi lấn chiếm đất nhà bạn thì bạn có quyền yêu cầu đến ủy ban nhân dân hoặc khởi kiện ra Tòa án để tòa án giải quyết.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691