Hệ thống pháp luật

Ý nghĩa của việc phân loại thuế

Ngày gửi: 15/01/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL39770

Câu hỏi:

Việc phân loại thuế có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà lập pháp và hành pháp. Việc phân loại thuế sẽ giúp cho cơ quan quản lý thuế quản lý được vấn đề nộp thuế của người tham gia nộp thuế.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định.

Thuế có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế – xã hội của quốc gia. Việc phân loại thuế có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà lập pháp, hành pháp.

Việc phân loại thuế có ý nghĩa trên những phương diện sau:

1. Trong hoạt động lập pháp

Việc phân loại thuế thành thuế trực thu và thuế gián thu sẽ giúp các nhà lập pháp tìm ra được những phương thức điều tiết riêng, từ đó xây dựng được các sắc thuế phù hợp với mục đích điều tiết, phản ánh được phạm vi tác động của sắc thuế đó. Để đảm bảo tính công bằng điều tiết thu nhập thì cần gia tăng các loại thuế trực thu nhưng để đảm bảo nguồn thu ổn định cho nhà nước thì lại cần gia tăng các loại thuế gián thuế. Vấn đề là phải cân bằng được lợi ích của Nhà nước và người nộp thuế.

Ví dụ: thuế trực thu có hạn chế lớn là dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế hoặc dễ xảy ra tình trạng trốn lậu thuế nếu quy định mức thuế suất cao, vậy cần phải điều chỉnh mức thuế suất sao cho đảm bảo được mục đích điều tiết của loại thuế này.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

2. Trong công tác tổ chức hành thu

Việc phân loại thuế có ý nghĩa trong việc tổ chức thu thuế với mỗi loại thuế sẽ xác định được phạm vi người nộp thuế, nguyên tắc đánh thuế, đối tượng tính thuế, căn cứ tính thuế, cách thức tính thuế…từ đó có biện pháp thu thuế phù hợp. Qua đó, phân địh thẩm quyền của các cơ quan hành thu thuế từ đó có biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả. Ví dụ: đối với thuế trực thu việc theo dõi tính toán và thu thuế phức tạp, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân với diện thu thuế rộng và phân tán. Vì vậy, nếu không có biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả thì dễ dẫn đến hạn chế tác dụng của loại thuế này trong việc tập trung số thu đầy đủ, kịp thời về cho Ngân sách Nhà nước.

Đối với loại thuế trực thu sẽ dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế hoặc dễ xảy ra tình trạng trốn, lậu thuế. Còn đối với loại thuế gián thu thì người nộp thuế không có gánh nặng về thuế việc nộp thuế sẽ như một tất yếu khi sử dụng, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn