Hệ thống pháp luật

Yêu cầu cấp dưỡng khi không đăng ký kết hôn

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL35408

Câu hỏi:

Chào Luật sư! Tôi và bạn trai có quan hệ chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn. Nay tôi mang bầu và yêu cầu anh ấy đăng ký kết hôn nhưng anh ấy từ chối. Nếu tôi sinh con, anh ấy có phải chịu trách nhiệm cấp dưỡng cho đứa trẻ không và nếu trốn tránh cấp dưỡng thì có bị pháp luật xử lý không? Cảm ơn Luật sư!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Khoản 1 Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Khoản 3 Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này:

a) Cha, mẹ, con, người giám hộ;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Từ các quy định được viện dẫn ở trên, bạn có thể nộp đơn yêu cầu tòa án xác định cha cho con. Nếu tòa án xác định bạn trai của bạn là cha của đứa trẻ, bạn có quyền yêu cầu anh ấy thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Trường hợp người này cố tình trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, bạn có quyền yêu cầu tòa án buộc bạn trai của bạn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Khoản 1 Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự không quy định trực tiếp biện pháp xử phạt đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.

Tuy nhiên hành vi này được quy định chung tại Điểm a Khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP. Theo đó, Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Ngoài ra, người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì chịu truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 152 Bộ luật hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung. Người bị truy cứu về tội này bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha con

– Có phải cấp dưỡng khi ly hôn cho con được sinh bằng thụ tinh nhân tạo?

– Quy định của pháp luật về phương thức cấp dưỡng

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

Khai sinh cho con theo họ bố khi không có đăng ký kết hôn?

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn