Thủ tục hành chính: Yêu cầu đề nghị trợ giúp pháp lý - Bạc Liêu
Thông tin
Số hồ sơ: | T-BLI-123989-TT |
Cơ quan hành chính: | Bạc Liêu |
Lĩnh vực: | Trợ giúp pháp lý |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bạc Liêu |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bạc Liêu |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | Không |
Cách thức thực hiện: | Trụ sở cơ quan HC |
Thời hạn giải quyết: | Tư vấn: đối với vụ việc tư vấn đơn giản thì tư vấn ngay, trừ trường hợp chưa thể tư vấn ngay vì vụ việc phức tạp cần xác minh thêm thì người thực hiện tư vấn ra phiếu hẹn về thời gian tư vấn hoặc trả lời bằng văn bản; Tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng: Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hoàn tất Trung tâm trợ giúp pháp lý sẽ ra quyết định tiếp nhận vụ việc.Trong 03 ngày làm việc |
Đối tượng thực hiện: | Cá nhân |
Kết quả thực hiện: | Văn bản chấp thuận |
Tình trạng áp dụng: | Không còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật |
Bước 2: | Nộp hồ sơ tại Phòng tiếp dân của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bạc Liêu (số 6, Nguyễn Tất Thành, phường 1, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu). • Người được trợ giúp pháp lý phải có đơn yêu cầu hoặc gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý trình bày và có giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý kèm theo bản chính các lọai giấy tờ đúng đối tượng để được trợ giúp pháp lý (để đối chiếu). • Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các nội dung có liên quan đến đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và chỉ thụ lý khi vụ việc có đủ các điều kiện sau đây: * Người có yêu cầu trợ giúp pháp lý thuộc diện người được trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý và được quy định chi tiết tại Điều 2 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý. * Nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý phù hợp với quy định tại Điều 5 Luật Trợ giúp pháp lý. * Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 26 Luật Trợ giúp pháp lý. * Yêu cầu trợ giúp pháp lý không thuộc trường hợp phải từ chối theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Trợ giúp pháp lý. • Người tiếp nhận khi thụ lý vụ việc phải ghi vào Sổ theo dõi, tổng hợp vụ việc trợ giúp pháp lý và tiến hành trợ giúp pháp lý hoặc báo cáo lãnh đạo tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phân công người thực hiện trợ giúp pháp lý (Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý hoặc luật sư, tư vấn viên pháp luật). Sổ theo dõi, tổng hợp vụ việc trợ giúp pháp lý theo Mẫu số 01-TP-TGPL ban hành kèm theo Thông tư 05/2008/TT-BTP ngày 23/09/2008 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý (sau đây gọi tắt là Thông tư 05/2008/TT-BTP). • Trong trường hợp người có yêu cầu còn thiếu những giấy tờ chứng minh là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý hoặc giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý, người tiếp nhận phải hướng dẫn họ cung cấp bổ sung các giấy tờ, tài liệu có liên quan để vụ việc được thụ lý. Sau khi đã nhận đủ các giấy tờ, tài liệu bổ sung hoặc có cơ sở xác minh thì làm thủ tục thụ lý. Trong các trường hợp khẩn cấp, bất khả kháng mà chưa thể cung cấp đủ giấy tờ hoặc do vụ việc trợ giúp pháp lý đã sắp hết thời hiệu hoặc có các lý do khác đòi hỏi phải làm ngay để tránh gây thiệt hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý thì người tiếp nhận thụ lý và hướng dẫn người được trợ giúp bổ sung các giấy tờ cần thiết. • Người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm sao chụp 01 bản từ bản chính hoặc tiếp nhận bản sao giấy tờ chứng minh thuộc diện người được trợ giúp pháp lý để lưu giữ trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý để kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết. Trong trường hợp vì lý do khách quan mà không thể sao chụp từ bản chính thì phải ghi lại ký hiệu, số, ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp giấy tờ đó vào phần dưới đơn và yêu cầu người có yêu cầu sao chụp gửi sau. • Trong trường hợp từ chối thụ lý, người tiếp nhận phải nêu rõ lý do bằng văn bản cho người có yêu cầu biết. Nếu vụ việc thuộc một trong các trường hợp phải từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 45 Luật Trợ giúp pháp lý, người tiếp nhận đơn phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người có yêu cầu biết. Thông báo về việc từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý theo Mẫu số 20-TP-TGPL ban hành kèm theo Thông tư 05/2008/TT-BTP. |
Bước 3: | Sau khi kiểm tra yêu cầu trợ giúp pháp lý đúng theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành, thì tiến hành tiếp nhận. • Đối với vụ việc Tư vấn: * Tại trụ sở, sau khi thụ lý vụ việc yêu cầu tư vấn pháp luật, người tiếp nhận phải tư vấn ngay, trừ các trường hợp chưa thể tư vấn được ngay vì vụ việc phức tạp cần xác minh thêm thì người tiếp nhận viết Phiếu hẹn về thời gian để tư vấn sau hoặc trả lời bằng văn bản. Phiếu hẹn theo Mẫu số 03-TP-TGPL ban hành kèm theo Thông tư 05/2008/TT-BTP. * Vụ việc có thể tư vấn pháp luật ngay là vụ việc đơn giản, chỉ hướng dẫn, giải đáp, cung cấp thông tin pháp luật liên quan đến một lĩnh vực pháp luật hoặc thuộc thẩm quyền giải quyết của một cơ quan, tổ chức, không phải mất nhiều thời gian nghiên cứu về các tình tiết của vụ việc, không có các vấn đề cần phải xác minh thêm. * Vụ việc phải tư vấn sau vì phức tạp là vụ việc có liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật, có nhiều đối tượng, có liên quan đến nhiều cơ quan, ban ngành hoặc có nhiều tình tiết, đã được giải quyết nhiều lần hoặc do nhiều cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cần có thời gian nghiên cứu các quy định của pháp luật và hồ sơ vụ việc hoặc cần phải xác minh, đánh giá thêm các tình tiết của vụ việc. * Kết quả tư vấn được thể hiện dưới hình thức Phiếu thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc văn bản tư vấn pháp luật. Phiếu hoặc văn bản tư vấn phải có các nội dung chính như: ngày, tháng, năm tiếp nhận đơn; nội dung yêu cầu trợ giúp pháp lý và nội dung đã tư vấn, thông tin, giải đáp, hướng dẫn đã cung cấp; người thực hiện trợ giúp pháp lý ký và ghi rõ họ tên. Phiếu thực hiện trợ giúp pháp lý, văn bản tư vấn pháp luật được lập thành 02 (hai) bản, một bản photocoppy giao cho người được trợ giúp pháp lý có chữ ký của người thực hiện trợ giúp pháp lý, bản chính được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc. Phiếu thực hiện trợ giúp pháp lý theo Mẫu số 04-TP-TGPL ban hành kèm theo Thông tư 05/2008/TT-BTP. * Việc tư vấn pháp luật phải phù hợp với quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý, được lập thành hồ sơ vụ việc theo quy định tại Mục III Phần A Thông tư 05/2008/TT-BTP. * Đối với người có yêu cầu thông qua thư tín, fax được tư vấn theo yêu cầu qua điện thoại hoặc trả lời bằng văn bản hoặc mời đến trụ sở để tư vấn trực tiếp. Nếu người có yêu cầu không gửi kèm theo giấy tờ chứng minh thuộc diện được trợ giúp pháp lý hoặc các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hướng dẫn họ cung cấp đầy đủ các giấy tờ, tài liệu đó để làm cơ sở thụ lý giải quyết vụ việc. Thời hạn thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý được tính từ thời điểm người có yêu cầu cung cấp đủ các giấy tờ, tài liệu nêu trên. * Tư vấn pháp luật qua điện thoại áp dụng trong trường hợp vụ việc trợ giúp pháp lý đã được thụ lý hoặc vụ việc mới mà người có yêu cầu đề nghị tư vấn thông qua điện thoại. Đối với vụ việc tư vấn đơn giản, chưa thụ lý mà người tiếp nhận yêu cầu có thể thực hiện được ngay thì tư vấn ngay cho họ nhưng trước khi thực hiện tư vấn phải đề nghị họ cung cấp rõ các thông tin về họ, tên, nhân thân, địa chỉ và ghi vào Sổ trực điện thoại. Nếu vụ việc tư vấn phức tạp thì hướng dẫn người có yêu cầu trực tiếp đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý để có điều kiện cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định. Nội dung tư vấn pháp luật qua điện thoại phải được thể hiện trong Sổ theo dõi, tổng hợp vụ việc trợ giúp pháp lý dưới dạng hỏi, đáp. * Việc tư vấn pháp luật tại trụ sở, qua điện thoại, thư tín của các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý phải tuân thủ các quy định chung về trình tự, thủ tục và lập hồ sơ vụ việc như trên. • Đối với vụ việc tham gia tố tụng: * Giám đốc Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh ra quyết định cử Trợ giúp viên pháp lý hoặc luật sư cộng tác viên tham gia tố tụng cho người có yêu cầu để bào chữa, đại diện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng. * Quyết định cử Trợ giúp viên pháp lý hoặc luật sư cộng tác viên tham gia tố tụng theo Mẫu TP-TGPL-4A tại Quyết định số 03/2007/QĐ-BTP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành một số biểu mẫu dùng trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Quyết định cử người tham gia tố tụng được gửi cho người được cử, người có yêu cầu, cơ quan tiến hành tố tụng, lưu văn thư và lưu trong hồ sơ vụ việc. * Khi tham gia tố tụng, Trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên có trách nhiệm thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý phù hợp với nội dung, phạm vi yêu cầu và tuân thủ pháp luật về trợ giúp pháp lý và pháp luật tố tụng. Việc tham gia tố tụng phải được lập thành hồ sơ vụ việc theo quy định tại Mục III Phần A Thông tư 05/2008/TT-BTP. • Đối với vụ việc đại diện ngoài tố tụng: * Giám đốc Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh ra quyết định cử Trợ giúp viên pháp lý hoặc luật sư cộng tác viên thực hiện đại diện ngoài tố tụng cho người có yêu cầu. Quyết định ghi rõ căn cứ cử người thực hiện đại diện ngoài tố tụng và phạm vi đại diện cho người có yêu cầu. Quyết định cử người đại diện ngoài tố tụng được gửi cho người được cử, người có yêu cầu, cơ quan, tổ chức có liên quan, lưu văn thư và lưu trong hồ sơ vụ việc. Quyết định cử người đại diện ngoài tố tụng theo Mẫu số 07-TP-TGPL ban hành kèm theo Thông tư 05/2008/TT-BTP. * Trong trường hợp cần phải thay đổi người đã được cử đại diện ngoài tố tụng, Giám đốc Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh ra quyết định cử người thay thế và gửi để thông báo cho cơ quan, tổ chức đang thụ lý vụ việc biết và lưu theo quy định. Quyết định thay đổi người đại diện ngoài tố tụng theo Mẫu số 08-TP-TGPL ban hành kèm theo Thông tư 05/2008/TT-BTP. * Khi thực hiện đại diện ngoài tố tụng, người được cử có trách nhiệm thực hiện vụ việc phù hợp với phạm vi yêu cầu và tuân thủ các quy định của pháp luật. Việc thực hiện đại diện ngoài tố tụng phải được lập thành hồ sơ vụ việc theo quy định tại Mục III Phần A Thông tư 05/2008/TT-BTP. * Thời gian hoàn trả kết quả: Sáng từ 7 giời đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ). |
Thành phần hồ sơ
• Đối với vụ việc Tư vấn: * Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (theo mẫu). * Giấy xác nhận đúng đối tượng theo Điều 10 luật trợ giúp pháp lý và Điều 2 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP. * Các tài liệu liên quan đến vụ việc tư vấn. * Phiếu thực hiện tư vấn (theo mẫu). • Đối với vụ việc tham gia tố tụng: * Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (theo mẫu). * Giấy xác nhận đúng đối tượng theo Điều 10 luật trợ giúp pháp lý và Điều 2 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP. * Các tài liệu liên quan đến vụ việc yêu cầu tham gia tố tụng. * Quyết định cử trợ giúp viên pháp lý hoặc luật sư cộng tác viên pháp lý tham gia tố tụng (theo mẫu). • Đối với vụ việc đại diện ngoài tố tụng: * Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (theo mẫu). * Giấy xác nhận đúng đối tượng theo Điều 10 luật trợ giúp pháp lý và Điều 2 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP. * Các tài liệu liên quan đến vụ việc yêu cầu đại diện ngoài tố tụng. * Quyết định cử trợ giúp viên pháp lý hoặc luật sư cộng tác viên pháp lý thực hiện đại diện ngoài tố tụng (theo mẫu). |
Số bộ hồ sơ: 1 bộ |
Các biểu mẫu
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Văn bản quy định |
---|---|
Đơn đề nghị trợ giúp pháp lý
Tải về |
1. Thông tư 05/2008/TT-BTP hướng dẫn về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý do Bộ Tư pháp ban hành |
Phí và lệ phí
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
Văn bản công bố thủ tục
1. Quyết định 345/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính bãi bỏ thuộc phạm vi giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu |
Thủ tục hành chính liên quan
Thủ tục hành chính liên quan nội dung
1. Kiến nghị về việc giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý - Bạc Liêu |
2. Phiếu yêu cầu xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý - Bạc Liêu |
3. Cử người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia hòa giải - Bạc Liêu |
Lược đồ Yêu cầu đề nghị trợ giúp pháp lý - Bạc Liêu
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!