BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/BC-BCT | Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2013 |
BÁO CÁO
CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2012 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2013
Thực hiện công văn số 2176/TTCP-C.IV ngày 15 tháng 8 năm 2011 của Thanh tra Chính phủ và công văn số 437/VPBCĐ-V.Vl ngàv 03 tháng 10 năm 2011 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng về thực hiện chế độ báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng, Bộ Công Thương báo cáo như sau:
Năm 2012 việc triển khai công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ Công Thương có đặc điểm là gắn với yêu cầu kiểm điểm phê bình, tự phê bình theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Ủy ban kiểm tra Trung ương kiểm tra trách nhiệm Bộ Công Thương trong việc thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; hoạt động của các cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ tại một số Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty trong ngành (Điện lực, Dầu khí, Thép...).
I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
1. Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng
a. Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Năm 2012, Bộ Công Thương tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền phổ biến, quán triệt pháp luật về phòng, chống tham nhũng gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI với nhiều hình thức: mở lớp, kết hợp trong các hội nghị tổng kết, chuyên môn, đoàn thể, học tập Nghị quyết của Đảng, giao ban, nói chuyện chuyên đề có sự lồng ghép nội dung về phòng, chống tham nhũng; báo chí của Ngành, mạng thông tin điện tử của Bộ đăng tải chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm phổ biến phương hướng, nhiệm vụ, quán triệt quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng tới cán bộ, công chức, công nhân, viên chức trong ngành.
Bộ Công Thương tổ chức 2 Hội nghị quán triệt Luật Thanh tra 2010, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, các văn bản có liên quan và Nghị định số 68/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của thủ trưởng, cán bộ làm công tác thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng các Tập đoàn Kinh tế, Tổng công ty, Công ty, Trường, Viện thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phối hợp với Đảng ủy Bộ Công Thương tổ chức 4 Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI), 4 buổi nghe nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng” tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho cán bộ, công chức, đảng viên trong Cơ quan Bộ và các tổ chúc đảng cơ sở thuộc Đảng bộ Bộ Công Thương.
Triển khai Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng từ năm 2012 đến năm 2016 của Bộ Công Thương (Quyết định số 1620/QĐ-BCT ngày 30 tháng 3 năm 2012), cùng với việc thực hiện kiểm điểm phê bình và tự phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI).
Theo báo cáo của các đơn vị, trong năm 2012, số lượt người được tham gia các lớp tập huấn quán triệt pháp luật về phòng, chống tham nhũng là 6.950 người, tăng hơn 2.300 người 30 với năm trước.
b. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Năm 2012, công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Bộ Công Thương gắn với việc triển khai kiểm điểm, tự phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI).
Đến nay việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) của Đảng bộ Bộ Công Thương đã cơ bản hoàn thành theo kế hoạch. Kết quả đánh giá: đội ngũ cán bộ, đảng viên từ Bộ đến cơ sở đã từng bước trưởng thành, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao, trung thành với lý tưởng cách mạng, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tập thể đảng ủy các cấp luôn bám sát và thực hiện đúng Cương lĩnh, Điều Lệ, Nghị quyết của Đảng, đoàn kết, quan tâm đến công tác tuyên truyền, quán triệt Chỉ thị, Nghị quyết, chính sách, chủ trương của Đảng, nguyên tắc “Tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách”. Tuy nhiên, một số cá nhân ở một số đơn vị còn chạy theo lợi ích cá nhân, công tác cán bộ còn chưa chất lượng, trách nhiệm người đứng đầu chưa cao. Qua kiểm điểm, tự phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 mặc dù chưa phát hiện trường hợp sai phạm, nhưng đã có tính răn đe, góp phần củng cố tư tưởng cách mạng, điều chỉnh đạo đức, lối sống, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc chấp hành nghiêm kỷ luật; kỷ cương của Đảng, nhất là trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Việc tổ chức, chỉ đạo, rà soát, ban hành văn bản thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng ở Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện có nền nếp, bài bản. Trong năm 2012, Bộ Công Thương đã ban hành 59 văn bản liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, trong đó đáng chú ý là các văn bản về: chuẩn mực đạo đức cán bộ, đảng viên, người lao động tại các cơ quan, đơn vị trong Đảng bộ Bộ Công Thương; Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2012 của Bộ Công Thương; Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4; Kế hoạch hành động khắc phục những hành vi tham nhũng trong hoạt động khoáng sản và tăng cường kỷ luật kỷ cương trong thi hành công vụ... (danh mục cụ thể các văn bản ban hành trong năm 2012 kèm theo).
2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng
- Việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan; đơn vị
Bộ Công Thương đẩy mạnh việc công khai minh bạch trong hoạt động của Bộ và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ nghiêm túc thực hiện nguyên tắc, nội dung và hình thức công khai minh bạch trong hoạt động của đơn vị, gắn với cải cách thủ tục hành chính, triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI).
Trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Bộ Công Thương luôn rà soát, bổ sung, điều chỉnh và thông tin kịp thời.
Ngày 24 tháng 8 năm 2012, Bộ Công Thương và Đài truyền hình Việt Nam đã tổ chức ký kết Thỏa thuận phối hợp công tác tuyên truyền thông tin.
Theo báo cáo, công tác công khai, minh bạch trong hoạt động tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Công Thương được quan tâm, thực hiện theo các quy chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trong năm 2012, số cơ quan, tổ chức, đơn vị được kiểm tra là 30, tăng 12 đơn vị so với năm trước, trong đó có 9 đơn vị được Bộ kiểm tra, kết quả kiểm tra chưa phát hiện vi phạm.
- Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các quy định về chế độ, định mức tiêu chuẩn
Bộ Công Thương đã chủ động rá soát, bổ sung, sửa đổi, ban hành mới các thông tư, quyết định về quy hoạch, định mức, tiêu chuẩn thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương tạo điều kiện ngày càng thuận lợi cho sản xuất, lưu thông hàng hóa; các văn bản về sử dụng với ngân sách, mua sắm sử dụng tài sản công, đầu tư xây dựng cơ bản, chế độ hội họp, chỉ tiêu nội bộ, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức giúp các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Tại các đơn vị thuộc Bộ, việc rà soát bổ sung, sửa đổi, ban hành mới các quy chế có sự kết hợp chặt chẽ giữa lãnh đạo đơn vị và các tổ chức đoàn thể giúp công tác quản lý, điều hành được thống nhất, đồng thuận, đoàn kết trong hoạt động của đơn vị.
- Việc cán bộ, công chức, viên chức nộp lại quà tặng
Theo báo cáo của các đơn vị, trong dịp tết Nguyên Đán 2012 và trong năm 2012, chưa phát hiện cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm Quy chế tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng.
- Việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, các quy tắc đạo đức nghề nghiệp
Cùng với cải cách hành chính, việc thực hiện nghiêm túc các quy định theo Quy chế văn hóa công sở, Chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên, người lao động tại các cơ quan, đơn vị của Bộ Công Thương nên phong cách giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức Cơ quan Bộ đã tạo thuận lợi cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân đến làm việc tại Bộ Công Thương.
- Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày 09 tháng 3 năm 2012, Bộ Công Thương ban hành văn bản số 1922/BCT-TCCB báo cáo Bộ Nội vụ tình hình thực hiện Nghị định số 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ của Bộ Công Thương năm 2011. Số cán bộ, công chức, viên chức được chuyển đến vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng năm 2011 của Bộ Công Thương là 1.879 người.
Ngày 10 tháng 12 năm 2012, Bộ Công Thương ban hành văn bản số 11924/BCT-TCCB yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ triển khai đánh giá công chức và chuyển đổi vị trí công tác năm 2012.
- Việc thực hiện các quy định về minh bạch tài sản và thu nhập
Thực hiện Nghị định số 68/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập; ngày 03 tháng 4 năm 2012, Bộ Công Thương đã có Báo cáo số 30/BC-BCT về kết quả kê khai tài sản thu nhập năm 2011 theo quy định. Kết quả kê khai tài sản, thu nhập năm 2011 của Bộ Công Thương: Tổng số phải kê khai lần đầu 1.950 người, số đã kê khai lần đầu 1.946 người, Tổng số phải kê khai bổ sung 9.464 người, số đã kê khai bổ sung 9.454 người.
Ngày 10 tháng 12 năm 2012, Bộ Công Thương ban hành văn băn số 11924/BCT-TCCB yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ triển khai công tác kê khai tài sản và báo cáo theo quy định.
- Việc thực hiện cải cách hành chính
Bộ Công Thương tiếp tục sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ theo thẩm quyền những văn bản không còn phù hợp hoặc đã hết hiệu lực theo đúng lộ trình cải cách đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương, thực hiện kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
Năm 2012 là năm tiếp tục triển khai thực hiện cải cách hành chính của Bộ Công Thương (giai đoạn 3) một cách thiết thực, cụ thể và hiệu quả (xem danh mục các văn bản và hoạt động về cải cách hành chính kèm theo).
- Việc tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
Năm 2012, Bộ Công Thương tập trung ứng dụng công nghệ thông tin vào hiện đại hóa thủ tục hành chính đối với những lĩnh vực quan trọng và có liên quan, tác động đến nhiều tổ chức, cá nhân. Kết quả đến nay, cơ bản các đơn vị trong Bộ đã ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý công việc liên quan đến thủ tục hành chính.
Tháng 3 năm 2012, Cơ quan Bộ Công Thương và Trung tâm Chứng nhận phù hợp (Quacert) đã triển khai đánh giá giám sát lần 2 việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2003, Chương trình 5S;
Ngày 08 tháng 02 năm 2012, Bộ Công Thương tổ chức khai trương Trang thông tin điện tử tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính.
- Việc đổi mới phương thức thanh toán, trả lương qua tài khoản
Cơ quan Bộ Công Thương đã thực hiện việc chi trả qua tài khoản đối với tất cả các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho cán bộ, công chức. Qua báo cáo, phần lớn các đơn vị thuộc Bộ đã thực hiện việc chi trả lương qua tài khoản cho cán bộ, công nhân viên.
Đánh giá chung, trong năm 2012 Bộ Công Thương tiếp tục quan tâm và triển khai có nền nếp các quy định của pháp luật, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương, Thanh tra Chính phủ về phòng, chống tham nhũng, gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện các nghị quyết Trung ương khóa XI, nhằm đảm bảo công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ phục vụ công tác quản lý, góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012.
3. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng
- Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua hoạt động tự kiểm tra nội bộ thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan, đơn vị.
Theo báo cáo của các đơn vị thuộc Bộ, số cuộc kiểm tra năm 2012 là 142 cuộc, tăng hơn 17 cuộc so với cùng kỳ năm trước, trong đó Bộ Công Thương thực hiện 9 cuộc.
Thực hiện xử lý sau thanh tra được Bộ Công Thương đặc biệt chú trọng. Trong năm 2012 Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tổng công ty cổ phần Xây dựng Công nghiệp Việt Nam xem xét xử lý kỷ luật ông Nguyễn Văn Thuấn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây lắp điện 2 - Đại diện chủ sở hữu phần vốn của Tổng công ty tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây lắp điện 2 vì đã vi phạm quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Doanh nghiệp nhà nước trong thời gian đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty (Tổng công ty đã có Quyết định số 115/QĐ-VINAINCON-HĐQT ngày 31 tháng 7 năm 2012 xử lý kỷ luật ông Nguyễn Văn Thuấn với hình thức khiển trách); tham gia họp kiểm điểm Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam và Tổng công ty Giấy Việt Nam theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; giải quyết một số nội dung còn tồn đọng tại Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty Dầu, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
- Kết quả công tác thanh tra và việc phát hiện, xử lý tham nhũng qua hoạt động thanh tra, kiểm tra
Triển khai Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2012, Bộ Công Thương thành lập 12 đoàn thanh tra theo kế hoạch (3 đoàn về chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; 6 đoàn về kinh tế - xã hội và 3 đoàn về thực hiện quy hoạch điện lực); 1 đoàn thanh tra đột xuất về công tác tuyển sinh, công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ và thu chi tài chính tại Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai đúng quy định, tuy chưa phát hiện vụ việc tham nhũng, nhưng đã giúp các đơn vị được thanh tra, kiểm tra chỉnh đốn công tác quản lý, tăng cường hơn hoạt động phòng, chống tham nhũng theo quy định (Đối với các vụ việc liên quan đến tham nhũng xảy ra được phát hiện trong năm 2012 tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam không đưa vào báo cáo).
- Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc phát hiện, xử lý tham nhũng qua giải quyết khiếu nại, tố cáo
Trong năm 2012, Bộ Công Thương đã tiếp 38 lượt người, trong đó có 8 vụ đông người đến phòng tiếp công dân của Bộ để khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị. Nội dung chủ yếu liên quan đến các vấn đề như: giải quyết chế độ cho người lao động, ô nhiễm môi trường, thu giữ hàng hóa lưu thông và tố cáo một số nội dung liên quan đến lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ. Các trường hợp khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân được cán bộ tiếp công dân lắng nghe, giải thích và hướng dẫn công dân đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tổng số đơn thư nhận được là 367 đơn, trong đó: khiếu nại 42 đơn, tố cáo, phản ánh và kiến nghị 325 đơn. Số đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ là 122 đơn, trong đó: tố cáo, phản ánh, kiến nghị 115 đơn, khiếu nại 7 đơn. Số đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các đơn vị thuộc Bộ là 135 đơn, trong đó: tố cáo, phản ánh, kiến nghị 122 đơn, khiếu nại 13 đơn. Số đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác 110 đơn, trong đó: tố cáo, phản ánh, kiến nghị 88 đơn, khiếu nại 22 đơn. Các đơn đã được xem xét, giải quyết hoặc chuyển đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Theo báo cáo của các đơn vị thuộc Bộ, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các đơn vị đã được duy trì nền nếp, có nội quy, quy chế tiếp công dân và thực hiện tiếp công dân theo quy định. Thủ trưởng các đơn vị đã chú trọng chỉ đạo, xem xét, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Bộ Công Thương thành lập 4 đoàn xác minh đơn: đơn tố cáo có nội dung liên quan đến Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc lá Thăng Long thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đơn liên quan đến Tổng công ty Dầu Việt Nam thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo yêu cầu của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; đơn có nội dung liên quan đến Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu; đơn tố cáo có nội dung liên quan đến Viện Nghiên cứu Da giầy. Bộ đã thực hiện đúng quy định và ban hành kết luận xác minh.
Năm 2012, Bộ Công Thương được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm tra công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Bộ Nội vụ thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách tiền lương; Kiểm toán Nhà nước kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2011, Kết quả thanh tra, kiểm tra của các Đoàn đánh giá Bộ Công Thương; cơ bản đã thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước, chưa phát hiện vụ việc tiêu cực, tham nhũng.
4. Kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và Kế hoạch thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng
Triển khai công văn số 1886/TTCP-C.IV ngày 19 tháng 7 năm 2011 của Thanh tra Chính phủ, Bộ Công Thương đã tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện - Luật Phòng, chống tham nhũng và sơ kết giai đoạn thứ nhất Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2011, đôn đốc các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2 đến 2016.
Ngày 15 tháng 3 năm 2012, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Bộ Công Thương phối hợp cùng Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tổ chức cuộc họp về xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012, Kế hoạch thực hiện Chiến lược phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2 (2011 - 2016) của Tập đoàn với sự tham dự của đại diện Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Cục Phòng, chống tham nhũng Thanh tra Chính phủ, Tổng cục Năng lượng, Vụ Công nghiệp nặng, Thanh tra Bộ Công Thương.
Theo Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 5 khóa XI. Bộ Công Thương đã dự thảo, chuẩn bị ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2 (2012 - 2016) của Bộ Công Thương.
5. Phát huy vai trò của xã hội, hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng
- Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phòng chống tham nhũng
- Để phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội tại Cơ quan Bộ và các đơn vị trong công tác phòng chống tham nhũng, Bộ đã phối hợp chặt chẽ, phát huy vai trò của các tổ chức này thông qua việc thực hiện chức năng giám sát hoạt động quản lý của Bộ, động viên quần chúng, tổ chức đoàn thể tích cực tham gia vào công tác này góp phần thiết thực trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Ngày 03 tháng 01 năm 2012; Bộ Công Thương - Công đoàn Công Thương Việt Nam ban hành Chỉ thị số 01/CTLT BCT-CĐCT về tổ chức phong trào thi đua năm 2012;
Ngày 15 tháng 5 năm 2012 tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Công đoàn Bộ tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Công Thương nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch công tác và quy chế dân chủ ở cơ quan năm 2011 và đề ra nhiệm vụ năm 2012 đối với cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Công Thương với những trọng tâm: Tập trung tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng; đẩy mạnh công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện; tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính một cách toàn diện và đồng bộ; thực hiện tốt cơ chế một cửa trong công tác cấp phép và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của Cơ quan Bộ; thường xuyên quán triệt cán bộ, công chức trong toàn cơ quan nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, doanh nghiệp, giữ vững kỷ cương công nghiệp, xây dựng nếp sống văn hóa công sở, đoàn kết thân ái, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau; thực hiện nghiêm túc Luật phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Chương trình hành động về phòng, chống tham nhũng; chú trọng đôn đốc, giám sát kết quả công tác của từng cá nhân và tập thể.
Các cơ quan báo chí của Bộ thường xuyên cập nhật, đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật và thông tin về các hoạt động phòng, chống tham nhũng trong ngành, chủ động phối hợp, tiếp cận với các cơ quan, đơn vị để thu thập đưa tin về công tác phòng ngừa, phát hiện xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực và kịp thời nêu gương điển hình tốt trong đấu tranh chống tham nhũng, tạo dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ các hoạt động phòng, chống tham nhũng, định hướng dư luận, tạo đồng thuận giữa doanh nghiệp và nhân dân trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng là pháp luật của Nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng ngừa tham nhũng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
- Về hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng:
Ngày 25 tháng 5 năm 2012, Bộ Công Thương làm việc với Đoàn Cơ quan Thanh tra Bộ Kinh tế tri thức Hàn Quốc theo nội dung Bản ghi nhớ ký giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế trí thức Hàn Quốc ngày 08 tháng 11 năm 2010 về hợp tác phòng, chống tham nhũng và hai Bên đã nhất trí cao việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng;
Tháng 6 năm 2012, Bộ Công Thương cử đoàn công tác sang làm việc với Bộ Kinh tế tri thức Hàn Quốc để trao đổi những kiến thức, kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động thanh tra, phòng chống tham nhũng, các biện pháp quản lý công chức trong thực thi công vụ;
Tháng 7 năm 2012, Bộ Công Thương cử đoàn công tác sang trao đổi nghiệp vụ về thanh tra và phòng, chống tham nhũng tại Ucraina và Cộng hòa Liên bang Nga;
Ngày 19 và 20 tháng 9 năm 2012, Bộ Công Thương tham gia đối thoại phòng, chống tham nhũng trong quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản do Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương và Thanh tra Chính phủ tổ chức;
Ngày 06 tháng 12 năm 2012, Bộ Công Thương tham gia đối thoại lần thứ 11 về phòng, chống tham nhũng với các nhà tài trợ quốc tế do Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng phối hợp tổ chức.
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THAM NHŨNG, CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG VÀ KIẾN NGHỊ
1. Đánh giá tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng
Năm 2012, Bộ Công Thương đã bám sát phương hướng nhiệm vụ, kế hoạch công tác chung của Bộ, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương, Thanh tra Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện kiểm điểm, tự phê bình theo Nghị quyết Trung ương khóa XI để chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ. Hoạt động phòng, chống tham nhũng của Bộ được duy trì thường xuyên, nền nếp; công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được tăng cường, trong đó công tác tự kiểm tra nội bộ được các đơn vị thuộc Bộ chú trọng hơn. Tuy nhiên, công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ Công Thương còn một số hạn chế:
- Công tác phòng, chống tham nhũng tại một số đơn vị còn chưa được quan tâm đúng mức, đầy đủ, còn mang tính hình thức;
- Thực hiện một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng ở một vài cơ quan, đơn vị chưa đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ đặt ra như việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức hoặc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xẩy ra tham nhũng;
- Việc phát hiện tham nhũng còn ít.
Những tồn tại, hạn chế trên chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên ngành Công Thương tuy đã được quan tâm, nhưng về nội dung và cách thức triển khai chưa được đổi mới kịp thời và phù hợp; ở một số đơn vị, công tác này còn chưa được coi trọng đúng mức, việc tổ chức học tập, nghiên cứu các quy định pháp luật, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng còn mang tính hình thức, dẫn tới việc nhận thức của một số bộ phận cán bộ, đảng viên trong công tác phòng chống tham nhũng còn hạn chế;
- Tính tiên phong, gương mẫu, sự quyết tâm, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình trong phòng, chống tham nhũng của một số người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa quyết liệt; một số tổ chức, đơn vị chưa chủ động, tích cực trong chỉ đạo triển khai các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
- Công tác cán bộ tại một số đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tiêu chuẩn cán bộ và chất lượng quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ chưa cao;
- Công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở một số đơn vị chưa được chú trọng làm thường xuyên; một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện cá nhân, đấu tranh với các vi phạm còn nể nang, chưa kiên quyết;
- Thiếu sự phối hợp và trao đổi thông tin chặt chẽ giữa các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong việc nâng cao hiệu quả phát hiện tham nhũng.
Bộ Công Thương là Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, hoạt động của các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh tham nhũng, trong đó, tập trung ở những lĩnh vực: phân bổ, quản lý ngân sách, cấp giấy phép, thực thi công vụ tại Cơ quan Bộ; quản lý dự án, mua sắm tài sản, sử dụng vốn, thực hiện các quy định về môi trường, chính sách an sinh xã hội tại các doanh nghiệp; công tác tuyển sinh, đào tạo, thu chi học phí tại các trường.
Thời gian tới, Bộ Công Thương tăng cường hơn nữa về hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp và trao đổi thông tin giữa các tổ chức, cơ quan, đơn vị và quần chúng trong việc phát hiện tham nhũng, thực hiện tốt công tác đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ đúng chất lượng, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu khi để đơn vị do mình quản lý xảy ra tiêu cực tham nhũng gắn với tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa 4).
2. Kiến nghị
Thực hiện Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Bộ Công Thương kiến nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ sớm có hướng dẫn về thanh tra, kiểm tra, báo cáo, thông tin về phòng, chống tham nhũng đối với các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91 thuộc quản lý của Bộ Công Thương.
III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2013
Đặc điểm tình hình và yêu cầu của năm 2013
Năm 2013, Bộ Công Thương tiếp tục triển khai thực hiện kết quả kiểm điểm theo Nghị quyết trung ương 4 (khóa XI); triển khai Luật Phòng, chống tham nhũng bổ sung, sửa đổi năm 2012 và công tác quản lý nhà nước đối với các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91... vì vậy cần tập trung:
1. Tiếp tục triển khai Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng của Bộ Công Thương từ năm 2012 đến năm 2016 đã ban hành, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng dư luận, tạo đồng thuận giữa doanh nghiệp và nhân dân trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực thi công vụ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường các biện pháp ngăn ngừa và phòng, chống tham nhũng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
2. Bám sát yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Thanh tra Chính phủ để lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ, trong đó chú trọng kiểm tra trách nhiệm thủ trưởng trong công tác tự thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu khi để đơn vị xảy ra tiêu cực tham nhũng, gắn với việc sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, yếu kém, tiếp tục triển khai kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4.
3. Về triển khai Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2012, trong đó: xây dựng và ban hành Thông tư quy định về thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đối với thanh tra chuyên ngành về thương mại, hóa chất, kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp; xây dựng công trình ISO về giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và tiếp công dân; kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia giai đoạn 2 đến năm 2016 của Bộ Công Thương, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia giai đoạn 2 đến năm 2016 về phòng, chống tham nhũng.
4. Kiện toàn tổ chức bộ máy của Bộ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ quản lý theo Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đối với các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91 thuộc quyền quản lý của Bộ.
5. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng hiệu quả trong việc nắm bắt tình hình, phát hiện tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao như: phân bổ và quản lý ngân sách, cấp giấy phép, thực thi công vụ tại Cơ quan Bộ; quản lý dự án, mua sắm tài sản, sử dụng vốn, thực hiện các quy định về môi trường, chính sách an sinh xã hội tại các doanh nghiệp; công tác tuyển sinh, đào tạo, thu chi học phí tại các Trường; quản lý tài chính trong nghiên cứu tại các Viện.
6. Tổng kết, đánh giá việc triển khai thực hiện Bản ghi nhớ ký giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế - Tri thức Hàn Quốc ngày 08 tháng 11 năm 2010 về hợp tác phòng, chống tham nhũng và đề xuất nội dung, kế hoạch tiếp tục hợp tác về phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn tiếp theo; tham gia tích cực vào hoạt động đối thoại về phòng, chống tham nhũng và thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
7. Thanh tra, kiểm tra, xác minh làm rõ các đơn thư tố cáo tham nhũng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong phát hiện, xử lý tham nhũng.
8. Chỉ đạo giải quyết những vụ việc về tham nhũng còn tồn đọng hoặc mới phát sinh ở Bộ và xử lý theo thẩm quyền đối với cán bộ, công thức, viên chức vi phạm./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 3155/LĐTBXH-TCDN năm 2013 bổ sung nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình môn học Pháp luật do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Công văn 5571/BGDĐT-TTr năm 2013 hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Báo cáo 84/BC-BCT công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2013 do Bộ Công thương ban hành
- 4 Chỉ thị 01/CT-BXD năm 2013 tăng cường thực hiện quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng do Bộ Xây dựng ban hành
- 5 Nghị quyết 82/NQ-CP năm 2012 về chương trình hành động thực hiện Kết luận 21-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết về "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí" giai đoạn 2012-2016 do Chính phủ ban hành
- 6 Nghị định 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
- 7 Nghị định 95/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 8 Quyết định 1620/QĐ-BCT năm 2012 Chương trình phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng của Bộ Công thương từ năm 2012 đến năm 2016 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 9 Nghị quyết 01/NQ-CP về giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 do Chính phủ ban hành
- 10 Luật khiếu nại 2011
- 11 Luật tố cáo 2011
- 12 Công văn 437/VPBCĐ-V.VI thực hiện chế độ báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng do Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ban hành
- 13 Công văn 2176/TTCP-C.IV thực hiện chế độ báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 14 Nghị định 68/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2007/NĐ-CP về minh bạch tài sản, thu nhập
- 15 Công văn 6819/BCT-TTB báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng phục vụ kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII do Bộ Công thương ban hành
- 16 Công văn 1884/TTCP-C.IV báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng phục vụ kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XIII do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 17 Công văn 1886/TTCP-C.IV hướng dẫn tổng kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và sơ kết giai đoạn thứ nhất Chiến lược quốc gia Phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 18 Luật thanh tra 2010
- 19 Chỉ thị 01/CTLT-BCT-CĐCT về tổ chức phong trào thi đua năm 2009 do Bộ Công thương - Công đoàn Công thương Việt Nam ban hành
- 20 Nghị định 158/2007/NĐ-CP quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức
- 21 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
- 22 Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 23 Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003
- 24 Công ước về chống tham nhũng của Liên Hợp quốc
- 1 Công văn 3155/LĐTBXH-TCDN năm 2013 bổ sung nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình môn học Pháp luật do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Công văn 5571/BGDĐT-TTr năm 2013 hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Báo cáo 84/BC-BCT công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2013 do Bộ Công thương ban hành
- 4 Chỉ thị 01/CT-BXD năm 2013 tăng cường thực hiện quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng do Bộ Xây dựng ban hành
- 5 Công văn 437/VPBCĐ-V.VI thực hiện chế độ báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng do Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ban hành
- 6 Công văn 6819/BCT-TTB báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng phục vụ kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII do Bộ Công thương ban hành
- 7 Công văn 1884/TTCP-C.IV báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng phục vụ kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XIII do Thanh tra Chính phủ ban hành