BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1875/BC-BNN-PC | Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2014 |
CÔNG TÁC TƯ PHÁP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
Thực hiện công văn số 1044/BTP-VP ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Bộ Tư pháp về việc báo cáo công tác tư pháp sáu tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả thực hiện công tác pháp chế của Bộ sáu tháng đầu năm 2014 (tính từ ngày 01/01/2014 đến hết ngày 30/4/2014) và kế hoạch sáu tháng cuối năm như sau:
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÁP CHẾ SÁU THÁNG ĐẦU NĂM
Trong 6 tháng đầu năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành xây dựng, phê duyệt Kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ: Triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; theo dõi việc thi hành pháp luật; kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hóa, pháp điển, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật và một số công tác khác. Kết quả đạt được như sau:
1. Triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013
1.1. Công tác chỉ đạo, ban hành kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013
- Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 3/1/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 ngày 2/1/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp; Quyết định số 251/QĐ-TTg, ngày 13/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 383/QĐ-BNN-PC ngày 07 tháng 3 năm 2014 về việc ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Căn cứ Quyết định 383/QĐ-BNN-PC, các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Kế hoạch tổ chức thi hành Hiến pháp tại đơn vị, như: Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Lâm nghiệp; Tổng cục Thủy lợi, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản...
- Bộ đã ban hành Công văn 1593/BNN-PC ngày 26/3/2014 về việc hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ cách thức thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật với các quy định của Hiến pháp. Công văn hướng dẫn cụ thể về phạm vi, đối tượng rà soát, nội dung, cách thức rà soát và thời hạn tiến hành rà soát để các đơn vị chủ động thực hiện, đảm bảo tiến độ và chất lượng rà soát.
1.2. Kết quả thực hiện
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai đồng bộ, toàn diện các nội dung trên cơ sở Kế hoạch đã được ban hành, cụ thể:
a) Tổ chức Hội nghị giới thiệu, phổ biến nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp cho cán bộ, công chức thuộc Bộ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức 02 Hội nghị giới thiệu, phổ biến những nội dung cơ bản của Hiến pháp cho cán bộ, công chức thuộc Bộ vào ngày 23/12/2013 và ngày 26/2/2014.
b) Tổ chức rà soát, lập danh mục đề xuất văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới phù hợp với quy định của Hiến pháp
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành rà soát giai đoạn 1 các Luật, Pháp lệnh thuộc trách nhiệm rà soát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các quy định của Hiến pháp. Bộ đã gửi Công văn số 1121/BNN-PC ngày 03/4/2014 về việc thực hiện Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tới Bộ Tư pháp.
- Việc rà soát Luật, Pháp lệnh bảo đảm thi hành các quy định về quyền con người tại Hiến pháp (giai đoạn 1), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có báo cáo tại văn bản số 1040/BNN-PC ngày 28/3/2014 gửi Bộ Tư pháp.
1.3. Đánh giá chung kết quả đạt được
- Việc triển khai thi hành Hiến pháp được coi là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Bộ trong năm 2014 và các năm tiếp theo. Bộ đã triển khai toàn diện, đầy đủ các nhiệm vụ về tuyên truyền, phổ biến về Hiến pháp; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý triển khai thi hành Hiến pháp. Bộ cũng đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo đối với các đơn vị thuộc Bộ về thi hành Hiến pháp.
- Việc tuyên truyền, phổ biến những điểm mới của Hiến pháp, nội dung cơ bản của Hiến pháp đến cán bộ, công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được chú trọng và thực hiện tốt.
- Việc rà soát các văn bản bảo đảm thi hành các quy định về quyền con người tại Hiến pháp đã được triển khai đến các đơn vị theo đúng kế hoạch. Theo đó, các đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm rà soát các văn bản quy phạm pháp luật theo đúng tinh thần của Hiến pháp, từ đó đề xuất những hình thức xử lý phù hợp.
1.4. Hạn chế và nguyên nhân
- Thời gian triển khai thi hành Hiến pháp tương đối ngắn (hiệu lực thi hành từ 01/01/2014) do đó, thời gian chuẩn bị và triển khai thực hiện gấp ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thực hiện Kế hoạch.
- Khối lượng văn bản quy phạm pháp luật cần rà soát là rất lớn, liên quan đến nhiều đơn vị thuộc Bộ, do đó cần đầu tư thời gian và công sức để rà soát kỹ lưỡng, đảm bảo việc xác định chính xác các văn bản cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với Hiến pháp.
- Trong quá trình rà soát còn có nhiều cách hiểu khác nhau liên quan đến nội dung của Hiến pháp, nhất là việc xác định những nội dung hoặc quy định "trái Hiến pháp".
- Các quy định của Hiến pháp mới chỉ dừng ở tính nguyên tắc nên cách hiểu về các nguyên tắc này và nội hàm của các nguyên tắc để áp dụng trong việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của ngành còn nhiều hạn chế.
2. Công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
2.1. Chỉ đạo và ban hành Kế hoạch
- Thực hiện Nghị quyết 76/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội về việc tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26/11/2011 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII, Nghị quyết số 45/2013/QH13 của Quốc hội về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 và khóa XIII và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 358/QĐ-BNN-PC ngày 4/3/2014 về kế hoạch công tác pháp chế của Bộ để tổ chức thực hiện theo yêu cầu của Nghị Quyết 67/2013/QH13 của Quốc hội và Quyết định số 73/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 50/2013/TT-BNNPTNT ngày 19/11/2013 về trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; Chỉ thị số 3480/CT-BNN-PC ngày 30/9/2013 về việc tăng cường công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Bộ đã ban hành Quyết định số 3065/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/12/2013 ban hành kế hoạch cải cách hành chính năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quyết định số 130/QĐ-BNN-PC ngày 22/1/2014 ban hành Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ năm 2014 (gồm 03 dự án Luật, 10 dự thảo Nghị định, 12 dự thảo Quyết định của Thủ tướng và 61 Thông tư của Bộ trưởng).
2.2. Kết quả thực hiện
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên có văn bản chỉ đạo các đơn vị bám sát tiến độ trình văn bản và hàng tháng tổ chức việc đánh giá mức độ hoàn thành hay không hoàn thành của từng đơn vị tại cuộc họp giao ban tháng.
- Các đơn vị thuộc Bộ dựa trên kế hoạch xây dựng văn bản của Bộ, có kế hoạch cụ thể, chi tiết, phân công trách nhiệm cho từng bộ phận, cán bộ công chức soạn thảo văn bản, phối hợp với Vụ Pháp chế trong quá trình xây dựng văn bản.
- Bộ chủ động phối hợp với Văn phòng Chính phủ để xây dựng, điều chỉnh tiến độ trình các dự thảo Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì soạn thảo.
- Bộ đã có báo cáo kết quả hệ thống hóa TTHC giấy tờ công dân theo Đề án 896/CP của Chính phủ gửi Bộ Tư pháp.
2.2.1. Đối với các dự án Luật
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì xây dựng 03 dự án Luật (Thú y, Thủy sản sửa đổi, Thủy lợi). Tiến độ cụ thể như sau:
- Dự án Luật Thú y: đã tổ chức các cuộc họp Ban soạn thảo và Tổ biên tập; chỉnh sửa, hoàn thiện Dự thảo lần thứ 16. Đến nay, Dự thảo đang được gửi xin ý kiến các Bộ, ngành và địa phương. Theo kế hoạch, Bộ sẽ hoàn thiện Hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định vào tháng 6; trình Chính phủ tháng 7/2014.
- Dự án Luật Thủy lợi: Đã thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập; thông qua kế hoạch xây dựng dự án; xây dựng các dự thảo; chuẩn bị hồ sơ (báo cáo tổng kết thi hành pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, dự thảo Báo cáo đánh giá tác động văn bản). Thời gian dự kiến trình Chính phủ tháng 02/2015.
- Dự án Luật thủy sản sửa đổi: Đã thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập; thông qua kế hoạch xây dựng dự án, Xây dựng báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật.
2.2.2. Đối với văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 04 Nghị định, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, số văn bản trình và ban hành 6 tháng đầu năm 2014 giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái (6 tháng đầu năm 2013 là 6 văn bản: 02 Nghị định, 04 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ).
- Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số Điều Luật Phòng, chống thiên tai và Nghị định quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng chống thiên tai đã được trình Chính phủ xem xét, ký ban hành. Theo đó, các văn bản cấp Chính phủ phải hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống thiên tai đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ kịp tiến độ.
2.2.3. Đối với Thông tư do Bộ trưởng ban hành
- Bộ đã ban hành theo thẩm quyền là 15 Thông tư. Như vậy, số văn bản ban hành theo thẩm quyền của Bộ trưởng 6 tháng đầu năm 2014 giảm 54,5% so với 6 tháng đầu năm 2013 (năm 2013 là 33 văn bản).
(Danh mục Nghị định, Quyết định của Thủ tướng và Thông tư của Bộ kèm theo)
2.3. Đánh giá việc thực hiện công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
- Công tác xây dựng văn bản của Bộ luôn được chú trọng, là nhiệm vụ trọng tâm và được Lãnh đạo Bộ chỉ đạo sát sao.
- Đối với những dự thảo văn bản có chứa thủ tục hành chính, các đơn vị đã thực hiện việc lấy ý kiến Vụ Pháp chế theo quy định của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, Nghị định 48/2013/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính.
- Các Dự án Luật do Bộ được giao chủ trì soạn thảo luôn được chú trọng thực hiện, đảm bảo chất lượng soạn thảo và theo đúng tiến độ Chương trình ban hành Luật, Pháp lệnh của Quốc hội.
2.4. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân
- Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng văn bản còn chậm so với kế hoạch, phải điều chỉnh nhiều lần, nhất là các Quyết định của Thủ tướng và Nghị định của Chính phủ.
- Các đơn vị chưa thực sự chú trọng đến việc triển khai nhiệm vụ pháp chế từ việc lập kế hoạch đến khi triển khai.
- Trong quá trình triển khai thực hiện chưa có chế tài và phân rõ trách nhiệm đối với Lãnh đạo đơn vị, công chức được giao chủ trì soạn thảo không hoàn thành kế hoạch. Bên cạnh đó, nhiệm vụ đột xuất của các đơn vị cần phải triển khai ngày càng nhiều nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ về công tác pháp chế.
- Số lượng văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ do Bộ chủ trì xây dựng phần lớn có nội dung liên quan đến các chính sách, hoạch định chính sách, nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều Bộ, ngành, do đó cần tập trung nguồn lực, thời gian rất lớn và sự đồng thuận của các Bộ, ngành, địa phương.
- Kỹ năng, năng lực triển khai về công tác pháp chế, trong đó có quy trình, thủ tục soạn thảo văn bản của Lãnh đạo, cán bộ công chức của một số đơn vị còn yếu; kinh phí về công tác pháp chế hầu hết ở các đơn vị đều thiếu, không được bố trí hoặc có bố trí thì không đủ.
- Năng lực, chất lượng tham mưu của một số công chức về công tác pháp chế còn hạn chế, thụ động, chưa sát sao với công việc được giao.
3. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật
3.1. Kết quả đạt được
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quyết định số 733/QĐ-BNN-PC ngày 14 tháng 4 năm 2014 về việc ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2014; Quyết định số 541/QĐ-BNN-PC ngày 24 tháng 3 năm 2014 ban hành Kế hoạch thực hiện Tiểu Đề án 1 tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho người dân nông thôn năm 2014; Quyết định 458/QĐ-BNN-TC ngày 02/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt dự toán nhiệm vụ thực hiện Tiểu Đề án 1 tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho người dân nông thôn năm 2014.
- Bộ đã Tổ chức kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ gồm đại diện lãnh đạo, cấp ủy các đơn vị thuộc Bộ; Ban Chỉ đạo, Tổ Thư ký thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.
- Bộ đã lồng ghép việc phổ biến quán triệt tại các cuộc họp, giao ban của Bộ; tại các lớp tập huấn do các đơn vị thuộc Bộ tổ chức; thông qua xây dựng, tổ chức thi hành các kế hoạch thực hiện hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ được giao; Lồng ghép với việc quán triệt chủ trương, chính sách khác của Đảng và nhà nước tới cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
- Việc phổ biến, quán triệt cũng được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như Báo Nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tạp chí của ngành, trên trang thông tin điện tử: http://www.mard.gov.vn và các trang thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ để giúp cho mọi đối tượng quan tâm dễ dàng tiếp cận.
- Các đơn vị thuộc Bộ theo chức năng nhiệm vụ được giao tổ chức nhiều lớp tuyên truyền, tập huấn pháp luật chuyên ngành với số lượng tham gia tập huấn hàng trăm người tham gia ở các lĩnh vực như: thủy lợi, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp... Cụ thể: phổ biến Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13, Luật Tố cáo số 03/2011/QH13; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 về minh bạch tài sản, thu nhập; Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 119/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y; phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã, tê giác và voi;... Ngoài ra Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam triển khai chương trình truyền thông về chuỗi sản xuất nông sản, thủy sản an toàn, giới thiệu các quy định mới và mục mách nhỏ cho nhà nông về đảm bảo an toàn thực phẩm; Phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phổ biến đến mạng lưới hội viên để tuyên truyền và vận động người sản xuất kinh doanh rau, giết mổ gia súc, gia cầm tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.
3.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân
- Hạn chế, bất cập:
+ Nhận thức của cấp ủy, lãnh đạo và cán bộ một số đơn vị về công tác này chưa toàn diện và đầy đủ, công tác chỉ đạo thực hiện còn lúng túng. Một số đơn vị chưa xây dựng kế hoạch thực hiện dài hạn, không chỉ đạo cụ thể, chưa tổ chức kiểm tra việc thực hiện một cách thường xuyên.
+ Công tác tuyên truyền, phổ biến ở một số đơn vị chưa thiết thực, còn chung chung, chưa chọn lọc những nội dung có liên quan trực tiếp để phổ biến, phương pháp chưa đổi mới còn hình thức.
+ Nguồn kinh phí dành cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn quá hạn hẹp. Có đơn vị hầu như không có, các nguồn kinh phí khác huy động khó khăn. Việc tổng hợp, dự toán và hướng dẫn sử dụng kinh phí PBGDPL khó tổng hợp, chưa đầy đủ và toàn diện.
- Nguyên nhân của các hạn chế:
+ Khối lượng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm được ban hành nhiều nhưng chưa đồng bộ, hệ thống văn bản hướng dẫn luật chưa ban hành kịp thời.
+ Địa bàn quản lý sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản rộng, trình độ văn hóa của nông dân và một bộ phận công nhân lao động ở các nông lâm trường còn thấp nên hạn chế đến nhận thức về chính sách, pháp luật của Nhà nước.
+ Kinh phí cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn quá ít. Nguồn chi vào kinh phí hoạt động thường xuyên không rõ ràng, rất khó khăn cho thực hiện.
+ Ở một số đơn vị, cấp ủy và thủ trưởng đơn vị chưa nhận thức sâu sắc công tác PBGDPL là một nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng nên chưa quan tâm đúng mức và triển khai thực hiện chưa nề nếp, chưa có kế hoạch dài hạn và hàng năm về công tác PBGDPL. Sự phối hợp giữa cấp ủy và chính quyền chưa chặt chẽ, thiếu kế hoạch cụ thể.
+ Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Nhiều cơ quan, đơn vị chưa có bộ máy hoặc cán bộ chuyên trách làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Sự phối hợp giữa Bộ và các địa phương chưa thật chặt chẽ, nề nếp.
+ Đội ngũ báo viên và tuyên truyền viên pháp luật được hình thành, nhưng chưa thường xuyên được bồi dưỡng kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật, nên kinh nghiệm hạn chế; cán bộ làm công tác kiêm nhiệm nên thường bị động, ảnh hưởng tới hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
4. Công tác rà soát, hệ thống hóa và hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật
4.1. Kết quả thực hiện
- Ngày 29/4/2014 Bộ đã có Báo cáo số 2095/BC-BNN-PC về tình hình hợp nhất văn bản QPPL thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và PTNT gửi Bộ Tư Pháp.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển đã ban hành Quyết định 218/QĐ-BNN-PC ngày 18/02/2014 về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2013 (gồm 57 văn bản); Quyết định số 2694/QĐ-BNN-PC ngày 12/11/2013 về "Kế hoạch hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và xây dựng dự thảo Quyết định kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân
- Hạn chế, bất cập
+ Việc tổ chức triển khai các hoạt động rà soát còn chậm, nhiều đơn vị trong Bộ chưa chú trọng vào hoạt động này; Chất lượng đối với một số hoạt động rà soát theo yêu cầu của các Bộ, ngành chưa cao, mới dừng lại ở thống kê danh mục văn bản còn hiệu lực và hết hiệu lực và một số đề xuất, kiến nghị.
+ Việc Hệ thống hóa còn chậm thời gian so với kế hoạch đề ra.
- Nguyên nhân
+ Do hoạt động rà soát là một hoạt động khó, chiếm nhiều thời gian của các cán bộ, công chức, đòi hỏi trình độ và năng lực của các cán bộ, công chức. Khối lượng công việc của các cán bộ công chức, đơn vị giải quyết các vấn đề sự vụ của đơn vị cũng nhiều nên không có nhiều thời gian tập trung cho hoạt động này. Mặt khác, đối với một số hoạt động theo yêu cầu của Bộ ngành khác, do yêu cầu chưa cụ thể dẫn đến việc triển khai còn chưa đảm bảo chất lượng.
+ Thời gian gấp, Nghị định số 16/2013/NĐ-CP về rà soát, hệ thống hóa có hiệu lực từ 1/7/2013 mà thời gian thực hiện hệ thống hóa kỳ đầu là 31/12/2013. Ngoài ra kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ để hệ thống hóa cũng đồng thời mới được triển khai thực hiện theo Nghị định 16/2013/NĐ-CP từ tháng 8/2013.
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ rất rộng, số lượng văn bản nhiều.
5. Công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
5.1. Kết quả đạt được
- Tự kiểm tra 15 Thông tư do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành trong 6 tháng đầu năm 2014. Kết quả kiểm tra không có văn bản có dấu hiệu trái pháp luật.
- Sáu tháng đầu năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được và kiểm tra theo thẩm quyền 40 văn bản quy phạm pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn do cơ quan có thẩm quyền địa phương ban hành. Kết quả kiểm tra cho thấy có 03 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật. Sau khi phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, Vụ Pháp chế đang hoàn thiện hồ sơ để tham mưu cho Bộ trưởng ban hành văn bản đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tại địa phương tự kiểm tra, xử lý văn bản và báo cáo Bộ theo quy định.
5.2. Đánh giá chung
- Công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL về nông nghiệp và phát triển nông thôn luôn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm, tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật, đã đạt một số kết quả nhất định, góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Việc kiểm tra, xử lý văn bản QPPL mới được tổ chức thực hiện theo đúng quy định tại Vụ Pháp chế. Tuy nhiên, công tác này chưa được thực hiện thường xuyên tại các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc kiểm tra văn bản QPPL theo chuyên đề hoặc theo lĩnh vực, địa bàn chưa được thực hiện.
5.3. Một số khó khăn, hạn chế và nguyên nhân
- Vụ Pháp chế Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa có cán bộ biên chế chuyên trách thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản QPPL, ngoài nhiệm vụ về kiểm tra văn bản QPPL các cán bộ Vụ Pháp chế nói chung và cán bộ Tổ Kiểm tra, rà soát VBPL nói riêng còn đảm nhận nhiều nhiệm vụ pháp chế khác.
- Cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật mặc dù được đào tạo về luật, song vẫn còn hạn chế nghiệp vụ chuyên sâu về kiểm tra văn bản; phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT rộng, nhiều lĩnh vực, cán bộ được đào tạo về chuyên ngành còn hạn chế, do đó việc phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền còn hạn chế.
- Công tác phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật gặp khó khăn do địa phương không gửi văn bản quy phạm pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn do địa phương ban hành hoặc có gửi nhưng không đầy đủ, không đúng quy định (chỉ gửi danh mục), do đó Vụ Pháp chế tự tìm kiếm văn bản của địa phương bằng cách khác (qua mạng thông tin điện tử, công báo địa phương).
6. Công tác theo dõi thi hành pháp luật
6.1. Kết quả đạt được
- Bộ đã Phối hợp với Bộ Tư pháp lập Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm liên quan đến các sản phẩm có nguồn gốc thực vật.
- Vụ Pháp chế đã lập kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật năm 2014, trong đó lựa chọn 03 lĩnh vực quản lý của Bộ để ưu tiên theo dõi. Hiện nay, đang chuẩn bị các tài liệu, đề cương để yêu cầu các địa phương báo cáo tình hình thực hiện các văn bản trong 03 lĩnh vực này. Trên cơ sở báo cáo của các địa phương để soạn thảo câu hỏi điều tra, khảo sát và tổ chức kiểm tra thực tế.
- Các đơn vị thuộc Bộ lập kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật năm 2014 và tự tổ chức theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực mình phụ trách, chủ yếu thông qua hình thức lồng ghép với các đoàn kiểm tra tại các địa phương. Cụ thể như: kiểm tra việc thực hiện Luật hợp tác xã, Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 3/10/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản, Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; kiểm tra tình hình thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai và 5 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long; Kiểm tra thi hành pháp luật về lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp tại Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh…
6.2. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân
- Việc triển khai thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật còn chậm do chưa được đầu tư thỏa đáng về thời gian và nhân lực.
- Các quy định của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP mang tính định hướng và chung chung, chưa có Thông tư hướng dẫn Nghị định và văn bản quy định về chỉ tiêu thống kê quốc gia làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Nghị định 59/2012/NĐ-CP.
7. Công tác triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có báo cáo số 174/BNN-PC ngày 20/1/2014 về việc báo cáo tình hình triển khai Luật xử lý vi phạm hành chính và báo cáo số 1546/BNN-PC ngày 15/5/2014 về việc báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gửi Bộ Tư pháp.
Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân
Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là công việc mới được giao cho pháp chế Bộ, ngành theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính. Do vậy, năng lực cán bộ làm công tác này còn hạn chế do chưa được tập huấn; khối lượng công việc giao cho pháp chế ngày càng nhiều trong khi số lượng biên chế không được tăng thêm; việc thống kê số liệu vụ vi phạm khó chuẩn xác vì pháp chế không có chức năng xử phạt...
8. Việc kiện toàn tổ chức bộ máy pháp chế và đảm bảo các điều kiện về nguồn lực
- Tổ chức pháp chế của Bộ được kiện toàn theo Nghị định số 55/2011/NĐ-CP. Ở Bộ là Vụ pháp chế; ba Tổng cục thành lập Vụ Pháp chế, Thanh tra; 7/8 Cục thành lập Phòng Pháp chế, Thanh tra.
- 6 tháng đầu năm, Bộ đều tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế để nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ người làm công tác pháp chế. Cụ thể, đã tổ chức 05 lớp (200 lượt học viên) tham gia lớp kỹ năng về xây dựng văn bản hành chính, văn bản quy phạm pháp luật, 02 lớp (100 học viên) tham gia lớp kỹ năng về hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, rà soát văn bản theo chuỗi
- Hàng năm Bộ đã bố trí kinh phí cho công tác xây dựng văn bản và tuyên truyền pháp luật. Tuy nhiên, kinh phí vẫn còn ở mức "hỗ trợ" nên một số hoạt động như: khảo sát lấy ý kiến địa phương cho công tác xây dựng văn bản chưa thực hiện được trên diện rộng.
1. Kết quả đạt được
- Có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ phụ trách đối với công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; hàng tháng, hàng tuần tại Hội nghị giao ban của Bộ có kiểm điểm về tình hình triển khai thực hiện công tác xây dựng văn bản; ban hành kịp thời các công văn chỉ đạo; tăng cường kiểm tra, đôn đốc tổ chức thực hiện kế hoạch. Thủ trưởng các đơn vị của Bộ ngày càng quan tâm đến công tác pháp chế, đặc biệt là công tác xây dựng, tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật.
- Kết quả của công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản và kiểm tra, xử lý văn bản và kiểm tra thực hiện pháp luật đã phục vụ tốt cho công tác xây dựng văn bản QPPL mới đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ.
- Công tác soạn thảo, thẩm định và trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ đã được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của Luật ban hành văn bản QPPL và Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 5/3/2009, Thông tư 50/2013/TT-BNNPTNT. Nhiệm vụ pháp chế của Bộ mang tính ổn định, triển khai toàn diện và đồng bộ, sự chỉ đạo mang tính linh hoạt theo kế hoạch đã đề ra.
- Trong quá trình triển khai thực hiện công tác pháp chế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn luôn nhận được sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong quá trình xây dựng, góp ý, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất, pháp điển và kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
- Trong công tác kiểm tra thực hiện pháp luật chưa xây dựng được kế hoạch kiểm tra thực hiện pháp luật riêng, nhưng các đơn vị đã có sáng kiến lồng ghép với việc kiểm tra các chuyên đề chuyên môn của mình để vẫn thực hiện việc kiểm tra chuyên môn và kiểm tra thực hiện pháp luật.
- Chú trọng đến công tác đào tạo, tập huấn bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế.
2. Một số khó khăn, tồn tại
- Trong công tác phổ biến giáo dục Pháp luật: việc xây dựng và thông qua chương trình, kế hoạch còn chậm; chưa tổ chức triển khai phổ biến trên diện rộng một số văn bản mới được ban hành. Định mức kinh phí dành cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, xây dựng, kiểm tra văn bản thấp so với thực tế nên trong quá trình triển khai thực hiện rất khó khăn.
- Công chức Pháp chế, thanh tra một số Tổng cục, Cục phần lớn làm về thanh tra, chưa dành nhiều thời gian và nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ pháp chế. Điều này gây khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ thường xuyên cũng như đột xuất về công tác pháp chế.
III. CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC SÁU THÁNG CUỐI NĂM 2014
1. Triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013
- Tiếp tục triển khai thi hành Hiến pháp theo Kế hoạch đã được phê duyệt
- Tổ chức lớp tuyên truyền ý nghĩa, những nội dung chính của Hiến pháp cho cán bộ, công chức, lãnh đạo của Bộ.
- Hoàn thành việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng theo quy định của Hiến pháp để lập danh mục đề xuất bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Hiến pháp.
- Khẩn trương xây dựng các luật có trong kế hoạch của Chính phủ triển khai thi hành Hiến pháp.
2. Công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
- Tiếp tục xây dựng 03 dự án Luật gồm: Luật Thú y, Luật Thủy lợi, Luật Thủy sản sửa đổi.
- Tập trung hoàn thành chỉ tiêu đã đăng ký xây dựng văn bản theo chương trình làm việc của Chính phủ (8 Nghị định, 08 Quyết định) và ban hành theo thẩm quyền là 44 Thông tư.
- Tiếp tục thực hiện việc cho ý kiến, thẩm định, công bố thủ tục hành chính đối với Thông tư có chứa thủ tục hành chính; tập huấn nghiệp vụ và tổ chức kiểm tra thực hiện thủ tục hành chính tại các đơn vị và địa phương.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020.
3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Rà soát, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ; Củng cố, phát triển đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên trách về pháp luật. Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ báo chí đảm bảo tuyên truyền đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Biên soạn tờ gấp, sách hỏi đáp, sổ tay pháp luật, xây dựng nội dung chương trình, bản tin pháp luật về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chỉnh lý, biên soạn bộ tài liệu mẫu tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn gồm 3 cuốn hỏi đáp pháp luật về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho người dân nông thôn, 01 cuốn sổ tay pháp luật cho cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; In và phát hành 2.000 cuốn sổ tay pháp luật, 12.500 cuốn hỏi đáp pháp luật.
- Tổ chức 7 lớp bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở cấp tỉnh tại 3 miền Bắc, Trung, Nam.
- Tổ chức 14 hội nghị cấp huyện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hỗ trợ 50 bản tin của Chuyên mục thường thức pháp luật, 50 bản tin của chuyên mục Luật sư của bạn trên báo Nông nghiệp Việt Nam; Xây dựng 18 clip có nội dung tuyên truyền pháp luật về lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp phát sóng trên kênh VTV2; Xây dựng 16 bản tin có nội dung tuyên truyền pháp luật về lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam; Tổ chức các đoàn kiểm tra việc thực hiện Tiểu Đề án 1 tại 3 miền.
- Xây dựng tủ sách pháp luật tại các đơn vị thuộc Bộ.
- Tổ chức Ngày Pháp luật năm 2014 của Bộ và của các đơn vị thuộc Bộ;
- Tổng kết, đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các đơn vị thuộc Bộ.
4. Công tác kiểm tra văn bản
Tiếp tục triển khai Nghị định số 40/2010/NĐ-CP về công tác kiểm tra, xử lý văn bản; Thông tư số 72/2010/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2010 quy định về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn, tổ chức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, các Bộ, ngành và địa phương, kịp thời phát hiện và đề xuất xử lý đối với văn bản trái pháp luật.
5. Công tác rà soát, hệ thống hóa, pháp điển và hợp nhất văn bản QPPL
- Tập trung hoàn thành các hoạt động rà soát, hệ thống hóa, pháp điển và hợp nhất văn bản đảm bảo chất lượng.
- Tiến hành rà soát các văn bản QPPL theo chuyên đề một số lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ.
- Ban hành Quyết định văn bản hết hiệu lực; thực hiện theo kế hoạch của Bộ về thực hiện Pháp lệnh Pháp điển, hệ thống văn bản QPPL.
6. Công tác kiểm tra thực hiện pháp luật
- Tổ chức kiểm tra thực hiện pháp luật các lĩnh vực: Lâm nghiệp, Thú y - Thủy sản và An toàn thực phẩm liên quan đến sản phẩm có nguồn gốc thực vật.
- Tiếp tục thực hiện kế hoạch lồng ghép vào các đoàn kiểm tra tình hình thực hiện các Chương trình như: Chương trình bố trí dân cư, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình 30a, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, kinh tế hợp tác, trang trại thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao...
Để tạo điều kiện cho công tác pháp chế của Bộ hoạt động có hiệu quả hơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ Tư pháp:
1. Phối hợp với tổ chức pháp chế Bộ Nông nghiệp và PTNT trong việc tổ chức các hoạt động kiểm tra văn bản chuyên đề tại địa phương.
2. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng về công tác pháp chế cho cán bộ làm công tác pháp chế ở các Bộ, ngành trong đó có cán bộ làm công tác pháp chế của Bộ Nông nghiệp.
3. Công tác theo dõi tiến độ văn bản quy định chi tiết cần được cập nhật thông tin thường xuyên vì báo cáo tiến độ theo từng tháng, nếu lấy ý kiến bằng văn bản sẽ rất chậm.
4. Ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho công tác xây dựng văn bản QPPL; sớm ban hành thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 02/12/2010 liên Bộ Tài chính, Tư pháp và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản QPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Trên đây là báo cáo tình hình thực hiện công tác pháp chế sáu tháng đầu năm 2014 và chương trình công tác sáu tháng cuối năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề nghị Bộ Tư pháp tổng hợp./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC NGHỊ ĐỊNH, QUYẾT ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ THÔNG TƯ CỦA BỘ TRƯỞNG
(Ban hành kèm theo Báo cáo số 1875/BC-BNN-PC ngày 12 /06/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
STT | Số hiệu văn bản | Tên văn bản | Ngày ban hành | Ngày hiệu lực |
I | Nghị định của Chính phủ (04 văn bản) | |||
1. | 10/2014/NĐ-CP | Về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Nam | 13/02/2014 | 01/04/2014 |
2. | 12/2014/NĐ-CP | Về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc | 24/02/2014 | 15/04/2014 |
3. | 28/2014/NĐ-CP | Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. | 10/04/2014 | 30/5/2014 |
4. | 36/2014/NĐ-CP | Về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra | 29/4/2014 | 20/6/2014 |
II | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (01 văn bản) | |||
1. | 18/2014/QĐ-TTg | Sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2004 về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. | 03/03/2014 | 01/05/2014 |
III | Thông tư của Bộ trưởng (15 văn bản) | |||
1. | 02/2014/TT- BNV | Thông tư quy định ngạch, mã ngạch kiểm ngư viên và thuyền viên tàu kiểm ngư là công chức | 01/4/2014 | 15/5/2014 |
2. | 01/2014/TTLT-BNNPTNT-BCA | Quy định về trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách | 22/1/2014 | 10/3/2014 |
3. | 02/2014/TT- BNNPTNT | Quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi | 24/1/2014 | 10/3/2014 |
4. | 03/2014/TT- BNNPTNT | Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020" | 25/1/2014 | 11/03/2014 |
5. | 05/2014/TT- BNNPTNT | Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia lĩnh vực trồng trọt | 10/2/2014 | 10/8/2014 |
6. | 06/2014/TT- BNNPTNT | Quy định về xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam | 10/2/2014 | 27/3/2014 |
7. | 07/2014/TT- BNNPTNT | Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 10/2/2014 | 27/03/2014 |
8. | 08/2014/TT- BNNPTNT | Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp | 20/3/2014 | 12/5/2014 |
9. | 09/2014/TT- BNNPTNT | Quy định một số nội dung về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý | 26/3/2014 | 11/5/2014 |
10. | 10/20147TT- BNNPTNT | Quy định về tiêu chí xác định vùng đệm của khu rừng đặc dụng và vành đai bảo vệ của khu bảo tồn biển | 26/3/2014 | 12/5/2014 |
11. | 11/2014/TT- BNNPTNT | Sửa đổi, bổ sung Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 về quản lý giống thủy sản | 1/4/2014 | 14/5/2014 |
12. | 12/2014/TT- BNNPTNT | Quy định biểu trưng, cờ hiệu, cờ truyền thống, trang phục, mẫu thẻ Kiểm ngư và màu sơn tàu, xuồng Kiểm ngư | 08/4/2014 | 23/5/2014 |
13. | 13/2014/TTLT-BNNPTNT-BKĐT-BTC | Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg ngày 18/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre | 28/4/2014 | 16/6/2014 |
14. | 14/2014/TT- BNNPTNT | Ban hành danh mục giống vật nuôi cao sản | 28/4/2014 | 11/6/2014 |
15. | 15/2014/TT- BNNPTNT | Hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn liền với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. | 29/4/2014 | 15/6/2014 |
- 1 Công văn 1250/BTP-KHTC hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo thống kê về công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2016 do Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Quyết định 733/QĐ-BNN-PC về Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2014
- 3 Công văn 1044/BTP-VP báo cáo kết quả công tác tư pháp 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp công tác 6 tháng cuối năm 2014 do Bộ Tư pháp ban hành
- 4 Công văn 1593/BNN-PC năm 2014 hướng dẫn cách thức thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật với quy định của Hiến pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Quyết định 541/QĐ-BNN-PC về kế hoạch thực hiện Tiểu Đề án 1 "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn cho người dân nông thôn" năm 2014 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Công văn 799/BTP-VP năm 2014 đôn đốc xây dựng, ban hành Chương trình, Kế hoạch công tác tư pháp năm 2014 của địa phương của Bộ Tư pháp
- 7 Quyết định 383/QĐ-BNN-PC năm 2014 về Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8 Quyết định 218/QĐ-BNN-PC năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2013
- 9 Quyết định 251/QĐ-TTg năm 2014 về Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Báo cáo 15/BC-BTP năm 2014 tổng kết công tác tư pháp năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác năm 2014 do Bộ Tư pháp ban hành
- 11 Chỉ thị 32/CT-TW năm 2014 triển khai thi hành Hiến pháp nước Việt Nam do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 12 Nghị quyết 718/NQ-UBTVQH13 về Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Việt Nam do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 13 Quyết định 3065/QĐ-BNN-TCCB năm 2013 Kế hoạch cải cách hành chính 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 14 Nghị quyết 67/2013/QH13 tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
- 15 Hiến pháp 2013
- 16 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013
- 17 Thông tư 50/2013/TT-BNNPTNT quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 18 Quyết định 2694/QĐ-BNN-PC năm 2013 Kế hoạch hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 19 Nghị định 119/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi
- 20 Nghị định 114/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dich thực vật
- 21 Chỉ thị 3480/CT-BNN-PC năm 2013 tăng cường công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 22 Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 23 Nghị định 78/2013/NĐ-CP về minh bạch tài sản, thu nhập
- 24 Nghị quyết 45/2013/QH13 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2013 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 do Quốc hội ban hành
- 25 Nghị định 59/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống tham nhũng
- 26 Quyết định 896/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 27 Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 28 Nghị định 16/2013/NĐ-CP về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
- 29 Luật hợp tác xã 2012
- 30 Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 31 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 32 Thông tư 85/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi Quyết định 89/2007/QĐ-BNN quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Quyết định 97/2008/QĐ-BNN quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 33 Nghị quyết 20/2011/QH13 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII do Quốc hội ban hành
- 34 Luật khiếu nại 2011
- 35 Luật tố cáo 2011
- 36 Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
- 37 Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 38 Thông tư 72/2010/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 39 Thông tư liên tịch 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp - Văn phòng Chính phủ ban hành
- 40 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 41 Nghị định 40/2010/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- 42 Nghị định 24/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 43 Quyết định 97/2008/QĐ-BNN về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 44 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008
- 45 Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 1 Báo cáo 15/BC-BTP năm 2014 tổng kết công tác tư pháp năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác năm 2014 do Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Công văn 799/BTP-VP năm 2014 đôn đốc xây dựng, ban hành Chương trình, Kế hoạch công tác tư pháp năm 2014 của địa phương của Bộ Tư pháp
- 3 Công văn 1250/BTP-KHTC hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo thống kê về công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2016 do Bộ Tư pháp ban hành