Thủ tục hành chính: Cấp giấy phép xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử- văn hoá; công trình tượng đài, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định - Đắk Nông
Thông tin
Số hồ sơ: | T-DKN-164730-TT |
Cơ quan hành chính: | Đắk Nông |
Lĩnh vực: | Văn hóa, Xây dựng |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Sở Xây dựng |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | Sở Nội Vụ ( Ban Tôn Giáo) Ủy ban nhân dân huyện, Xã |
Cách thức thực hiện: | Trụ sở cơ quan HC |
Thời hạn giải quyết: | Không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ |
Đối tượng thực hiện: | Cá nhân và Tổ chức |
Kết quả thực hiện: | Giấy phép |
Tình trạng áp dụng: | Còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Đối với tổ chức, cá nhân: | Tổ chức, cá nhân có yêu cầu chuẩn bị hồ sơ nộp hồ sơ tại Phòng một cửa Sở Xây dựng. Thời gian: buổi sáng từ 7h đến 11h30’; buổi chiều từ 13h30’ đến 17h hàng tuần (trừ ngày thứ 7, chủ nhật và các lễ, tết) |
Đối với cơ quan nhà nước: | - Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ: Phòng Kiến trúc, quy hoạch phát triển đô thị Sở Xây dựng cử cán bộ đủ năng lực, chuyên môn để tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xây dựng công trình tôn giáo, tín ngưỡng và công trình khác.
- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra nội dung và xem xét hồ sơ, phân loại ghi vào sổ theo dõi. Khi hồ sơ đầy đủ theo quy định cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi mã số hồ sơ vào Giấy biên nhận, có ký nhận của người nộp, người tiếp nhận hồ sơ và ngày hẹn kết quả. Giấy biên nhận hồ sơ lập 02 bản: 01 bản giao cho chủ đầu tư và một bản lưu lại cơ quan cấp Giấy phép xây dựng. Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng, người tiếp nhận hồ sơ phải trả lời lý do từ chối cho người nộp hồ sơ biết. Trong trường hợp hồ sơ chưa hoàn chỉnh, tối đa là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết yêu cầu bổ sung hồ sơ. Chủ đầu tư có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận hồ sơ giải thích rõ những yêu cầu cần bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời gian cấp Giấy phép xây dựng. Trường hợp cơ quan cấp Giấy phép xây dựng có yêu cầu điều chỉnh nhỏ trong hồ sơ thiết kế để phù hợp với quy định chung về không gian kiến trúc đô thị mà không ảnh hưởng lớn đến kết cấu, quy mô công trình (như kích thước khoảng lùi công trình so với lộ giới, chiều rộng ban công, chiều cao sảnh…) thì có thể điều chỉnh trực tiếp bằng bút đỏ trên hồ sơ thiết kế; có chữ ký, họ tên của cán bộ kiểm tra và phải được thể hiện cả trên 02 bộ hồ sơ. - Bước 3: Trình ký: Căn cứ vào hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng, các ý kiến thảo luận, Chứng chỉ quy hoạch (nếu có), quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, các văn bản pháp luật khác có liên quan, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng thẩm tra hồ sơ, kiểm tra thực địa để giải quyết cấp giấy phép xây dựng hoặc từ chối cấp. Giấy phép xây dựng được lập thành 02 bản chính, một bản cấp cho chủ đầu tư, một bản lưu ở cơ quan cấp Giấy phép xây dựng. Trường hợp Giấy phép xây dựng bị mất chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan cấp Giấy phép xây dựng biết để xem xét cấp lại. - Bước 4: Trả kết quả: Trả kết quả cấp Giấy phép xây dựng theo thời gian đã hẹn trong Giấy biên nhận hồ sơ. |
Điều kiện thực hiện
Nội dung | Văn bản quy định |
---|---|
1.10.1. Phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch xây dựng chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trừ các công trình được cấp giấy phép xây dựng tạm;
1.10.2. Bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; thiết kế đô thị; các yêu cầu về an toàn đối với công trình xung quanh; bảo đảm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của Pháp luật; 1.10.3. Các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa phải bảo đảm mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường; 1.10.4. Bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với công trình vệ sinh, kho chứa hóa chất độc hại, các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến người sử dụng ở các công trình liền kề xung quanh; 1.10.5. Thửa đất được cấp giấy phép xây dựng nhà ở phải có diện tích, kích thước phù hợp với quy hoạch xây dựng chung, quy hoạch chi tiết được duyệt, cụ thể như sau: a. Các thửa đất xây dựng nhà ở trong khu đã quy hoạch xây dựng chi tiết phân lô được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì diện tích thửa đất xin cấp phép xây dựng phải phù hợp theo diện tích phân lô. Nghiêm cấm việc chia nhỏ thửa đất theo quy hoạch xây dựng chi tiết phân lô đã duyệt; b. Các thửa đất xây dựng nhà ở trong các khu ở quy hoạch xây dựng, các khu dân cư mới chưa có quy hoạch chi tiết phân lô phải đảm bảo các yêu cầu về kích thước tối thiểu theo Quy chuẩn xây dựng, cụ thể như sau: - Thửa đất tiếp giáp với đường phố có chỉ giới đường đỏ ≥20m, thì diện tích của lô đất xây dựng nhà ở phải ≥45m2; Cạnh ngắn của thửa đất (bề rộng hoặc chiều sâu) phải ≥5m; - Thửa đất tiếp giáp với đường phố có chỉ giới đường đỏ <20m, thì diện tích của thửa đất xây dựng nhà ở phải ≥36m2; Cạnh ngắn của thửa đất (bề rộng hoặc chiều sâu) phải ≥4m; c. Đối với công trình nhà ở xây dựng, cải tạo trong các khu phố cũ ngoài việc phải tuân thủ về mật độ xây dựng, chiều cao tầng theo quy hoạch được duyệt thì còn phải đảm bảo các yêu cầu về kích thước tối thiểu về diện tích thửa đất (sau khi trừ chỉ giới đường giao thông, hành lang bảo vệ công trình kỹ thuật) như sau: - Diện tích của thửa đất xây dựng nhà ở phải ≥40m2; - Cạnh ngắn của thửa đất (bề rộng hoặc chiều sâu) phải ≥3m; d. Đối với các trường hợp kích thước, diện tích thửa đất không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại các Điểm b, c Khoản này thì xử lý như sau: - Nếu phần diện tích còn lại nhỏ hơn 15m2 có chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3m thì không được phép xây dựng; - Nếu phần diện tích còn lại từ 15m2 đến nhỏ hơn diện tích quy định tại các Điểm b, c Khoản này và có chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên thì được phép xây dựng không quá 2 tầng. 1.10.6. Thửa đất được cấp giấy phép xây dựng phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng, không bị nguy cơ sạt lở, ngập úng. Cao độ ngập úng được xác định theo cao độ mực nước ngập thường xuyên của các sông suối, hồ, đập có liên quan đến lô đất; 1.10.7. Để tránh sạt lở, việc san ủi mặt bằng phải làm thành từng cấp không quá 3m và được gia cố đảm bảo an toàn. Các trường hợp khác phải có thiết kế gia cố bờ kè ta luy cụ thể. Trường hợp khu vực đã san ủi không có thiết kế gia cố ta luy, phạm vi được phép xây dựng công trình phải nằm ngoài phạm vi ta luy đào với tỷ lệ mái dốc tối thiểu là 1:1 (đối với khu vực đào là đất nguyên thổ, đất tự nhiên). (Theo hướng dẫn tại phụ lục 1 kèm theo Bộ thủ tục hành chính này). Các trường hợp còn lại được cấp giấy phép xây dựng nhưng phải tuân theo quy chế quản lý kiến trúc, cảnh quan của khu vực, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và các quy định của pháp luật có liên quan. 1.10.8. Khi xây dựng, cải tạo các đường phố phải xây dựng hệ thống ngầm để lắp đặt đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; cốt xây dựng mặt đường phải tuân thủ theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị. 1.10.9. Đối với công trình nhà cao tầng Cấp đặc biệt, Cấp I phải có thiết kế tầng hầm, trừ các trường hợp khác có yêu cầu riêng về thiết kế tầng hầm. 1.10.10. Đối với công trình trạm thu, phát sóng thông tin di động (Trạm BTS) trong đô thị thì việc cấp Giấy phép xây dựng phải thực hiện theo quyết định số 28/2008/QĐ-UBND ngày 10/9/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông về ban hành quy định cấp Giấy phép xây dựng đối với các công trình trạm thu phát sóng thông tin di động ở các đô thị. 1.10.11. Quy định về việc lập hồ sơ thiết kế để xin cấp GPXD: a. Trường hợp Nhà ở riêng lẻ xin cấp Giấy phép xây dựng có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250m2; từ 3 tầng trở lên hoặc Nhà ở trong các khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá thì Hồ sơ thiết kế nhà ở phải do tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân hành nghề thiết kế và đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng thực hiện. Chủ đầu tư phải ký xác nhận thống nhất nội dung bản vẽ và chịu trách nhiệm về hồ sơ thiết kế theo quy định của pháp luật. b. Trường hợp Nhà ở riêng lẻ xin cấp Giấy phép xây dựng có quy mô nhỏ hơn quy định tại Khoản 1 Điều này thì Chủ đầu tư được tự tổ chức thiết kế nhưng phải đầy đủ các bản vẽ theo quy định. Chủ đầu tư phải ký xác nhận vào bản vẽ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận. c. Đối với các công trình không phải là nhà ở : hồ sơ thiết kế xin cấp Giấy phép xây dựng là hồ sơ thiết kế kỹ thuật (hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình) đã được chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn do Nhà nước ban hành. |
Chưa có văn bản! |
Thành phần hồ sơ
a.1. Đơn xin cấp Giấy phép xây dựng công trình (theo mẫu).
a.2. Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất (kèm theo trích lục bản đồ hoặc trích đo trên thực địa hoặc sơ đồ ranh giới lô đất - đối với trường hợp trong các giấy tờ nêu trên chưa có bản vẽ trích lục bản đồ ghi rõ kích thước các cạnh thửa đất). + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở hoặc các công trình khác do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp qua tất cả các thời kỳ, kể cả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình mà trong đó có ghi diện tích đo đạc tạm thời hoặc ghi nợ tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ. + Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Nghị định 60/CP ngày 05/7/1994; Nghị định 61/ ngày 05/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở tại đô thị. + Quyết định giao đất, cho thuê đất để mục đích xây dựng nhà hoặc các công trình khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật về đất đai. + Hợp đồng thuê đất để mục đích xây dựng nhà hoặc các công trình khác với cá nhân có quyền sử dụng đất được phép cho thuê lại theo quy định của Pháp luật về đất đai. + Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất ở mà người đó vẫn sử dụng liên tục từ đó đến nay không có tranh chấp gồm: Bằng kháng điền thổ hoặc trích sao, trích lục, bản đồ điền thổ, bản đồ phân thiết thửa, chứng thư đoạn mãi đã thị thực, đăng tịch sang tên tại văn phòng Trưởng khế, Ty điền địa, Nha trước bạ. + Giấy tờ thừa kế, cho tặng nhà, đất được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận thừa kế, tặng cho về nhà đất không có tranh chấp. + Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật. + Giấy tờ chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà ở kèm theo quyền sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thẩm tra lô đất đó không có tranh chấp và được Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận kết quả thẩm tra. + Trường hợp hộ gia đình có nhu cầu xây dựng nhà ở mà không có các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất như trên nhưng được Ủy ban nhân dân cấp xã có đất thẩm tra lô đất đó đang sử dụng, không có tranh chấp và được Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm tra và xét cấp Giấy phép xây dựng. Hộ gia đình chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện các thủ tục để có quyền sử dụng đất theo quy định của Pháp luật. a.3. Hai bộ hồ sơ thiết kế: - Đối với nhà ở; công trình công nghiệp, dân dụng, công cộng, công trình của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế; công trình tín ngưỡng tôn giáo; công trình di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, tượng đài… Hồ sơ thiết kế xin cấp Giấy phép xây dựng gồm các bản vẽ sau: + Tổng mặt bằng thể hiện vị trí xây dựng công trình trên lô đất ( tỷ lệ 1/500 -:- 1/200) kèm theo sơ đồ vị trí công trình. + Mặt bằng các tầng, các mặt đứng, mặt cắt công trình ( tỷ lệ 1/100-:-1/200). + Mặt bằng móng công trình ( tỷ lệ 1/100 -:- 1/200), mặt cắt chi tiết móng (tỷ lệ 1/50). + Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, nước thải, cấp điện, cấp nước (tỷ lệ 1/100 -:- 1/200). - Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật như : đường sá, đường dây tải điện, các tuyến cấp thoát nước, tuyến thông tin bưu điện…, hồ sơ thiết kế xin cấp Giấy phép xây dựng gồm các bản vẽ như sau : + Sơ đồ vị trí tuyến công trình; + Mặt bằng tổng thể công trình (tỉ lệ 1/500- 1/5000); + Các mặt cắt ngang tuyến chủ yếu (tỉ lệ 1/50 -1/100); + Mặt bằng và chiều sâu móng của công trình ; + Sơ đồ hệ thống và các điểm đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian. a.4. Tuỳ theo tính chất công trình, chủ đầu tư bổ sung thêm vào hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng : - Đối với công trình xây dựng của doanh nghiệp: phải có bản sao Giấy đăng ký kinh doanh. - Đối với công trình tín ngưỡng, tôn giáo : + Công trình tín ngưỡng (nhà từ đường, nhà thờ họ,…): phải có văn bản đồng ý cho phép về quy mô xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã. + Công trình tôn giáo (nhà thờ, chùa,…) : phải có văn bản đồng ý cho phép về quy mô xây dựng của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông. - Đối với công trình của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế; công trình di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh; công trình tượng đài, tranh hoành tráng; công trình hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành; công trình có nguy cơ cháy nổ; công trình có tác động đến vệ sinh môi trường,… phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý ngành liên quan theo quy định của Pháp luật. - Đối với các công trình sửa chữa, cải tạo phải có ảnh chụp hiện trạng công trình cũ, các bản vẽ hiện trạng thể hiện mặt bằng, mặt cắt các tầng, mặt đứng và biện pháp phá dỡ (nếu có). Trong trường hợp xây dựng cải tạo có thay đổi quy mô công trình, sơ đồ kết cấu: phải có hồ sơ khảo sát hiện trạng, báo cáo kết quả thẩm tra kết cấu công trình, xác định công trình đủ khả năng cải tạo và các biện pháp gia cố của tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân. - Công trình ngầm: + Các thỏa thuận đấu nối kỹ thuật và đấu nối không gian ; + Các giải pháp kỹ thuật liên quan đến bảo đảm an toàn cho người, công trình, công trình lân cận và công trình bên trên, phương tiện thi công và các hoạt động công cộng khác ; + Giấy cam kết hoàn trả mặt bằng trên mặt đất theo quy định. - Công trình đường dây tải điện cao thế, cáp treo, các trạm thu phát sóng vô tuyến chưa có trong quy hoạch xây dựng được duyệt phải có văn bản chấp thuận của Bộ quốc phòng về quản lý độ cao tĩnh không theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 Nghị định 20/2009/NĐ-CP ngày 23/02/2009 của Chính Phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam. |
Số bộ hồ sơ: 2 bộ |
Các biểu mẫu
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Văn bản quy định |
---|---|
Đơn xin cấp giấy phép xây dựng công trình
Tải về |
1. Thông tư 03/2009/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành |
Phí và lệ phí
Tên phí / lệ phí | Mức phí | Văn bản quy định |
---|---|---|
Lệ phí cấp giấy phép xây dựng | 100.000 đồng/Giấy phép |
1. Quyết định 17/2007/QĐ-UBND ban hành danh mục phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Đắk Nông do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành |
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
Văn bản công bố thủ tục
Thủ tục hành chính liên quan
Thủ tục hành chính liên quan nội dung
1. Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt - Đắk Nông |
2. Cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo, tín ngưỡng, công trình khác - Đắk Nông |
Lược đồ Cấp giấy phép xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử- văn hoá; công trình tượng đài, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định - Đắk Nông
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!