UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2009/CT-UBND | Lào Cai, ngày 21 tháng 7 năm 2009 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
Trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở các xã, phường, thị trấn, các cơ quan hành chính, sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn (gọi chung là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương) đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện, được nhân dân đồng tình hướng ứng và đã thu được nhiều kết quả khả quan, góp phần nâng cao nhận thức về quyền làm chủ của nhân dân, thu hút mọi người tham gia quản lý Nhà nước, giám sát hoạt động của chính quyền, từng bước khắc phục tình trạng sách nhiễu, quan liêu, mất dân chủ. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã tác động tích cực đến việc sửa đổi lề lối, tác phong, tinh thần, thái độ làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp và công nhân lao động theo hướng dẫn chủ, công khai hóa, phục vụ ngày càng tốt hơn. Thông qua việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần mang lại hiệu quả thiết thực trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng đời sống văn hóa ở nơi công sở, khu dân cư. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở vẫn còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém, đó là: Công tác triển khai, tuyên truyền, vận động chưa đồng bộ và thường xuyên; tình trạng mất dân chủ, dân chủ hình thức và lợi dụng dân chủ vẫn còn xảy ra ở một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương; tinh thần thái độ phục vụ nhân dân của một số cán bộ, công chức, viên chức chưa cao.
Để phái huy những kết quả đã đạt được, khắc phục nhưng hạn chế đã nêu ở trên và để việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới tiếp tục được tốt hơn; UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương trong tỉnh thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chủ tnrơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm nâng cao ý thức chính trị, quyền làm chủ của mọi công dân; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
2. Đưa việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở tất cả các cấp, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương vào nề nếp thường xuyên và có chiều sâu.
2.1. Đối với các cơ quan Nhà nước: Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nội dung Quy chế dân chủ quy định tại Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ; rà soát quy chế làm việc, các quy định khác của cơ quan để bổ sung, sửa đổi đúng quy định của Chính phủ và của các Bộ, ngành Trung ương về thực hiện Quy chế dân chủ. Đồng thời tổ chức thực hiện tốt các nội dung thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị, địa phương.
Việc thực hiện Quy chế dân chủ phải gắn với công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và kiện toàn đội ngũ cán bộ trong cơ quan, đơn vị; xây dựng dội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ đạt chuẩn theo quy định
Việc thực hiện Quy chế dân chủ phải gắn với cải cách hành chính và đổi mới phong cách làm việc theo tinh thần "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân"; chấn chỉnh kỷ luật công vụ, xây dựng tác phong công chức văn minh, lịch sự, thực hiện tốt Pháp luật về cán bộ, công chức và các quy định của Chính phủ liên quan đến quản lý cán bộ, công chức; nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức trong công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo. Thực hiện tốt tư tưởng chỉ đạo của Đảng theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", đây là công tác quan trọng trong việc thực hiện Quy chế dân chủ nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng và lãng phí; đồng thời thực hiện xây dựng cơ quan, đơn vị, tổ chức cơ sở Đảng, các tổ chức đoàn thể vững mạnh toàn diện.
2.2. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài Nhà nước (Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần): Giám đốc các doanh nghiệp có trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ tại đơn vị theo quy định tại Nghị định số 07/1999/NĐ-CP và Nghị định số 87/2007/NĐ-CP của Chính phủ; thực hiện đúng các quy định về tuyển dụng, cho thôi việc, chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ làm thêm ca, thêm giờ, về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đề bạt bổ nhiệm cán bộ và đảm bảo các điều kiện để Ban thanh tra nhân dân hoạt động có hiệu quả nhất; việc tổ chức Đại hội công nhân viên chức lao động từ cơ sở xí nghiệp, phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất đến toàn doanh nghiệp theo đúng nội dung quy định. Xây dựng quy chế phối hợp giữa cấp ủy Đảng, Giám đốc và các đoàn thể trong việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, xây dựng tổ chức Đảng và các đoàn thể vững mạnh.
2.3. Đối với xã, phường, thị trấn: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biển Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn bằng nhiều hình thức; trong đó cần biên soạn tài liệu phổ biến nội dung pháp luật dưới các hình thức tờ gấp, tờ rơi, pano ..v.v để cấp cho thôn, bản, tổ dân phố; lồng ghép chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật với các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ và nhân dân.
Tiếp tục chi đạo xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện quy chế làm việc ở các cơ quan, tổ chức; quy ước, hương ước ở thôn, bản, tổ dân phố cho phù hợp với tình hình thực tế; gắn việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ với thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" có hiệu quả, thiết thực. Cụ thể hóa các biện pháp và trách nhiệm triển khai các nội dung "những việc cần thông báo để nhân dân biết" "những việc nhân dân bàn và quyết định", "những việc nhân dân bàn, chính quyền quyết định", "những việc nhân dân giám sát, kiểm tra" để tất cả nhưng nội dung này đến được với nhân dân.
3. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương mình. Chú trọng chấn chỉnh công tác thống kê, bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ giải tỏa, tái định cư; tăng cường trách nhiệm của hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực tranh chấp đất đai, bồi thường, hỗ trợ giải tỏa. Kiểm tra việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nhất là những thủ tục liên quan trực tiếp đến các tổ chức và công dân. Gắn công tác thanh tra chuyên ngành với kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao dộng và nhân dân phát huy vai trò, quyền làm chủ của mình trong việc giám sát thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở: tích cực phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, các tệ nạn xã hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương trong chỉ đạo triển khai thực hiện Quy chế dân chủ.
Tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương mình; xây dựng kế hoạch, nội dung công tác và quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo và theo hướng phát huy cao vai trò cùa các tổ chức quần chúng trong việc giám sát thực hiện Quy chế dân chủ.
Đổi mới phương thức hoạt động của Ban Chỉ đạo theo hướng tập trung kiểm tra, giám sát, phát hiện, đề xuất xử lý các biểu hiện lệch lạc, thiếu nghiêm túc trong thực hiện Quy chế. Tiếp tục tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của các tổ chức, nhân dân để đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung, điều chỉnh quy chế cho phù hợp với thực tiễn và các quy định của pháp luật hiện hành. Tham mưu cho cấp ủy Đảng tăng cường công tác lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Thường xuyên gắn thực hiện Quy chế dân chủ với việc cụ thể hóa các nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở; Cuộc vận động "xây dựng, chỉnh đốn Đảng", "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" "học lập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các kế hoạch công tác dân vận của Tỉnh ủy Lào Cai.
4. Đề nghị các cấp ủy Đảng phân công cấp ủy viên chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Quy chế dân chủ. Đưa nội dung lãnh đạo việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn liền và thường xuyên với cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đồng thời chỉ đạo đưa nội dung xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ỏ từng cơ sở thành tiêu chuẩn cụ thể và chỉ tiêu thi đua để đánh giá, bình xét, xếp loại tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể hàng năm.
5. Đề nghị các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nâng cao vai trò giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phuơng. Thực hiện tốt các nội dung của Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về hướng dẫn thi hành các Điều 11, 14, 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Căn cứ Chỉ thị này, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố xây dựng chương trình kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Quy chế dân chủ tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương; định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện Quy chế với UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ). Đề nghị các cấp ủy Đảng, các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền cùng cấp chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Giao Sở Nội vụ chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương triển khai thực hiện Chỉ thị này, tổng hợp định kỳ báo cáo UBND tỉnh.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Quyết định 32/2019/QĐ-UBND bãi bỏ 21 văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai thuộc lĩnh vực Nội vụ
- 2 Quyết định 229/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành hết hiệu lực thi hành năm 2019
- 3 Quyết định 229/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành hết hiệu lực thi hành năm 2019
- 1 Công văn 2197/UBND-VX thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở năm 2014 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2009 triển khai thực hiện Nghị định 87/2007/NĐ-CP của Chính phủ ở các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn trong giai đoạn hiện nay do tỉnh Bình Dương ban hành
- 3 Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN về hướng dẫn thi hành các điều 11, điều 14, điều 16, điều 22 và điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn do Chính phủ - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 4 Nghị định 87/2007/NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ ở công ty cổ phần,công ty trách nhiệm hữu hạn
- 5 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007
- 6 Chỉ thị 18/2000/CT-TTg về tăng cường công tác dân vận do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Nghị định 07/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp Nhà nước
- 8 Chỉ thị 02/1999/CT-UB-NC triển khai quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9 Nghị định 71/1998/NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan
- 10 Chỉ thị 29/1998/CT-UB-NC về triển khai quy chế thực hiện dân chủ ở phường-xã, thị trấn do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 11 Chỉ thị 11/1998/CT.CT về triển khai quy chế thực hiện dân chủ ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh Lào Cai
- 1 Chỉ thị 02/1999/CT-UB-NC triển khai quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Chỉ thị 29/1998/CT-UB-NC về triển khai quy chế thực hiện dân chủ ở phường-xã, thị trấn do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Chỉ thị 11/1998/CT.CT về triển khai quy chế thực hiện dân chủ ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh Lào Cai
- 4 Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2009 triển khai thực hiện Nghị định 87/2007/NĐ-CP của Chính phủ ở các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn trong giai đoạn hiện nay do tỉnh Bình Dương ban hành
- 5 Công văn 2197/UBND-VX thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở năm 2014 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6 Quyết định 32/2019/QĐ-UBND bãi bỏ 21 văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai thuộc lĩnh vực Nội vụ
- 7 Quyết định 229/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành hết hiệu lực thi hành năm 2019