CHỈ THỊ VỀ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VÀ THAM NHŨNG TRONG LĨNH VỰC BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Trong những năm qua, ngành Bưu chính, Viễn thông đã tích cực triển khai, thực hiện Nghị quyết 09/1998/NQ-CP ngày Để tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tham nhũng trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, thực hiện Chỉ thị số 37/2004/CT-TTg ngày 08/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP và Chương trình phòng, chống tội phạm của Chính phủ đến năm 2010, Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Bưu chính, Viễn thông, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin tập trung thực hiện các nội dung sau: 1. Tăng cường sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp uỷ Đảng về công tác phòng chống, tội phạm và tham nhũng; đưa công tác phòng, chống tội phạm và tham nhũng trở thành một trong những nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan, đơn vị mình. 2. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 09/2003/CT-BBCVT ngày 23/10/2003 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin. 3. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình: - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm, chống tham nhũng, pháp luật về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trong quần chúng nhân dân. - Rà soát, kiểm tra các văn bản pháp luật về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin đã ban hành, phát hiện những sơ hở, thiếu sót để kịp thời huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh những quan hệ xã hội mới phát sinh trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin nhằm tạo ra hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, chặt chẽ, đồng bộ và luôn theo kịp với sự phát triển của xã hội. - Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, pháp luật liên quan đến phòng, chống tội phạm và tham nhũng của các tổ chức, cá nhân. 4. Sở Bưu chính, Viễn thông: - Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, Internet và công nghệ thông tin tại địa phương. - Phối hợp các cơ quan hữu quan tại địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý hoặc đề xuất các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn quản lý. 5. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin: - Động viên cán bộ công nhân viên trong đơn vị tham gia phong trào toàn dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, góp phần bảo vệ an ninh, trật tự xã hội; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các lực lượng công an địa phương, các tổ chức quần chúng xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm và tham nhũng trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin. - Nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát chặt chẽ các khâu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, xuất nhập khẩu, mua sắm trang thiết bị, quản lý tài chính - kế toán; tăng cường công tác tự thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh những sai phạm trong quá trình thực hiện cơ chế chính sách quản lý kinh tế - xã hội nhằm hạn chế tối đa các hành vi tham nhũng, tiêu cực, đồng thời phát hiện những sơ hở, bất hợp lý trong văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời đề xuất điều chỉnh, khắc phục không để cho tội phạm lợi dụng hoạt động. - Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị; xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời những tập thể, cá nhân có hành vi tiêu cực, tham nhũng mà chưa đến mức truy cứu hình sự; kết hợp công tác đấu tranh chống tham nhũng với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hoá gửi trong bưu phẩm, bưu kiện và các gói, kiện hàng khi tiếp nhận của khách hàng. - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, Internet và công nghệ thông tin tổ chức rà soát báo cáo các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền những hiện tượng nghi vấn để kịp thời kiểm tra, xử lý hành vi trộm cắp cước dịch vụ viễn thông quốc tế, khai thác bất hợp pháp các dịch vụ Internet, Internet phone…, nhất là ở các thành phố lớn và các khu vực biên giới. 6. Tổ chức thực hiện: - Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các Sở Bưu chính, Viễn thông, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện các nội dung của Chỉ thị này. - Tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống tội phạm và tham nhũng của đơn vị mình vào tháng cuối cùng của hàng quý và tổng kết vào cuối năm. Báo cáo kết quả theo định kỳ hàng quý về Bộ Bưu chính, Viễn thông để tổng hợp báo cáo Chính phủ. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông, Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông, Tổng Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin phải nhận thức rõ và tổ chức triển khai nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị này./.
|
- 1 Chỉ thị 37/2004/CT-TTg về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 09/1998/NQ-CP và Chương trình phòng, chống tội phạm của Chính phủ đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Chỉ thị 09/2003/CT-BBCVT về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin do Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành
- 3 Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP về việc tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới do Chính Phủ ban hành
- 4 Chỉ thị 219-TTg năm 1997 về việc tăng cường công tác đấu tranh phòng chống, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 1 Công văn số 1566/CP-QHQT ngày 21/10/2004 của Chính phủ về việc Hiệp định Việt Nam - Đức về hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm nguy hiểm và có tổ chức
- 2 Chỉ thị 219-TTg năm 1997 về việc tăng cường công tác đấu tranh phòng chống, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành