UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/CT-UBND | Bắc Giang, ngày 28 tháng 3 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ, KHAI THÁC, VẬN CHUYỂN VÀ TIÊU THỤ CÁT, SỎI LÒNG SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển, tập kết và tiêu thụ cát, sỏi lòng sông đã đi dần vào nề nếp và từng bước được tăng cường; song vẫn còn một số tồn tại, bất cập như: tình trạng hoạt động khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông trái phép còn diễn ra ở một số địa phương, làm thất thoát tài nguyên khoáng sản, thất thu thuế, thay đổi dòng chảy, sạt lở bờ sông, đe dọa an toàn đê điều, cầu cống, người và tài sản, cản trở giao thông đường thủy nội địa, làm mất an ninh trật tự trên địa bàn và gây khó khăn cho công tác quản lý.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, giữa các địa phương có tuyến sông giáp ranh trong quản lý hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển, tập kết và tiêu thụ cát, sỏi lòng sông chưa chặt chẽ, đồng bộ và chưa thường xuyên; một số địa phương thiếu quan tâm, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ khoáng sản, nhiều nơi có tư tưởng trông chờ chỉ đạo của cấp trên; việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm không thường xuyên, thiếu kiên quyết; nhiều đối tượng khai thác, vận chuyển, tập kết và tiêu thụ cát, sỏi trái phép đã bị ngăn chặn, xử phạt nhưng vẫn tái phạm.
Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý thăm dò, khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi lòng sông tại Công văn số 1238/VPCP-KTN ngày 07/02/2013 và Thông báo số 36/TB-VPCP ngày 23/01/2014 của Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Tham mưu UBND tỉnh tiếp tục thực hiện Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 22/01/2013 của UBND tỉnh ban hành Chương trình thực hiện Kế hoạch số 20-KH/TU ngày 14/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
b) Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, xử lý, ngăn chặn hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trên địa bàn tỉnh; thành lập Ban chỉ đạo của tỉnh về kiểm tra và xử lý khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép trên địa bàn tỉnh, do một Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường làm Phó trưởng ban Thường trực, Giám đốc Công an tỉnh làm Phó trưởng ban, các thành viên là lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
c) Phối hợp với Công an tỉnh, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động thăm dò, khai thác vận chuyển cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý những trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông và sử dụng bãi ven sông chứa cát, sỏi trái phép, vi phạm pháp luật về đê điều và phòng, chống lụt bão, ảnh hưởng đến an toàn đê điều, thoát lũ lòng sông. Tham mưu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền các biện pháp về bảo vệ đê điều, công trình thủy lợi liên quan đến các tuyến sông.
3. Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng liên quan của ngành tăng cường phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố thường xuyên tuần tra kiểm soát, nhất là những nơi thường xảy ra hiện tượng khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép, bảo đảm an ninh, trật tự, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác, vận chuyển cát, sỏi lòng sông, gây mất trật tự an toàn xã hội trên đường thủy; chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm liên quan đến hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trên lòng sông.
4. Sở Công Thương chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc mua bán, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông trái phép, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật.
5. Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thành phố.
6. UBND các huyện, thành phố:
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản, đê điều và bảo vệ môi trường cho nhân dân địa phương và các tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển, tập kết và tiêu thụ cát, sỏi lòng sông để nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ khoáng sản, bảo vệ đê điều và bảo vệ môi trường sinh thái.
b) Lập và phê duyệt phương án bảo vệ cát, sỏi lòng sông chưa khai thác, chú ý xác định các khu vực thường xảy ra khai thác trái phép để có phương án xử lý; đưa ra giải pháp phối hợp, trao đổi thông tin trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động khai thác, mua bán, vận chuyển, tập kết cát, sỏi lòng sông trái phép tại các tuyến sông giáp ranh giữa các xã, các huyện, xong trước ngày 30/6/2014, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp). Thành lập hoặc kiện toàn Tổ công tác liên ngành của huyện về kiểm tra và xử lý khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép trên địa bàn, do một Phó Chủ tịch UBND huyện làm Tổ trưởng, Trưởng Công an huyện làm Tổ phó Thường trực, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường làm Tổ phó, các tổ viên là lãnh đạo các cơ quan chức năng của huyện.
c) Chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND cấp xã tăng cường công tác quản lý hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông trên địa bàn, đặc biệt ở các tuyến sông giáp ranh giữa các huyện và giữa các tỉnh. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý các trường hợp khai thác trái phép, các trường hợp vi phạm quy định về an toàn lao động, gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến an toàn đê điều, thoát lũ, gây bức xúc trong nhân dân; xử lý triệt để các trường hợp kinh doanh bến bãi, vận chuyển, tập kết cát, sỏi lòng sông trái phép hoặc không có nguồn gốc hợp pháp.
d) Khi phát hiện hoạt động khoáng sản trái phép phải tổ chức ngay lực lượng ngăn chặn, xử lý kiên quyết, kịp thời theo thẩm quyền. Đối với các trường hợp phức tạp, cần hỗ trợ phối hợp phải kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Ban chỉ đạo của tỉnh về kiểm tra và xử lý khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép để xử lý theo quy định của pháp luật. Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với cán bộ nếu để xảy ra tình trạng thăm dò, khai thác, vận chuyển và tiêu thụ trái phép cát, sỏi trên sông mà không kịp thời có biện pháp giải quyết, xử lý, ngăn chặn. Nếu để xảy ra hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông và sử dụng bãi ven sông chứa cát, sỏi trái phép tái diễn 02 lần trở lên thì Chủ tịch UBND huyện với trách nhiệm người đứng đầu bị phê bình bằng văn bản và kiểm điểm trước Chủ tịch UBND tỉnh.
7. UBND cấp xã có sông:
a) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản, đê điều và bảo vệ môi trường cho nhân dân địa phương và các tổ chức, cá nhân; yêu cầu các chủ tàu trên địa bàn ký cam kết không khai thác, vận chuyển cát, sỏi trái phép.
b) Tổ chức thực hiện phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của các cấp đã được phê duyệt. Xây dựng phương án phối hợp với các xã giáp ranh có sông để kiểm tra, xử lý các đối tượng khai thác, tập kết, vận chuyển cát, sỏi lòng sông trái phép tại vùng giáp ranh, xong trước 30/6/2014.
c) Tổ chức kiểm tra, xử lý đối với hoạt động khai thác, tập kết cát, sỏi lòng sông trái phép trên địa bàn. Đối với những địa bàn thường xuyên xẩy ra hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép, tập trung nhiều phương tiện khai thác vào ban đêm thì Chủ tịch UBND xã đó phải có kế hoạch bố trí lực lượng, phương tiện để xử lý; đồng thời báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện để bổ sung lực lượng kịp thời xử lý vi phạm.
Nếu để hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông và sử dụng bãi ven sông chứa cát, sỏi trái phép, xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng đến đê điều, đất đai, môi trường thì Chủ tịch UBND cấp xã phải kiểm điểm trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện.
8. Các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, UBND cấp xã, các tổ chức, cá nhân có hoạt động thăm dò, khai thác và tập kết cát, sỏi lòng sông tiếp tục thực hiện nghiêm túc Quy định quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông và sử dụng bãi ven sông chứa cát, sỏi trên địa bàn tỉnh ban hành tại Quyết định số 194/2013/QĐ-UBND ngày 16/5/2013 của UBND tỉnh.
9. Các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản trong diện tích được cấp giấy phép theo quy định; phải xác định rõ ranh giới, bến bãi, tàu thuyền, phương tiện, thời gian thăm dò, khai thác cụ thể trong phương án; thực hiện đúng quy định tại Điều 3, khoản 1 Điều 8 Quy định quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông và sử dụng bãi ven sông chứa cát, sỏi theo Quyết định số 194/2013/QĐ-UBND ngày 16/5/2013 của UBND tỉnh. Các tổ chức, cá nhân vận chuyển cát, sỏi lòng sông phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về an toàn giao thông đường thủy; các phương tiện vận chuyển cát, sỏi phải được đăng ký, đăng kiểm đúng quy định.
10. Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, bảo vệ đê điều; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền giúp nhân dân hiểu rõ quy định của pháp luật về khoáng sản nói chung và cát, sỏi lòng sông nói riêng; quyền lợi, trách nhiệm của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác; trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản; kịp thời chuyển các kiến nghị của bạn đọc, xem truyền hình, nghe đài đến các cơ quan chức năng để được xem xét, giải quyết và trả lời theo quy định của pháp luật.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể nhân dân phát động quần chúng nhân dân tích cực tham gia phòng chống việc khai thác, vận chuyển và tiêu thụ cát, sỏi lòng sông trái phép trên địa bàn tỉnh; giám sát công tác quản lý hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển và tiêu thụ cát, sỏi trên địa bàn tỉnh; giám sát việc công khai Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi lòng sông; Quy hoạch bãi ven sông chứa cát, sỏi theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác, vận chuyển cát, sỏi lòng sông khẩn trương tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Định kỳ 06 tháng báo cáo kết quả thực hiện với Chủ tịch UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp)./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2017 về tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, vận chuyển cát, sỏi lòng sông, bãi bồi trái phép trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2 Quyết định 1838/QĐ-UBND năm 2016 bổ sung chính sách hỗ trợ thực hiện Đề án "Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi" tỉnh Bình Định
- 3 Quyết định 2839/QĐ-UBND năm 2014 Quy định tạm thời quản lý khai thác cát, sỏi ở lòng sông theo mô hình cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4 Thông báo 36/TB-VPCP năm 2014 ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 ngành tài nguyên và môi trường do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển và tiêu thụ cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 6 Quyết định 194/2013/QĐ-UBND về quy định quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông và sử dụng bãi ven sông chứa cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 7 Công văn 1238/VPCP-KTN tăng cường công tác quản lý thăm dò, khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi lòng sông do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 24/QĐ-UBND năm 2013 ban hành Chương trình thực hiện Kế hoạch 20-KH/TU thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 9 Chỉ thị 08/2011/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 10 Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2011 tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản do tỉnh Hà Giang ban hành
- 11 Chỉ thị 09/2010/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước lĩnh vực hoạt động nạo vét khai thông đường thủy nội địa và vận chuyển, tiêu thụ đất, cát, sỏi lòng sông trên địa bàn do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 12 Chỉ thị 14/2004/CT-UB về tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động khai thác cát lòng sông do tỉnh Bến Tre ban hành
- 1 Chỉ thị 09/2010/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước lĩnh vực hoạt động nạo vét khai thông đường thủy nội địa và vận chuyển, tiêu thụ đất, cát, sỏi lòng sông trên địa bàn do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 2 Chỉ thị 08/2011/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3 Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển và tiêu thụ cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 4 Chỉ thị 14/2004/CT-UB về tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động khai thác cát lòng sông do tỉnh Bến Tre ban hành
- 5 Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2011 tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản do tỉnh Hà Giang ban hành
- 6 Quyết định 2839/QĐ-UBND năm 2014 Quy định tạm thời quản lý khai thác cát, sỏi ở lòng sông theo mô hình cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7 Quyết định 1838/QĐ-UBND năm 2016 bổ sung chính sách hỗ trợ thực hiện Đề án "Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi" tỉnh Bình Định
- 8 Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2017 về tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, vận chuyển cát, sỏi lòng sông, bãi bồi trái phép trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế