ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2010/CT-UBND | Vũng Tàu, ngày 29 tháng 4 năm 2010 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG NẠO VÉT KHAI THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ VẬN CHUYỂN, TIÊU THỤ ĐẤT, CÁT, SỎI LÒNG SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Trong những năm gần đây tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều biến chuyển về phát triển kinh tế, nhiều dự án khu công nghiệp được triển khai, các dự án cảng biển đang trong giai đoạn gấp rút thực hiện, các dự án hạ tầng kỹ thuật cũng được tiến hành đồng bộ để đưa vào hoạt động. Do vậy nhu cầu về vật liệu san cấp công trình với khối lượng lớn ngày càng trở lên khan hiếm và cấp bách. Quy hoạch mỏ vật liệu san lấp tính đến năm 2010 chỉ đủ cung cấp 78,78 triệu m3 so với tổng nhu cầu 158 triệu m3, đạt khoảng 50% nhu cầu cần thiết. Như vậy, ngoài việc sử dụng nguồn vật liệu san cấp từ các mỏ được quy hoạch còn phải sử dụng nguồn cát san lấp ngoài tỉnh và nguồn tận thu vật liệu san lấp từ các dự án nạo vét luồng lạch đường thủy nội địa.
Với chủ trương ''xã hội hóa công tác nạo vét, khơi thông luồng lạch thủy nội địa'' bằng hình thức tận thu vật liệu san cấp, lấy thu bù chi để tận dụng tối đa năng lực nguồn vốn khác mà vẫn đáp ứng nhu cầu và mục tiêu nạo vét, khai thông luồng đường thủy nội địa theo đúng quy hoạch.
Từ năm 2007 đến nay trên địa bàn tỉnh đã thực hiện một số dự án xã hội hóa công tác duy tu, nạo vét luồng đường thủy nội địa, giao cho chủ đầu tư là các doanh nghiệp tổ, chức nạo vét, tận thu vật liệu san lấp như luồng sông Chà Và, Sông Dinh, Mỏ Nhát, rạch Cây Khế, Rạch Tre, sông Cửa Lấp. Tuy nhiên, qua đánh giá chung về tình hình quản lý hoạt động nạo vét khai thông đường thủy nội địa và vận chuyển vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như quá trình triển khai dự án của chủ đầu tư và hiệu quả mục tiêu đầu tư của các dự án này còn nhiều vấn đề bất cập, chưa đảm bảo tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật nhà nước hiện hành và các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Thi công chỉ chú trọng khâu tận thu phần cát san lấp, không nạo vét đoạn có bùn mang đổ theo hồ sơ thiết kế, không đổ bùn đúng nơi quy định, rửa cát trên sông gây ô nhiễm môi trường; một số cá nhân, đơn vị tự tổ chức nạo vét trái phép khi chưa được cấp giấy phép v.v.. ngoài ra còn một số lượng lớn ghe tàu ngoài tỉnh không đăng ký, đăng kiểm, lợi dụng địa bàn sông nước khó kiểm soát hoặc trà trộn vào các dự án hút trộm cát trái phép gây nên tình trạng mất trật tự, an toàn giao thông trên đường thủy nội địa.
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước trong quản lý hoạt động nạo vét khai thông đường thủy nội địa và vận chuyển, tiêu thụ đất, cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ thị:
1. Các dự án nạo vét, khai thông luồng đường thủy nội địa, chủ đầu tư phải lấy ý kiến của chính quyền địa phương, sở quản lý chuyên ngành và Bộ đội Biên phòng tỉnh trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi triển khai dự án, chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản về Ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan chức năng và địa phương trước 07 ngày.
2. Trước khi triển khai dự án, chủ đầu tư phải đảm bảo đầy đủ các thủ tục về đánh giá tác động môi trường (hoặc cam kết bảo vệ môi trường); phương án đảm bảo an toàn giao thông đường thủy được chấp thuận; thỏa thuận vị trí đổ bùn; được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền bàn giao mặt bằng luồng, tuyến thi công và dự trù phương án khắc phục hậu quả khi có sự cố sảy ra. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục, chủ đầu tư phải thực hiện: lắp đặt báo hiệu đường thủy (nếu có); tổ chức rà quét, thanh thải chướng ngại vật phát sinh trong quá trình thi công, trong phạm vi vùng nước phục vụ thi công hoặc ngoài vùng nước thi công ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy; bàn giao luồng, phạm vi hành lang bảo vệ luồng cho đơn vị quản lý đường thủy nội địa khu vực với đầy đủ hồ sơ và thủ tục quy định.
3. Đối với các dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép nạo vét, chủ đầu tư phải trực tiếp tổ chức thi công đúng hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt; không sang nhượng dự án; không tự ý phân chia dự án; quá trình thi công không gây ô nhiễm môi trường và phải nhanh chóng khắc phục hậu quả nếu sảy ra sự cố sạt lở bờ.
4. Khi tham gia thực hiện nạo vét luồng đường thủy nội địa người và các loại phương tiện hoạt động phải có đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật.
5. Nghiêm cấm mọi hành vi khai thác, vận chuyển, mua bán, tiêu thụ các loại đất, cát, sỏi lòng sông trái phép trên đường thủy nội địa. Nghiêm cấm các phương tiện có trang thiết bị bơm, hút cát neo đậu trái phép tại các luồng sông thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Yêu cầu các cơ quan chức năng và địa phương sở tại tăng cường tuần tra, phát hiện, xử lý vi phạm và trục xuất ra khỏi địa bàn tỉnh nhằm lập lại trật tự và an toàn giao thông đường thủy nội địa đồng thời chấm dứt tình trạng lợi dụng chủ trương nạo vét luồng lạch để khai thác khoáng sản trái phép.
Tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật. Chủ đầu tư dự án nạo vét khai thông luồng đường thủy nội địa vi phạm các quy định trên, các cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý tùy theo hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi giấy phép thực hiện dự án.
6. Giao trách nhiệm cho Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh và các đơn vị có liên quan thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng thẩm quyền; tổ chức đoàn liên ngành hoạt động theo kế hoạch, chủ động đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh để trang bị phương tiện, thiết bị và kinh phí cho hoạt động của đoàn liên ngành
7. Giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố; Ủy ban nhân dân các phường, xã, nơi có luồng đường thủy nội địa đi qua, lập kế hoạch và chủ động phối hợp với Sở Giao thông vận tải và đoàn liên ngành của tỉnh thực hiện công tác tuần tra, giám sát và kiểm tra các hoạt động khai thác, nạo vét, hút cát đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành; kiên quyết xử phạt đối với mọi hành vi vi phạm trong địa bàn địa phương quản lý theo thẩm quyền.
8. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thành phố, các đơn vị và cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển và tiêu thụ cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 2 Quyết định 1561/QĐ-UBND năm 2011 điều chỉnh dự án nạo vét sông Ngụ thuộc hệ thống thủy nông Nam Đuống do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 3 Chỉ thị 15/2011/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản cát lòng sông trái quy định pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4 Chỉ thị 08/2011/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 5 Chỉ thị 02/2009/CT-UBND tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản và thăm dò, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát lòng sông, bãi biển trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- 6 Chỉ thị 29/2007/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 1 Chỉ thị 02/2009/CT-UBND tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản và thăm dò, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát lòng sông, bãi biển trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- 2 Chỉ thị 29/2007/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 3 Chỉ thị 15/2011/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản cát lòng sông trái quy định pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4 Chỉ thị 08/2011/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 5 Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển và tiêu thụ cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 6 Chỉ thị 14/2004/CT-UB về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực vận tải khách bằng ô tô do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 7 Quyết định 1561/QĐ-UBND năm 2011 điều chỉnh dự án nạo vét sông Ngụ thuộc hệ thống thủy nông Nam Đuống do tỉnh Bắc Ninh ban hành