ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2007/CT-UBND | Long Xuyên, ngày 06 tháng 02 năm 2007 |
CHỈ THỊ
V/V THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) là việc định hướng cho học sinh lựa chọn con đường tiếp tục học tập hoặc đi vào lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với hoàn cảnh, năng lực, sở thích của các em và yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Hàng năm ở An Giang, có khoảng 20% học sinh tốt nghiệp THCS và 60% học sinh tốt nghiệp THPT không có điều kiện tiếp tục vào học ở các trường THPT hoặc trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Việc thực hiện công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT trong thời gian qua tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn có những hạn chế như sau:
- Công tác tuyên truyền của ngành giáo dục - đào tạo về công tác phân luồng còn nhiều hạn chế. Các trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề, trường chuyên nghiệp trong tỉnh chưa làm tốt công tác tuyển sinh, chưa tuyên truyền, phổ biến rộng rãi kế hoạch, phương thức đào tạo để học sinh biết và đăng ký dự học.
- Hệ thống các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo nghề, đào tạo chuyên nghiệp còn nhiều hạn chế về số lượng và ngành nghề đào tạo; các ngành nghề đào tạo chưa thu hút học sinh, việc học nghề chưa gắn với việc làm sau khi tốt nghiệp.
- Công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông thực hiện chưa tốt, nên chưa giúp cho học sinh có ý thức định hướng nghề nghiệp để xác định động cơ, phương hướng học tập tốt. Phụ huynh học sinh thường hướng con em học hết bậc phổ thông, sau đó thi vào trường đại học hoặc cao đẳng, nếu không đạt thì cho con em nghỉ học.
Có hiện tượng học sinh chọn nghề theo xu hướng của bạn bè, hoặc vì tính hấp dẫn khi chọn việc làm sau khi ra trường, mà chưa tự lượng khả năng học tập của mình, hoặc tính đến nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
- Kết quả học BTVH trong thời gian qua chưa cao, việc tổ chức giảng dạy có nơi chưa nghiêm túc, nên chưa tạo được niềm tin đối với người học. Chủ trương đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy BTVH, nhằm nâng cao chất lượng loại hình học tập nầy chưa được phổ biến rộng rãi để mọi người biết.
Để thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT, UBND tỉnh chỉ thị:
1- Việc tổ chức phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Học sinh sau khi tốt nghiệp THCS nếu có đủ điều kiện, khả năng đều được học tiếp lên lớp 10.
- Học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT không có điều kiện, khả năng học tiếp lên thì được hướng nghiệp, tham gia học nghề phù hợp.
2- Ngành GD-ĐT phối hợp với các ngành liên quan, có biện pháp đẩy mạnh việc tuyên truyền để cho nhân dân có nhận thức đúng về chủ trương phân luồng của Bộ GD-ĐT và của tỉnh; làm cho nhân dân nhận thức rõ các loại hình giáo dục sau cấp THCS và THPT.
3- Ngành GD-ĐT, LĐTB-XH và các ngành liên quan có trách nhiệm củng cố, phát triển hệ thống các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh. Tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị để các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo nghề nâng cao chất lượng hoạt động; mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo. Khuyến khích phát triển và quản lý tốt hệ thống trường, lớp dạy nghề ngoài công lập.
4- Các trường, trung tâm, các cơ sở đào tạo nghề cần năng động hơn trong việc gắn đào tạo với giới thiệu việc làm, thông qua hợp đồng cung ứng lao động với các cơ sở đào tạo nghề, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tích cực tuyên truyền tuyển sinh, thông qua việc quảng bá rộng rãi các ngành nghề đào tạo, kết hợp chặt với cơ quan quản lý giáo dục, các trường THCS, THPT để thực hiện công tác tuyển sinh.
Sở LĐTB-XH tham mưu UBND tỉnh giao trách nhiệm cho đơn vị dự báo nhu cầu lao động trong, ngoài tỉnh để giúp các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo định hướng ngành nghề đào tạo phù hợp với thị trường lao động của xã hội.
5- Sở GD-ĐT chủ trì phối hợp Sở LĐTB-XH lập đề án phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT; nêu rõ thực trạng, quan điểm chỉ đạo, sự cần thiết của việc phân luồng, cùng các giải pháp và tiến độ thực hiện, trình UBND tỉnh phê duyệt trong tháng 03/2007.
6- Ngành GD-ĐT tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông, củng cố và bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác hướng nghiệp, giúp phụ huynh và học sinh định hướng nghề nghiệp phù hợp; khắc phục tâm lý chỉ chọn con đường vào đại học, tạo nên tình trạng thừa thầy, thiếu thợ trong xã hội.
Tăng cường phối hợp với các ngành có liên quan để thực hiện tốt công tác tư vấn trước mùa thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề hàng năm.
Xác định tỉ lệ phân luồng hợp lý hàng năm để đạt mục tiêu đã định là phân hóa 25% học sinh tốt nghiệp THCS vào các hình thức học tập khác với phổ thông vào năm 2010. Tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở cấp THCS để phát triển quy mô cấp THPT đạt tỷ lệ học sinh đi học so dân số độ tuổi là 40-50% vào năm 2010.
Đổi mới công tác tuyển sinh hệ BTVH, giao kế hoạch và quản lý chặt chẽ hơn công tác tuyển sinh đối với các loại hình nầy. Giao nhiệm vụ cho các trung tâm giáo dục thường xuyên cùng với các trường THPT thực hiện tuyển sinh và trực tiếp giảng dạy hệ BTVH; bảo đảm thuận tiện cho người học, tổ chức các lớp học BTVH ban ngày cho đối tượng học sinh không trúng tuyển vào lớp 10 phổ thông. Thực hiện đổi mới, linh hoạt nội dung, phương pháp để nâng chất lượng dạy và học tập loại hình BTVH, để có thể thực hiện theo chủ trương, định hướng về cải tiến công tác thi cử của Bộ GD-ĐT.
Tham mưu các chính sách đối với người dạy, người học để thực hiện mục tiêu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục BTVH.
7- Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố theo phân cấp có trách nhiệm tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT của Bộ GD-ĐT và của tỉnh. Quan tâm củng cố, phát triển các trung tâm, cơ sở dạy nghề để thu hút học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT không có điều kiện học lên vào học các ngành nghề phù hợp.
Yêu cầu các ngành, các cấp có liên quan tổ chức thực hiện tốt nội dung Chỉ thị này. Giao Sở GD-ĐT theo dõi, tổng hợp tình hình, báo cáo và tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Quyết định 373/QĐ-UBND năm 2015 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2014
- 2 Quyết định 357/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang kỳ 2014-2018
- 3 Quyết định 357/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang kỳ 2014-2018
- 1 Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2014 thực hiện phân luồng học sinh sau trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 2 Quyết định 780/QĐ-UBND năm 2013 về Đề án phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 3 Quyết định 10/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý kinh phí hỗ trợ đào tạo giáo viên và tổ chức thực hiện công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh bậc trung học theo Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 1 Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2014 thực hiện phân luồng học sinh sau trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 2 Quyết định 780/QĐ-UBND năm 2013 về Đề án phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 3 Quyết định 10/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý kinh phí hỗ trợ đào tạo giáo viên và tổ chức thực hiện công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh bậc trung học theo Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành