NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/CT-NHNN | Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2013 |
VỀ VIỆC PHÂN LOẠI NỢ ĐỐI VỚI NỢ ĐƯỢC CƠ CẤU LẠI THỜI HẠN TRẢ NỢ, XỬ LÝ NỢ XẤU
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư số 02), Thông tư số 12/2013/TT-NHNN ngày 27/5/2013 sửa đổi Thông tư số 02. Để đảm bảo phản ánh đúng chất lượng tín dụng đối với nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện có hiệu quả Thông tư số 02 khi có hiệu lực thi hành, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nội dung sau:
1. Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
a) Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá điều kiện sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ, khả năng trả nợ thực tế của khách hàng; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, bảo đảm sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khách hàng sẽ có khả năng trả nợ theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại; không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng sử dụng vốn sai mục đích được quy định trong hợp đồng tín dụng, vi phạm các quy định khác trong hợp đồng tín dụng và các quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động và tự quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở theo dõi, đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng, đồng thời kết hợp với việc xem xét lại mức lãi suất cho vay, phù hợp với điều kiện tài chính của khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tình hình thực tế của thị trường tiền tệ để góp phần hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn trong sản xuất, kinh doanh;
c) Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ chỉ được thực hiện khi khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay hoặc không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, có phương án sản xuất, kinh doanh mới khả thi, phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh và được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ tốt hơn theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thời hạn cho vay được gia hạn;
d) Phải ban hành quy định nội bộ đối với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và được giữ nguyên nhóm nợ để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống; phải có cơ chế kiểm soát nội bộ đối với việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa và ngăn chặn việc lợi dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ để phán ánh sai lệch chất lượng tín dụng. Báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) bằng văn bản quy định nội bộ và cơ chế kiểm soát nội bộ nêu trên trước ngày 01/11/2013;
đ) Xây dựng và báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi có tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính) trước ngày 01/11/2013 phương án triển khai và cam kết thực hiện để đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định tại Thông tư số 02 khi có hiệu lực thi hành. Định kỳ hàng quý, trước ngày 25 của tháng cuối quý, báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi có tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính) về kết quả triển khai và thực hiện phương án nêu trên.
2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:
a) Tổng hợp, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện Chỉ thị này; phương án triển khai thực hiện Thông tư số 02 nêu tại điểm đ Khoản 1 Chỉ thị này;
b) Giám sát, thanh tra các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc tổ chức thực hiện phương án triển khai bảo đảm thực hiện đầy đủ Thông tư số 02 khi có hiệu lực thi hành;
c) Tăng cường công tác giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo đúng quy định tại Quyết định số 780/QĐ-NHNN, Chỉ thị này và quy định có liên quan của pháp luật, đảm bảo hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài an toàn, hiệu quả, đúng quy định.
3. Đối với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố:
a) Tăng cường công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở trên địa bàn trong việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Quyết định số 780/QĐ-NHNN, Chỉ thị này và quy định có liên quan của pháp luật; đảm bảo các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ an toàn, hiệu quả, đúng quy định;
b) Chủ động nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động ngân hàng trên địa bàn để báo cáo, đề xuất với cấp ủy, chính quyền đia phương và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các biện pháp quản lý, bảo đảm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động an toàn, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật;
c) Theo dõi, giám sát tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trụ sở trên địa bàn trong việc thực hiện phương án và cam kết triển khai thực hiện phương án nêu tại điểm đ Khoản 1 Chỉ thị này. Hàng quý, trước ngày 30 của tháng cuối cùng của mỗi quý, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kết quả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài triển khai phương án thực hiện Thông tư số 02 khi có hiệu lực thi hành.
4. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| THỐNG ĐỐC |
- 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xứ lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2 Quyết định 158/QĐ-NHNN năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 3 Quyết định 158/QĐ-NHNN năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 1 Chỉ thị 02/CT-NHNN năm 2015 tăng cường xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2 Công văn 9297/NHNN-TTGSNH năm 2013 thực hiện trách nhiệm được giao tại Quyết định 843/QĐ-TTg do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3 Thông tư 12/2013/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4 Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 5 Quyết định 780/QĐ-NHNN năm 2012 phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả, gia hạn nợ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 6 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của Tổ chức tín dụng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 7 Quyết định 50/2006/QĐ-NHNN bổ sung, thay thế biểu thu thập thông tin và Phụ lục phân loại dư nợ trong Quy chế hoạt động Thông tin Tín dụng kèm theo Quyết định 1117/2004/QĐ-NHNN và Quyết định 1003/2005/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 8 Chỉ thị 05/2005/CT-NHNN về thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 9 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 1 Chỉ thị 05/2005/CT-NHNN về thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2 Quyết định 50/2006/QĐ-NHNN bổ sung, thay thế biểu thu thập thông tin và Phụ lục phân loại dư nợ trong Quy chế hoạt động Thông tin Tín dụng kèm theo Quyết định 1117/2004/QĐ-NHNN và Quyết định 1003/2005/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của Tổ chức tín dụng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 5 Công văn 9297/NHNN-TTGSNH năm 2013 thực hiện trách nhiệm được giao tại Quyết định 843/QĐ-TTg do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 6 Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xứ lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 7 Chỉ thị 02/CT-NHNN năm 2015 tăng cường xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 8 Quyết định 158/QĐ-NHNN năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam