ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/CT-UBND | Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP, ĐẤT CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và các Văn bản của Trung ương hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, UBND Thành phố đã ban hành nhiều văn bản quy định, chỉ đạo về công tác quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp và đất công (gồm đất nông nghiệp giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng và đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích do UBND các phường, xã, thị trấn quản lý, đất bãi bồi ven sông, đất chưa sử dụng). Đến nay, công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đất công của Thành phố đã chuyển biến tích cực, bước đầu có nề nếp, đúng pháp luật. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đả được nâng cao, người nông dân đã gắn kết chặt chẽ với đất nông nghiệp, tạo điều kiện ổn định sản xuất, trật tự nông thôn, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Tuy nhiên do quá trình đô thị hóa, dân cư biến động cơ học dẫn đến tăng nhu cầu về đất phi nông nghiệp (đất xây dựng nhà ở, nhà xưởng, nghĩa trang, nghĩa địa…) tăng mạnh, dẫn đến việc quản lý, sử dụng có diễn biến phức tạp. Việc lấn, chiếm, mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng đất công, đất nông nghiệp trái pháp luật dưới nhiều hình thức, diễn ra trên nhiều địa bàn, nhất là tại các vùng ven đô, khu vực được quy hoạch phát triển đô thị, phát triển công nghiệp. Nhiều trường hợp vi phạm chưa được chính quyền phường, xã, thị trấn và quận, huyện, thị xã ngăn chặn kịp thời, kiểm tra và xử lý triệt để theo quy định của pháp luật gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, về quy hoạch phát triển đô thị, ảnh hưởng đến sản xuất, gây bức xúc.
Để tăng cường quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp, đất công theo đúng mục đích, quy hoạch được phê duyệt, ngăn chặn kịp thời và xử lý theo quy định của pháp luật các hành vi lấn, chiếm, mua bán, hủy hoại, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất công trái phép, UBND Thành phố chỉ thị:
1. Yêu cầu các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ được phân công tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn Thành phố, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm túc Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, các quy hoạch phân khu được cấp thẩm quyền phê duyệt; Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (thời kỳ 2011-2015) của Thành phố được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 9/02/2013; các Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (thời kỳ 2011-2015) cấp huyện được UBND Thành phố phê duyệt; Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 9/7/2012; quản lý chặt chẽ diện tích đất trồng lúa theo quy định của pháp luật.
Các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện tốt công tác công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đẩy mạnh công tác đăng ký biến động và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ dân sau khi thực hiện xong công tác dồn điền, đổi thửa.
2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ động kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đất công cho UBND các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn và các tổ chức cá nhân có liên quan.
b) Chủ trì cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ quy định Luật Đất đai bổ sung, sửa đổi chủ động nghiên cứu, đề xuất việc quy định về giao đất, cho thuê đất, gia hạn thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố, báo cáo UBND Thành phố xem xét.
c) Lựa chọn các địa phương, khu vực có vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nghiêm trọng, kéo dài chậm xử lý để thanh tra, làm rõ vi phạm và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân vi phạm và để xảy ra vi phạm, đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật, báo cáo UBND Thành phố.
3. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện Kế hoạch "dồn điền, đổi thửa" theo chỉ đạo của Thành phố; đảm bảo quản lý chặt chẽ diện tích đất trồng lúa nước đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 09/01/2013 và thực hiện đúng. Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa nước, tổng hợp, định kỳ hàng quý báo cáo UBND Thành phố để chỉ đạo.
4. Giao Sở Xây dựng tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11/CT-UB ngày 14/5/2013 của UBND Thành phố về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời triệt để các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng không để xảy ra hành vi xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, đất công (đặc biệt trong thời gian chuyển đổi mô hình hoạt động Thanh tra xây dựng hiện nay).
5. Giao UBND các quận, huyện, thị xã:
a) Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra thường xuyên, định kỳ, kịp thời xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là các trường hợp cho thuê đất công, đất nông nghiệp công ích, đất bãi bồi ven sông để sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, các trường hợp tự chuyển mục đích sang xây dựng công trình nhà ở, sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp (bao gồm cả các trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuê nhưng các cá nhân đã thành lập doanh nghiệp hiện đang sử dụng đất vào mục đích sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp), đảm bảo tất cả các trường hợp vi phạm phải được lập hồ sơ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật và được công khai.
b) Chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn và các phòng, ban chức năng tăng cường quản lý diện tích đất nông nghiệp, đất công ích hiện có, nhất là ở các vùng quy hoạch phát triển công nghiệp và đô thị; Giải quyết dứt điểm các khiếu nại, kiến nghị của công dân về giao đất nông nghiệp; Có biện pháp ngăn chặn kịp thời không để xảy ra tình trạng lấn, chiếm, mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng đất công, đất nông nghiệp trái pháp luật, xây dựng công trình không phép trên đất nông nghiệp; không hợp thức hóa và làm thủ tục công nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp vi phạm; không áp dụng hoặc đề nghị hỗ trợ thiệt hại ngoài chính sách quy định cho các trường hợp vi phạm về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đất công khi Nhà nước thu hồi.
c) Tổ chức quán triệt Chỉ thị và Kế hoạch triển khai Chỉ thị này đến UBND các xã, phường, thị trấn, các phòng ban của huyện; chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan ở cấp huyện và UBND cấp xã tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung công việc theo yêu cầu của Chỉ thị này; định kỳ hằng quý và hằng năm báo cáo UBND Thành phố (qua Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp) về tình hình thực tế triển khai tại địa phương; đề xuất giải quyết các khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền.
d) Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về quản lý quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn; về các trường vi phạm mà không bị xử lý theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã trong các trường hợp tiếp tục để xảy ra vi phạm, không xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm.
6. Yêu cầu Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn phải kiên quyết, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm (đặc biệt là các trường hợp tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng trái phép) theo đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật ngay từ khi các vi phạm đó xảy ra; lập hồ sơ các trường hợp vi phạm vượt thẩm quyền, báo cáo UBND cấp huyện xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với địa phương nào để xảy ra vi phạm mà không xử lý thì Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã xử lý, quyết định tạm dừng công tác điều hành của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn để chỉ đạo xử lý cho đến khi vi phạm được xử lý, khắc phục.
7. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo, đài tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai. Hình thức, nội dung tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai. Hình thức, nội dung tuyên truyền phải phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tế của địa phương, tạo sự đồng thuận của xã hội trong giám sát, ngăn chặn, xử lý vi phạm đất đai, đặc biệt là vi phạm trong quản lý, sử dụng đất công, đất nông nghiệp./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 2867/QĐ-UBND năm 2019 quy định về trách nhiệm phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 2 Luật đất đai 2013
- 3 Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2013 tăng cường quản lý quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 4 Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2013 về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 5 Quyết định 1395/QĐ-UBND năm 2013 Quy định quản lý đất đai, xây dựng và hoạt động sản xuất nông nghiệp trong phạm vi ranh giới quy hoạch Tổng kho trung chuyển Miền Đông do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 6 Nghị quyết 06/NQ-CP năm 2013 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của thành phố Hà Nội do Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 17/2012/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng năm 2030
- 8 Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 9 Nghị quyết 13/2006/NQ-HĐND thông qua đề án một số biện pháp trong quản lý quy hoạch và sử dụng đất đối với các trường hợp chuyển dịch quỹ đất nông nghiệp sang quỹ đất phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 1 Quyết định 1395/QĐ-UBND năm 2013 Quy định quản lý đất đai, xây dựng và hoạt động sản xuất nông nghiệp trong phạm vi ranh giới quy hoạch Tổng kho trung chuyển Miền Đông do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2 Nghị quyết 13/2006/NQ-HĐND thông qua đề án một số biện pháp trong quản lý quy hoạch và sử dụng đất đối với các trường hợp chuyển dịch quỹ đất nông nghiệp sang quỹ đất phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 3 Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2013 tăng cường quản lý quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 4 Quyết định 2867/QĐ-UBND năm 2019 quy định về trách nhiệm phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai