Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2006/NQ-HĐND

Hạ Long, ngày 13 tháng 12 năm 2006

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA ĐỀ ÁN: VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG QUẢN LÝ QUY HOẠCH VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP CHUYỂN DỊCH QUỸ ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG QUỸ ĐẤT PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ VÀ ĐÔ THỊ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA XI - KỲ HỌP THỨ 9

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị quyết số 18/2006/NQ-CP ngày 29-8-2006 của Chính phủ: Về việc thông qua Điều chỉnh quy hoạch sử đụng đất đến năm 2010 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Quảng Ninh;

Sau khi xem xét Đề án kèm theo Tờ trình số 4280/TTr- UBND ngày 13 tháng 11 năm 2006 của ủy ban nhân dân tỉnh “Về một số biện pháp trong quản lý quy hoạch và sử dụng đất đối với các trường hợp chuyển dịch quỹ đất nông nghiệp sang quỹ đất phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị”; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế -Ngân sách; ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

I. Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí thông qua Đề án về một số biện pháp trong quản lý quy hoạch và sử dụng đất đối với các trường hợp chuyển dịch quỹ đất nông nghiệp sang quỹ đất phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị, với các nội dung chính như sau:

1. Các số liệu chính về chuyển dịch quỹ đất:

TT

Loại đất

Diện tích (ha)

1

ĐẤT NÔNG NGHIỆP CHUYỂN SANG ĐẤT CÔNG NGHIỆP

613,78

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

457,58

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

401,78

 

Trong đó: đất chuyên trồng lúa nước

321,18

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

55,80

1.2

Đất lâm nghiệp

70,20

1.2.1

Đất rừng sản xuất

70,20

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

86,00

1.2 Chuyển dịch quỹ đất nông nghiệp sang quỹ đất đô thị

TT

Loại đất

Diện tích (ha)

1

ĐẤT NÔNG NGHIỆP CHUYỂN SANG ĐẤT ĐÔ THỊ

880,53

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

547,77

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

319,76

 

Trong đó: đất chuyên trồng lúa nước

268,30

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

228,01

1.2

Đất lâm nghiệp

69,90

1.2.1

Đất rừng sản xuất

14,00

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

40,63

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

15,27

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

261,46

1.4

Đất làm muối

1,40

Chuyển dịch quỹ đất nông nghiệp sang quỹ đất phát triển dịch vụ

TT

Loại đất

Diện tích (ha)

1

ĐẤT NÔNG NGHIỆP CHUYỂN SANG ĐẤT DỊCH VỤ

1.622,77

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

332,72

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

321,67

 

Trong đó: đất chuyên trồng lúa nước

286,07

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

11,05

1.2

Đất lâm nghiệp

754,14

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

527,49

1.4

Đất làm muối

8,42

2. Biện pháp quản lý quy hoạch và sử dụng đất đối với các trường hợp chuyển dịch quỹ đất nông nghiệp sang quỹ đất phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị.

2.1. Biện pháp quản lý quy hoạch đất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đô thị:

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng để đối tượng đang sử dụng đất hiểu rõ mục đích quy hoạch, vận động mọi người có ý thức chấp hành trong việc thực hiện quản lý quy hoạch đất công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Phổ biến công khai rộng rãi quy hoạch sử dụng đất nói chung và quy hoạch chuyển dịch quỹ đất nông nghiệp sang quỹ đất công nghiệp, dịch vụ và đô thị nói riêng đến các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân biết, thực hiện.

- Sớm thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai với chức năng, nhiệm vụ cụ thể, hoạt động có hiệu quả, đúng pháp luật hiện hành.

- Thẩm định năng lực tài chính của các chủ đầu tư trước khi giao đất thực hiện dự án, nhằm tránh tình trạng sau khi được giao đất các chủ đầu tư không tiến hành triển khai, hoặc tiến độ triển khai chậm do không đủ năng lực tài chính dẫn đến quy hoạch treo, gây lãng phí đất đai, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức, đơn vị, kịp thời phát hiện ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật Đất đai.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhanh chóng khắc phục những vướng mắc, tồn tại về quản lý đất đai trên địa bàn toàn tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư sử dụng đất công nghiệp, dịch vụ và đô thị có hiệu quả, đúng quy hoạch.

- Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai, vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và các hành vi, vi phạm khác làm ảnh hưởng môi trường đầu tư, cản trở tiến trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Giao đất phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kiểm soát và xử lý kịp thời các rường hợp tự tiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, dịch vụ và đô thị không theo quy hoạch.

- Có chính sách bồi thường hợp lý, thỏa đáng đúng theo quy định của nhà nước khi chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích công nghiệp, dịch vụ và đô thị bằng các biện pháp cụ thể như:

+ Bồi thường đúng chính sách.

+ Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp.

+ Có chính sách thu hút lao động giải quyết việc làm ổn định đời sống.

- Hạn chế đến mức tối đa thu hồi đất nông nghiệp (đất 2 lúa - màu) để thực hiện các dự án khu đô thị, khu công nghiệp.

- Có chính sách khuyến khích đẩy mạnh việc khai hoang phục hóa, phủ xanh đất trống đồi núi trọc để khai thác sử dụng có hiệu quả đất chưa sử dụng.

- Rà soát và kiên quyết thu hồi đối với các quy hoạch treo, dự án treo; nhất là với dự án có sử dụng đất nông nghiệp với diện tích lớn.

2.2. Biện pháp sử dụng đất công nghiệp, dịch vụ và đô thị:

a) Biện pháp sử dụng tiết kiệm đất:

Ban hành định mức sử dụng đất của các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở dịch vụ và các khu đô thị.

Sử dụng đất đô thị hợp lý tiết kiệm, có hiệu quả bằng cách tận dụng không gian xây nhà cao tầng của các khu đô thị, thị trấn, thị xã và thành phố.

Xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung nhằm sử dụng có hiệu quả quỹ đất đầu tư hạ tầng kỹ thuật như: Giao thông, điện, cấp thoát nước... và các công trình văn hóa, xã hội khác.

b) Biện pháp về kinh tế:

Chính sách về thuế sử dụng đất và các khoản tiền liên quan đến sử dụng đất, có ưu tiên theo ngành nghề cần thu hút đầu tư.

Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, bồi thường kinh tế, hỗ trợ hợp lý vốn cho các hộ dân bị thu hồi đất, quy hoạch đất tái định cư cho nhân dân sớm ổn định cuộc sống và đào tạo nghề cho người bị thu hồi đất để có việc làm ổn định.

Có biện pháp huy động vốn đầu tư hợp pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình dự án.

c) Biện pháp bảo vệ môi trường:

- Sử dụng đất phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản và làm nguyên vật liệu xây dựng phải có phương án bảo vệ môi trừơng. Sau khi kết thúc khai thác phải thực hiện hoàn nguyên bề mặt sử dụng đất và trồng rừng để bảo vệ môi trường sinh thái.

- Triển khai các dự án phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị phải có báo cáo đánh giá tác động môi tường được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong phát triển công nghiệp, ưu tiên đón đầu các thành tựu, công nghệ tiên tiến, hiện đại vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đô thị và công nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dung đất đai.

- Xử lý nghiêm những hành vi làm tổn hại đến môi trường.

II. Tổ chức thực hiện giao:

- Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết.

- Thường trực các Ban, các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm giám sát và thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 13-12-2006./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Quynh