- 1 Nghị định 103/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
- 2 Quyết định 29/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý hoạt động khai thác ở vùng biển ven bờ và vùng nước nội địa tỉnh Quảng Bình
- 3 Nghị định 41/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 4 Chỉ thị 3727/CT-BNN-TCTS năm 2017 về tăng cường công tác quản lý khai thác thủy sản cho người, tàu cá hoạt động trên biển do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Chỉ thị 45/CT-TTg năm 2017 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Thông tư 02/2018/TT-BNNPTNT về sửa đổi Thông tư 50/2015/TT-BNNPTNT, 25/2013/TT-BNNPTNT, 02/2006/TT-BTS, 62/2008/TT-BNN và 26/2016/TT-BNNPTNT do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/CT-UBND | Quảng Bình, ngày 08 tháng 5 năm 2018 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, NGĂN CHẶN TÀU GIÃ CÀO HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN TRÁI PHÉP
Trong thời gian qua, trên vùng biển ven bờ tỉnh ta vẫn còn tình trạng tàu lưới kéo đôi (giã cào) ngoại tỉnh khai thác thủy sản trái phép và một số tàu giã cào của ngư dân các xã Quang Phú, Hải Thành, Bảo Ninh - thành phố Đồng Hới, xã Đức Trạch - huyện Bố Trạch, xã Cảnh Dương - huyện Quảng Trạch sử dụng xung điện để khai thác thủy sản. Việc tàu giã cào hoạt động khai thác thủy sản trái phép không những làm suy giảm nguồn lợi thủy sản mà còn làm mất, hư hỏng ngư lưới cụ của ngư dân khai thác ven bờ, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên biển. Mặc dù UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường thực hiện tuyên truyền, kiểm tra và xử lý nghiêm, nhưng đến nay các vi phạm nói trên vẫn còn tiếp tục xảy ra. Để chấm dứt tình trạng tàu giã cào hoạt động khai thác thủy sản trái phép trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 3727/CT-BNN-TCTS ngày 05/5/2017, Thông tư số 02/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/01/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 22/01/2018 của UBND tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã ven biển:
- Tăng cường tuyên truyền cho các chủ tàu, thuyền trưởng và ngư dân trên địa bàn biết hậu quả của tàu giã cào khai thác sai tuyến, khai thác bằng xung điện; không đóng mới, cải hoán tàu cá làm nghề giã cào, không chuyển đổi nghề sang nghề giã cào dưới mọi hình thức; đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, kiểm tra, xử lý các tàu giã cào khai thác bất hợp pháp.
- Tổ chức cho các chủ tàu giã cào ký cam kết chấp hành quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; các cơ sở thu mua hải sản ký cam kết không thu mua sản phẩm thủy sản của các tàu giã cào khai thác trái phép; vận động các chủ tàu giã cào ở địa phương chuyển đổi sang các nghề khai thác khác không gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản.
- Xây dựng kế hoạch để thực hiện công tác kiểm tra hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ theo phân cấp tại Quyết định 29/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Kế hoạch cần cụ thể, chi tiết về phân công trách nhiệm theo dõi, nắm bắt thông tin; tổ chức lực lượng, phương tiện kiểm tra, kiểm soát; kinh phí thực hiện; biện pháp xử lý khi phát hiện vi phạm;...
- Trong trường hợp địa phương đã thực hiện kiểm tra nhưng tình hình vượt tầm kiểm soát cần đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp kiểm tra, xử lý dứt điểm vi phạm trên địa bàn.
- Hàng tháng, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện công tác ngăn chặn tàu giã cào khai thác trái phép gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để báo cáo UBND tỉnh.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3.1. Chỉ đạo Chi cục Thủy sản
- Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn và tổ chức cho các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá trên địa bàn ký cam kết không thực hiện đóng mới, cải hoán tàu cá làm nghề giã cào.
- Tham mưu không cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán đối với các tàu giã cào; không thực hiện đăng kiểm, đăng ký, cấp giấy phép khai thác thủy sản cho các trường hợp tự ý chuyển đổi nghề khác sang nghề giã cào; phối hợp với địa phương liên quan kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật.
- Khẩn trương huy động tối đa nguồn lực, kinh phí hiện có, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan triển khai công tác thanh tra, kiểm tra tàu giã cào khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển được giao. Xây dựng kế hoạch chuyên đề về thanh tra, kiểm tra, xử lý tàu giã cào khai thác thủy sản trái phép cụ thể, có tính dài hạn; nội dung kế hoạch phải nêu rõ địa điểm thanh tra, kiểm tra tàu giã cào ra, vào cửa lạch và hoạt động khai thác trên biển; thời gian, lực lượng, kinh phí thực hiện. Trong trường hợp phát hiện, bắt giữ tàu giã cào vi phạm thì xử lý ở mức cao nhất các hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định 103/2013/NĐ-CP và Nghị định số 41/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
- Phối hợp, hướng dẫn các địa phương nghiệp vụ về tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm nhằm ngăn chặn triệt để tàu giã cào khai thác thủy sản trái phép trên địa bàn.
- Tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện của các đơn vị, địa phương về ngăn chặn tàu giã cào khai thác thủy sản trái phép, tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo UBND tỉnh trong các phiên họp thường kỳ.
3.2. Chỉ đạo Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá thực hiện nghiêm công tác thanh tra, kiểm tra tàu cá xuất, nhập cửa lạch và cảng cá theo quy định Quyết định số 27/QĐ-BNN-TSTC ngày 05/01/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 22/01/2018 của UBND tỉnh.
3.3. Chỉ đạo Ban Quản lý cảng cá Nhật Lệ, Ban Quản lý cảng cá Sông Gianh phối hợp với Chi cục Thủy sản giám sát chặt chẽ các tàu giã cào ra vào cảng cá, khu neo đậu; trường hợp phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ khai thác thủy sản trái phép phải thông báo Chi cục Thủy sản, lực lượng Biên phòng để kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định; khi không có bão lũ xảy ra, không cho phép các tàu giã cào ngoại tỉnh neo đậu dài ngày tại khu vực bốc dỡ hàng hóa trong khu neo đậu tránh trú bão.
4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Chỉ đạo các đồn biên phòng tuyến biển kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tàu giã cào khi xuất, nhập cửa lạch, xử lý nghiêm và kiên quyết không cho xuất lạch các trường hợp không thực hiện đăng ký tàu cá, không chấp hành quy định đăng kiểm tàu cá, không có chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng theo quy định.
- Chỉ đạo các đồn biên phòng tuyến biển, Hải đội 2 chủ động nắm bắt tình hình, tổ chức tuần tra, kiểm tra và xử lý nghiêm tàu giã cào khai thác thủy sản trái phép trên biển. Khi các sở ngành, địa phương đề nghị hỗ trợ, phải khẩn trương bố trí lực lượng, phương tiện để phối hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra tàu giã cào hoạt động khai thác thủy sản trái phép trên biển.
- Đối với các tàu giã cào ngoại tỉnh vi phạm khai thác thủy sản sai tuyến, thì xử lý ở mức cao nhất theo quy định pháp luật, đồng thời yêu cầu ký cam kết không tái phạm khai thác thủy sản trái phép trên vùng biển của tỉnh Quảng Bình. Giám sát việc thực hiện cam kết của chủ tàu, nếu tiếp tục vi phạm thì tiến hành xử lý nghiêm và không cho hoạt động khai thác tại vùng biển của tỉnh theo đúng cam kết.
5. Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã ven biển để tăng cường đưa tin tuyên truyền về công tác quản lý, ngăn chặn tàu giã cào khai thác thủy sản trái phép.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 24/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Chỉ thị 26/2011/CT-UBND về tăng cường biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi sử dụng, mua bán, tàng trữ, vận chuyển các loại chất nổ, chất độc và xung điện để khai thác thủy sản trái phép trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 2 Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn tàu lưới kéo hoạt động khai thác thủy sản trái phép do tỉnh Phú Yên ban hành
- 3 Thông tư 02/2018/TT-BNNPTNT về sửa đổi Thông tư 50/2015/TT-BNNPTNT, 25/2013/TT-BNNPTNT, 02/2006/TT-BTS, 62/2008/TT-BNN và 26/2016/TT-BNNPTNT do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Chỉ thị 45/CT-TTg năm 2017 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Chỉ thị 3727/CT-BNN-TCTS năm 2017 về tăng cường công tác quản lý khai thác thủy sản cho người, tàu cá hoạt động trên biển do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Nghị định 41/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 7 Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2014 tăng cường biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản và ngăn chặn hành vi sử dụng các loại chất nổ, chất độc và xung điện để khai thác thủy sản trái phép trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 8 Quyết định 29/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý hoạt động khai thác ở vùng biển ven bờ và vùng nước nội địa tỉnh Quảng Bình
- 9 Nghị định 103/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
- 10 Chỉ thị 26/2011/CT-UBND về tăng cường các biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi sử dụng mua bán, tàng trữ, vận chuyển các loại chất nổ, chất độc và xung điện để khai thác thủy sản trái phép trên địa bàn do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 11 Chỉ thị 02/2006/CT-UBND ngăn chặn nghề cào bay và hoạt động khai thác thủy sản trái phép tại tuyến bờ, tuyến lộng trên vùng biển tỉnh Trà Vinh
- 1 Chỉ thị 26/2011/CT-UBND về tăng cường các biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi sử dụng mua bán, tàng trữ, vận chuyển các loại chất nổ, chất độc và xung điện để khai thác thủy sản trái phép trên địa bàn do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 2 Chỉ thị 02/2006/CT-UBND ngăn chặn nghề cào bay và hoạt động khai thác thủy sản trái phép tại tuyến bờ, tuyến lộng trên vùng biển tỉnh Trà Vinh
- 3 Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2014 tăng cường biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản và ngăn chặn hành vi sử dụng các loại chất nổ, chất độc và xung điện để khai thác thủy sản trái phép trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 4 Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn tàu lưới kéo hoạt động khai thác thủy sản trái phép do tỉnh Phú Yên ban hành
- 5 Quyết định 24/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Chỉ thị 26/2011/CT-UBND về tăng cường biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi sử dụng, mua bán, tàng trữ, vận chuyển các loại chất nổ, chất độc và xung điện để khai thác thủy sản trái phép trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận