UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2007/CT-UBND | Cao Bằng, ngày 07 tháng 3 năm 2007 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG CÁT, SỎI TRÊN SÔNG, SUỐI THUỘC ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
Thời gian qua, hoạt động khai thác cát sỏi làm vật liệu xây dựng trên các sông, suối của tỉnh đã góp phần đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn và góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cho một số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân. Tuy nhiên, do chưa có sự quản lý chặt chẽ nên việc khai thác cát sỏi lòng sông đã gây ô nhiễm môi trường, làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông suối, do đá cuội bị chất đống trên sông, nghiêm trọng hơn đã có hiện tượng phá bờ sông và đất canh tác ven sông để khai thác cát sỏi.
Nhằm từng bước đưa công tác quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi trên các sông, suối đi vào nề nếp, làm sạch lòng sông, tạo lại vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên của các sông suối, năm 2006 Ủy ban nhân dân tỉnh đã có chủ trương cho phép nạo vét kết hợp khai thác nghiền tuyển cát cuội sỏi lòng sông trên sông Bằng, sông Hiến thuộc địa phận huyện Hoà An và Thị xã Cao Bằng. Nhưng sau khi các đề án nạo vét kết hợp khai thác cát sỏi lòng sông được thẩm định, phê duyệt và cấp giấy phép, các tổ chức được cấp phép chưa tuân thủ các quy định hiện hành. Một số đơn vị tiến hành nạo vét, khai thác khi chưa hoàn tất các thủ tục theo quy định, tổ chức khai thác không đúng theo đề án được duyệt, chất đống đá cuội trên dòng chảy của sông làm cản trở lưu thông thuyền bè trên sông, khai thác vào bờ sông và đất nông nghiệp sát bờ sông. Những vi phạm nêu trên của các doanh nghiệp đã gây bức xúc trong xã hội và tại một số nơi chính quyền cơ sở còn có hiện tượng nể nang, thiếu cương quyết trước các hiện tượng khai thác cát, sỏi trái phép.
Để khắc phục các yếu kém, tồn tại trong quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi trên hệ thống sông, suối của tỉnh nói chung và trên địa bàn huyện Hoà An, Thị xã Cao Bằng nói riêng, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của hệ thống sông suối, thực hiện tốt Luật Khoáng sản và Luật Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn, các doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp phép nạo vét kết hợp khai thác cát, sỏi lòng sông thực hiện ngay một số công việc sau:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Tiến hành kiểm tra, rà soát lại các đơn vị đã được cấp phép và các đơn vị, cá nhân chưa được cấp phép đang khai thác tự do, trái phép để có biện pháp xử lý theo thẩm quyền;
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị giám sát chặt chẽ các đơn vị đã được cấp phép trong quá trình tổ chức nạo vét lòng sông, khai thác cát, sỏi theo đề án đã được phê duyệt;
- Đề xuất việc thu hồi giấy phép đối với các đơn vị không thực hiện đúng đề án nạo vét kết hợp khai thác cát, sỏi lòng sông đã được phê duyệt, đặc biệt là các đối tượng tổ chức khai thác làm ảnh hưởng đến đất nông nghiệp, gây sói lở bờ sông;
- Không thụ lý hồ sơ đối với các đơn vị có hành vi khai thác trái phép, chưa chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ sở chế biến hoặc không thực hiện đúng các yêu cầu của cơ quan chức năng;
- Thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước theo thẩm quyền được quy định tại Luật Khoáng sản năm 2005; Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ và Quyết định số 1326/2006/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng.
2. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị có trách nhiệm:
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý và chấm dứt các hành vi khai thác cát, sỏi trái phép theo thẩm quyền; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh;
- Hướng dẫn các đơn vị chưa đủ thủ tục lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền cấp phép nạo vét, khai thác, chế biến cát, sỏi lòng sông theo quy định;
- Giám sát các đơn vị đã được cấp phép trong quá trình tổ chức nạo vét lòng sông, khai thác cát, sỏi theo đề án đã được phê duyệt.
- Thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước theo thẩm quyền được quy định tại Luật Khoáng sản năm 2005; Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ và Quyết định số 1326/2006/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng.
3. Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn có trách nhiệm:
- Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất canh tác ven bờ sông suối, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc khai thác của các đơn vị theo đề án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Tuyên truyền, vận động nhân dân có đất sản xuất ven bờ sông không được tự ý tổ chức khai thác cát, sỏi trái phép; không được chuyển nhượng đất tự do cho doanh nghiệp và không chứng thực, xác nhận các trường hợp chuyển nhượng đất ven bờ sông suối để chuyển sang khai thác cát, sỏi;
- Xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền trong việc quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường và hoạt động nạo vét, khai thác cát, sỏi, khoáng sản trên địa bàn, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thị và Ủy ban nhân dân tỉnh về các trường hợp có hành vi vi phạm.
4. Các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã:
- Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải thực hiện đầy đủ các thủ tục thuê đất, thuê mặt nước, ký quỹ môi trường, thực hiện các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của Luật Khoáng sản và các Luật khác có liên quan. Chỉ được tiến hành nạo vét, khai thác sau khi hoàn chỉnh mọi thủ tục và được bàn giao mặt bằng tại thực địa;
- Đối với các đơn vị đã có hoạt động khai thác làm ảnh hưởng dòng chảy và gây sói lở bờ sông, suối phải thực hiện ngay việc khắc phục hậu quả, trả lại hiện trạng ban đầu;
- Trong quá trình nạo vét, cải tạo lòng sông và khai thác cát, sỏi phải thực hiện theo đúng nội dung đề án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Các tổ chức, cá nhân chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thì không được phép tổ chức khai thác. Nếu cố tình vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và không được xem xét cấp phép.
Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan và các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia nạo vét, khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Nghị quyết 104/2017/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung điểm sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2 Nghị quyết 77/2013/NQ-HĐND17 về Quy hoạch khu vực khai thác, tập kết cát, sỏi lòng sông và vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 3 Quyết định 70/2012/QĐ-UBND điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận giai đoạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- 4 Nghị quyết 17/2012/NQ-HĐND về Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn) tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020
- 5 Quyết định 1326/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
- 6 Nghị định 160/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi
- 7 Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 8 Luật Khoáng sản sửa đổi 2005
- 9 Luật Khoáng sản 1996
- 1 Nghị quyết 104/2017/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung điểm sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2 Nghị quyết 77/2013/NQ-HĐND17 về Quy hoạch khu vực khai thác, tập kết cát, sỏi lòng sông và vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 3 Quyết định 70/2012/QĐ-UBND điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận giai đoạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- 4 Nghị quyết 17/2012/NQ-HĐND về Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn) tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020