ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-UBND | Nam Định, ngày 26 tháng 04 năm 2013 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP PHÒNG, CHỐNG DỊCH LỢN TAI XANH VÀ CÚM GIA CẦM
Thời gian qua, các ngành, các địa phương đã triển khai tích cực các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm; Tuy nhiên dịch lợn tai xanh trên đàn lợn vẫn còn diễn biến phức tạp có thể tiếp tục lây lan; Dịch cúm gia cầm có nguy cơ phát sinh, cao nhất là trên đàn vịt.
Nguyên nhân dịch lợn tai xanh phát sinh, lây lan nhanh do độ ẩm không khí cao và kéo dài; công tác thông tin tuyên truyền còn hạn chế; công tác chỉ đạo, triển khai phòng chống dịch ở một số địa phương nhất là cấp xã và thôn, xóm chưa thực sự quyết liệt và đồng bộ như không nắm chính xác tổng đàn, phát hiện dịch chậm; tiêm vắc xin tai xanh còn chậm và chưa triệt để; công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chưa đảm bảo yêu cầu; hoạt động của một số chốt kiểm dịch chưa nghiêm túc, vẫn còn tình trạng vận chuyển lợn ra ngoài vùng dịch và vứt xác lợn chết ra môi trường.
Để nhanh chóng bao vây, dập tắt dịch lợn tai xanh và chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm, bảo vệ sản xuất chăn nuôi và sức khỏe của nhân dân. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm các nhiệm vụ sau:
1. Tích cực tuyên truyền bằng nhiều hình thức về tác hại và tính chất nguy hiểm của các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là bệnh tai xanh ở lợn và cúm gia cầm; các biện pháp phòng, chống dịch và cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước để người chăn nuôi và cộng đồng tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch: tự giác tiêm phòng; không giấu dịch; không mua, bán, vận chuyển gia súc, gia cầm mắc bệnh; không vứt xác gia súc, gia cầm chết ra môi trường; không sử dụng sản phẩm gia súc, gia cầm mắc bệnh để làm thực phẩm, không ăn tiết canh; sau khi tiếp súc với gia súc, gia cầm phải rửa tay, chân bằng xà phòng.
2. Rà soát, thống kê, nắm chắc tổng đàn lợn, gia cầm và tình hình dịch bệnh hàng ngày; phát hiện sớm các trường hợp dịch bệnh phát sinh, khi phát hiện gia súc, gia cầm ốm chết bất thường phải báo ngay cho thú y và UBND xã để có biện pháp xử lý kịp thời, không để dịch lây lan ra diện rộng.
3. Tổ chức quyết liệt công tác tiêm phòng vắc xin theo quy định của Pháp lệnh Thú y và hướng dẫn của ngành Nông nghiệp, đảm bảo nguyên tắc “đã chăn nuôi thì phải tiêm phòng”. Trước mắt tập trung mọi nguồn lực, chỉ đạo tiêm vắc xin tai xanh nhanh gọn cho 100% đàn lợn tại các xã vùng dịch, vùng uy hiếp và vùng nguy cơ cao.
4. Tổ chức thực hiện tốt công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng; thường xuyên quét dọn vệ sinh thu gom đốt rác thải, phun hóa chất, rắc vôi bột ở các chuồng trại chăn nuôi; các trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung, các chợ, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhất là ở những xã có dịch và vùng nguy cơ cao. Ngoài lượng vắc xin, hóa chất của tỉnh cấp, các địa phương phải chủ động sử dụng kinh phí dự phòng và huy động kinh phí của các hộ chăn nuôi để mua vắc xin, hóa chất, vôi bột phục vụ phòng chống dịch (UBND huyện phải đảm bảo 20% và hộ chăn nuôi chịu trách nhiệm 10% kinh phí mua vắc xin). Thực hiện công khai cơ chế hỗ trợ các hộ có lợn mắc bệnh bị tiêu hủy khi đã tiêm vắc xin.
5. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND các xã, thị trấn kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh con giống, buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm, đặc biệt là gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm nhập lậu. Ký cam kết với các hộ kinh doanh, giết mổ không vận chuyển gia súc, gia cầm mắc bệnh từ vùng có dịch về địa phương. Tăng cường hoạt động của các chốt kiểm dịch, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của Pháp lệnh Thú y.
6. Tăng cường trách nhiệm của UBND, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các cấp, nhất là trách nhiệm của chủ tịch UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, trưởng thôn, xóm trong việc triển khai các nhiệm vụ, biện pháp phòng, chống dịch. Xác định công tác phòng, chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của các ngành, các cấp và cả hệ thống chính trị. Nơi nào chủ quan, lơ là để dịch bệnh phát sinh kéo dài thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh.
7. Sở Y tế xây dựng kế hoạch phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, chỉ đạo các cơ sở y tế trong tỉnh phối hợp triển khai tích cực các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; xử lý kịp thời các trường hợp dịch bệnh từ động vật lây sang người, theo dõi diễn biến sức khỏe, bảo đảm an toàn cho những người tham gia tiêm phòng, dập dịch và sức khỏe cộng đồng.
8. Các ngành: Tài chính, Công an, Công thương, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Báo Nam Định, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các tổ chức đoàn thể căn cứ chức năng nhiệm vụ phối kết hợp với ngành Nông nghiệp và PTNT tổ chức triển khai tích cực công tác phòng chống dịch lợn tai xanh và cúm gia cầm.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan quán triệt thực hiện nghiêm các nội dung trên, thường xuyên báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để có biện pháp chỉ đạo kịp thời./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1 Chỉ thị 01/2013/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2 Chỉ thị 08/2013/CT-UBND năm 2013 tăng cường biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm do tỉnh An Giang ban hành
- 3 Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2013 tăng cường hoạt động phòng, chống cúm A (H7N9) và cúm A (H5N1) trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 4 Quyết định 910/QĐ-UBND năm 2013 công bố hết dịch lợn tai xanh (PRRS) trên địa bàn huyện Trực Ninh và xã Hải Đường huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
- 5 Chỉ thị 07/2013/CT-UBND tăng cường biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 6 Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2013 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 7 Chỉ thị 10/2012/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 8 Chỉ thị 09/2007/CT-UBND thực hiện Tháng hành động vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 9 Quyết định 235/2006/QĐ-UBND hủy bỏ Quyết định 180/2005/QĐ-UBND do tỉnh Bình Dương ban hành
- 10 Quyết định 46/2006/QĐ-UBND qui định mức chi hỗ trợ gia cầm bị tiêu hủy trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 11 Chỉ thị 03/2006/CT-UBND thực hiện tháng hành động vệ sinh, tiêu độc, khử trùng phòng chống dịch cúm gia cầm do thành phố Cần Thơ ban hành
- 12 Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 1 Chỉ thị 07/2013/CT-UBND tăng cường biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Chỉ thị 03/2006/CT-UBND thực hiện tháng hành động vệ sinh, tiêu độc, khử trùng phòng chống dịch cúm gia cầm do thành phố Cần Thơ ban hành
- 3 Quyết định 46/2006/QĐ-UBND qui định mức chi hỗ trợ gia cầm bị tiêu hủy trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 4 Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2013 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 5 Chỉ thị 10/2012/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 6 Quyết định 910/QĐ-UBND năm 2013 công bố hết dịch lợn tai xanh (PRRS) trên địa bàn huyện Trực Ninh và xã Hải Đường huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
- 7 Quyết định 235/2006/QĐ-UBND hủy bỏ Quyết định 180/2005/QĐ-UBND do tỉnh Bình Dương ban hành
- 8 Chỉ thị 09/2007/CT-UBND thực hiện Tháng hành động vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 9 Chỉ thị 08/2013/CT-UBND năm 2013 tăng cường biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm do tỉnh An Giang ban hành
- 10 Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2013 tăng cường hoạt động phòng, chống cúm A (H7N9) và cúm A (H5N1) trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 11 Chỉ thị 01/2013/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Cà Mau