ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND | Hưng Yên, ngày 26 tháng 3 năm 2020 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG XE Ô TÔ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUÁ KHỔ, QUÁ TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
Trong thời gian qua, công tác kiểm soát tải trọng xe trên Địa bàn toàn tỉnh Đã Được Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải và các Địa phương trong tỉnh quyết liệt triển khai với nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng xe ô tô vận chuyển hàng hóa quá khổ, quá tải gây hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông; bước Đầu tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành Động của các cấp, các ngành, các Đơn vị kinh doanh vận tải, Đơn vị sản xuất hàng hóa, hạn chế Được tình trạng phương tiện chở quá khổ, quá tải trên các tuyến Đường trong tỉnh. Tuy nhiên, tình hình xe vi phạm chở quá khổ, quá tải vẫn diễn biến phức tạp, Đặc biệt là tình trạng nhiều xe tải hạng nặng chở cát, Đất Đá, vật liệu xây dựng quá tải trọng cho phép, vượt quá chiều cao thành, thùng theo quy Định từ các bến, bãi vật liệu ven sông Hồng, sông Luộc chạy trên tuyến Đê tả sông Hồng, sông Luộc (ĐT.378) tiếp tục tái phát, làm ảnh hưởng Đến an toàn Đê Điều. Các xe vi phạm né tránh Trạm kiểm tra tải trọng lưu Động và các chốt kiểm tra của các lực lượng chức năng lại thường xuyên diễn ra, thậm chí hoạt Động một cách công khai ở nhiều Địa phương trong tỉnh, gây bức xúc dư luận.
Để tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ Đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 về tăng cường thực hiện biện pháp kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông, các chỉ Đạo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải về tăng cường thực hiện các giải pháp siết chặt kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải Đường bộ; chấm dứt tình trạng xe ô tô chở hàng hóa quá tải trọng lưu thông trên các tuyến Đường thuộc Địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ Đạo thực hiện quyết liệt, Đồng bộ các giải pháp kiểm soát tải trọng phương tiện cơ giới Đường bộ, cụ thể như sau:
1. Sở Giao thông vận tải
a) Nghiên cứu Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến các quy Định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa Đúng tải trọng cho phép; ký cam kết với các doanh nghiệp vận tải không vi phạm trật tự an toàn giao thông, thực hiện việc xuất hàng, chở hàng Đúng tải trọng cho phép, không tự ý cơi nới, thay Đổi kích thước thành, thùng xe. Chỉ Đạo lực lượng chức năng thường xuyên có mặt tại bãi bốc xếp hàng hóa, vật liệu Để kiểm tra kích thước, giới hạn thùng chở hàng, kết hợp tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông Đường bộ cho các lái xe, phổ biến một số quy Định tại Nghị Định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy Định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông Đường bộ và Đường sắt.
b) Hướng dẫn các sở, ngành, Địa phương lắp Đặt các biển hạn chế tải trọng xe trên các tuyến Đường giao thông nông thôn, Đường Đê kết hợp Đường giao thông, Đường vào các bến, bãi vật liệu xây dựng. Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh và các Đơn vị liên quan căn cứ các quy Định của pháp luật về Đê Điều, tải trọng tính toán cho kết cấu áo Đường và tình hình thực tế Để thống nhất cắm biển hạn chế tải trọng trên tuyến Đường ĐT.378 nhằm Đảm bảo an toàn cho tuyến Đê tả sông Hồng, sông Luộc, nhất là mùa mưa, lũ.
c) Chỉ Đạo lực lượng Thanh tra giao thông, Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu Động phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm soát tải trọng xe theo Kế hoạch liên ngành Công an tỉnh và Sở Giao thông vận tải; khi phát hiện các phương tiện vận chuyển quá tải trên tất cả các tuyến Đường bộ thì chủ Động bố trí lực lượng kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy Định; phối hợp với các Địa phương trong công tác kiểm soát tải trọng xe.
d) Chỉ Đạo các Trung tâm Đăng kiểm phương tiện cơ giới Đường bộ siết chặt công tác Đăng kiểm phương tiện; bố trí Đăng kiểm viên phối hợp với Cảnh sát giao thông xử lý xe vi phạm kích thước thành, thùng xe theo Kế hoạch giữa Công an tỉnh và Sở Giao thông vận tải.
2. Công an tỉnh
a) Huy Động lực lượng, phương tiện mở các Đợt cao Điểm tuyên truyền, kiểm tra, xử lý xe ô tô chở hàng hóa vi phạm trật tự an toàn giao thông, chở hàng hóa quá tải trọng, quá kích thước thành, thùng xe, chở hàng hóa Để rơi vãi gây mất an toàn giao thông, Đặc biệt là trên tuyến ĐT.378 (Đê tả sông Hồng, sông Luộc). Chỉ Đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố theo phân cấp tăng cường kiểm tra, xử lý xe ô tô chở hàng hóa quá tải trọng, quá kích thước thành, thùng xe trên các tuyến Đường tỉnh, Đường huyện, Đường liên xã thuộc Địa bàn quản lý; chỉ Đạo lực lượng chức năng kiên quyết xử lý nghiêm các Đối tượng gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ trong hoạt Động kiểm tra tải trọng phương tiện.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải xây dựng và thực hiện quyết liệt Kế hoạch liên ngành về việc tuần tra, kiểm soát, xử lý xe ô tô vi phạm kích thước thành, thùng xe; vi phạm chở hàng quá tải trọng của ô tô vận chuyển hàng hóa trên Đường bộ Địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm trách nhiệm của các doanh nghiệp vận tải có xe ô tô vi phạm chở quá tải theo quy Định pháp luật.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ Đạo các cơ quan báo chí Đóng trên Địa bàn, Báo Hưng Yên, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đẩy mạnh tuyên truyền các quy Định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa và xếp hàng hóa lên xe ô tô Đúng tải trọng phương tiện, tải trọng cầu Đường; các quy Định pháp luật về giới hạn tải trọng xe Được lưu hành trên Đường bộ, giới hạn tải trọng của hệ thống cầu, Đường bộ; hậu quả do xe quá tải gây ra; Nghị Định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy Định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông Đường bộ và Đường sắt; biểu dương các Điển hình tốt, Đồng thời phê phán các vi phạm về tải trọng theo quy Định của pháp luật; cung cấp thông tin, Đưa tin về các hiện tượng, các vấn Đề tiêu cực trong triển khai thực hiện kiểm soát tải trọng xe trên Địa bàn tỉnh.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thị xã, thành phố thống nhất lắp Đặt biển báo hạn chế tải trọng của phương tiện trên các tuyến Đường nhánh Đấu nối lên Đê và giao cho Chi cục Quản lý Đê Điều và Phòng chống lụt bão quản lý.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Tham mưu cho UBND tỉnh biện pháp xử lý, Đình chỉ hoặc thu hồi Giấy phép khai thác Đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản thường xuyên vi phạm quy Định xếp hàng hóa quá tải trọng.
b) Nghiên cứu bổ sung vào hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản và thuê Đất, yêu cầu phải có bản cam kết không xếp hàng hóa lên phương tiện vượt quá tải trọng cho phép.
6. Sở Tài chính
Chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí mua sắm trạng thiết bị nghiệp vụ cho các lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông làm nhiệm vụ kiểm soát tải trọng xe; hỗ trợ kinh phí Đảm bảo Để thực hiện các giải pháp kiểm soát tải tọng xe trên Địa bàn tỉnh.
7. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Chỉ Đạo lực lượng Kiểm soát quân sự phối hợp với lực lượng Công an, Giao thông vận tải Để thực hiện kiểm soát tải trọng Đối với các xe ô tô vận tải do Quân Đội quản lý.
8. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ Đạo lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, chính quyền Địa phương kiểm tra, kiểm soát xe quá tải, quá khổ hoạt Động trên các tuyến quốc lộ thuộc Địa bàn tỉnh Hưng Yên.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ Đạo lực lượng Công an và các Đơn vị chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông xử lý triệt Để Đối với các trường hợp xe ô tô chở hàng hóa quá tải trọng, quá kích thước thành, thùng xe; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, thành viên Ban An toàn giao thông, chính quyền các xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ kiểm soát tải trọng xe và phương tiện vi phạm kích thước thành, thùng xe trên các tuyến Đường Được phân cấp quản lý.
b) Tổ chức tuyên truyền và yêu cầu các doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp khai thác, vận chuyển khoáng sản, kinh doanh vật liệu xây dựng, các chủ phương tiện trên Địa bàn chấp hành nghiêm các quy Định về tải trọng xe trên Đường bộ. Tổ chức cắm biển hạn chế tải trọng của cầu Đường bộ trên các tuyến Đường huyện, Đường xã theo quy Định.
c) Chỉ Đạo Ban An toàn giao thông cấp huyện Định kỳ hàng tháng báo cáo tình hình hoạt Động của các phương tiện chở quá tải tại các mỏ, xí nghiệp, Đơn vị bốc xếp hàng hóa Đóng trên Địa bàn về Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh.
10. Ban An toàn giao thông tỉnh
a) Theo dõi, chỉ Đạo, tổ chức kiểm tra, Đôn Đốc các cơ quan thành viên, Ban An toàn giao thông các huyện, thị xã, thành phố, các Đơn vị liên quan việc thực hiện Chỉ thị này.
b) Theo dõi, tổng hợp các doanh nghiệp, chủ phương tiện có phương tiện vi phạm quá tải do các Đơn vị chức năng cung cấp Để phối hợp với các Đơn vị truyền thông Đưa tin kịp thời.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Đoàn thể cấp tỉnh liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu Để xảy ra tình trạng xe quá tải, quá kích thước thành, thùng xe hoạt Động trên phạm vi lĩnh vực, Địa bàn quản lý; Định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện về Ban An toàn giao thông tỉnh Để tổng hợp./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 15/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 2 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
- 3 Quyết định 16/2018/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ Quyết định 04/2016/QĐ-UBND về quản lý, sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa; Quyết định 45/2016/QĐ-UBND quy định điều kiện, hình thức, nội dung đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp và Quyết định 42/2017/QĐ-UBND về quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4 Chỉ thị 32/CT-TTg năm 2016 về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 2344/QĐ-UBND năm 2014 về Bảng giá bốc dỡ phục vụ công tác hạ tải đối với phương tiện chở hàng hóa quá tải lưu thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 6 Quyết định 92/2010/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp tổ chức kiểm tra xe vận tải hàng hóa chở quá tải trọng cho phép trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7 Luật giao thông đường bộ 2008
- 1 Quyết định 92/2010/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp tổ chức kiểm tra xe vận tải hàng hóa chở quá tải trọng cho phép trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 2344/QĐ-UBND năm 2014 về Bảng giá bốc dỡ phục vụ công tác hạ tải đối với phương tiện chở hàng hóa quá tải lưu thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 3 Quyết định 16/2018/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ Quyết định 04/2016/QĐ-UBND về quản lý, sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa; Quyết định 45/2016/QĐ-UBND quy định điều kiện, hình thức, nội dung đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp và Quyết định 42/2017/QĐ-UBND về quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4 Quyết định 15/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng