ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/CT-UBND | Khánh Hòa, ngày 13 tháng 08 năm 2015 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
Cải cách thủ tục hành chính được Đảng và Nhà nước xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn hệ thống chính trị và bộ máy chính quyền các cấp. Xác định vai trò, ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính, hàng năm UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt, toàn diện để thực hiện tốt công tác kiểm soát thủ tục hành chính nhằm đảm bảo đạt mục tiêu cải cách thủ tục hành chính trong giai đoạn 2011 -2020.
Tuy nhiên, qua kết quả kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính (Đoàn kiểm tra của UBND tỉnh; Đoàn kiểm tra của Bộ Tư pháp trong năm 2015) tại các cơ quan, đơn vị cho thấy vẫn còn một số Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chưa quán triệt sâu sắc, chưa quan tâm, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác này nên vẫn còn tồn tại, hạn chế như: nhận thức chưa đúng về công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) dẫn đến việc triển khai công tác chưa đầy đủ, chưa toàn diện theo kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của tỉnh; thực hiện việc đánh giá tác động của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có TTHC chưa đúng quy định; chậm tham mưu ban hành quyết định công bố thủ tục hành chính; trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính còn thu thêm giấy ngoài nội dung công khai, quy định; thời gian giải quyết hồ sơ còn trễ hẹn so với quy định; thực hiện rà soát, đánh giá TTHC chưa đúng quy định nên còn một số khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình giải quyết TTHC, chưa kịp thời được tháo gỡ làm ảnh hưởng đến quản lý hành chính Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; công tác tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính chưa đúng với quy định; chưa bố trí kinh phí kiểm soát TTHC, giải quyết chế độ cho cán bộ trực tiếp thực hiện hoạt động kiểm soát TTHC; việc triển khai những biện pháp để khắc phục hạn chế, tồn tại chưa được thực hiện nghiêm túc ở một số đơn vị đã được kiểm tra nên ảnh hưởng đến công tác này.
Để chấn chỉnh và khắc phục những tồn tại nêu trên, nhằm đảm bảo hoàn thành công tác kiểm soát thủ tục hành chính trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ quan hành chính Nhà nước, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc thực hiện và chỉ đạo cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức trực thuộc thực hiện những nội dung sau:
1. Tổ chức tập huấn quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về công tác kiểm soát thủ tục hành chính; văn bản chỉ đạo điều hành, kế hoạch của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh về công tác kiểm soát thủ tục hành chính cho các phòng, ban, cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị để thống nhất về nhận thức và đồng bộ trong thực thi nhiệm vụ.
2. Chỉ đạo thường xuyên cán bộ đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị trong việc tham mưu xây dựng kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch để làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành công việc của Phòng, Ban, đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, đề xuất khen thưởng, xử lý trách nhiệm công vụ kịp thời theo quy định của pháp luật; chủ động, tích cực phối hợp với Sở Tư pháp trong việc thực hiện công tác kiểm soát TTHC.
3. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành có quy định thủ tục hành chính mà trong quá trình xây dựng dự thảo chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ việc kiểm soát quy định TTHC theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính.
4. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh khi tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính phải nghiêm túc thực hiện việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính theo đúng quy định. Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm soát nghiêm ngặt việc ban hành mới các thủ tục hành chính thông qua việc đánh giá tác động, tham gia ý kiến, thẩm định thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
5. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thường xuyên cập nhật quyết định công bố thủ tục hành chính của Bộ chủ quản, văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính về lĩnh vực quản lý để kịp thời tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh, của Sở, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, đảm bảo quyết định công bố có hiệu lực cùng ngày có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC, không để tình trạng hồ sơ tiếp nhận tại bộ phận một cửa khác với thành phần hồ sơ tại bảng niêm yết thủ tục hành chính do lỗi của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh chậm trễ trong việc tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh công bố.
6. Công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan, đơn vị. Tổ chức việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định, nghiêm cấm việc tự đặt thêm quy định về thủ tục hành chính trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
7. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, cơ quan giải quyết TTHC khi phát hiện, nhận diện quy định về TTHC đang giải quyết có khó khăn, vướng mắc, bất cập thì kịp thời có văn bản phản ánh, kiến nghị, đề xuất giải pháp gửi về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để tổng hợp, đưa vào kế hoạch rà soát đơn giản hóa TTHC theo đúng quy định của Thông tư số 07/2014/TT-BTP nhằm tránh tình trạng hồ sơ giải quyết chậm trễ là do vướng mắc, bất cập của thể chế nhưng cơ quan giải quyết không phản ánh, kiến nghị, không đề ra giải pháp để quản lý.
8. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính phải niêm yết địa chỉ tiếp nhận, phản ánh kiến nghị về quy định hành chính, ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, Email của Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính (Sở Tư pháp) để công dân, tổ chức phản ánh, kiến nghị, đảm bảo cho cá nhân, tổ chức tham gia chung tay cải cách thủ tục hành chính.
9. Mỗi cơ quan đơn vị phải có trách nhiệm cụ thể hóa quy trình giải quyết từng thủ tục hành chính trong nội bộ của cơ quan trên cơ sở thời gian giải quyết thủ tục hành chính đã được Chủ tịch UBND tỉnh công bố để đảm bảo thực hiện giải quyết trả kết quả đúng và trước hạn; xây dựng quy chế phối hợp giải quyết TTHC nếu TTHC có sự phối hợp với các cơ quan khác trên địa bàn tỉnh.
10. Tổ chức, triển khai ứng dụng đồng bộ phần mềm một cửa, một cửa liên thông do UBND tỉnh trang bị để nhập liệu hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả, phục vụ cho việc công khai và kiểm soát về tình hình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính.
11. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp cập nhật thường xuyên thủ tục hành chính còn hiệu lực tại các quyết định công bố của Chủ tịch UBND tỉnh để công khai trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh tạo thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp cận quy định của thủ tục hành chính, loại bỏ những TTHC đã hết hiệu lực trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Sở Tư pháp cung cấp danh mục thủ tục hành chính còn hiệu lực, hết hiệu lực tại các Quyết định công bố của Chủ tịch UBND tỉnh cho Sở Thông tin và Truyền thông để cập nhật lên Cổng thông tin điện tử.
12. Bố trí cán bộ, công chức có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công việc có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, có tác phong, thái độ chuẩn mực, giao tiếp tốt với cá nhân, tổ chức vào vị trí tiếp nhận và trả kết quả; thực hiện việc chuyển đổi vị trí làm việc theo quy định của pháp luật.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chỉ đạo Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thực hiện nghiêm túc việc hướng dẫn cho công dân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ bằng phiếu hướng dẫn tránh gây phiền hà công dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần.
13. Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện UBND cấp xã trong việc dự toán, bố trí kinh phí kiểm soát TTHC, giải quyết chế độ cho cán bộ trực tiếp thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính theo đúng quy định; tham mưu cho UBND tỉnh bố trí hợp lý kinh phí kiểm soát thủ tục hành chính cho Sở Tư pháp để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về công tác kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh.
14. Sở Tư pháp phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan tăng cường kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị để kịp thời phát hiện những tồn tại, báo cáo UBND tỉnh có giải pháp và xử lý trách nhiệm theo tinh thần chỉ đạo tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý hành chính nhà nước. Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh đưa kết quả triển khai công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách TTHC vào nội dung thi đua, khen thưởng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, trong đó quy định rõ kết quả cải cách TTHC là cơ sở để xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp theo đúng chỉ đạo tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
15. Sở Tư pháp phối hợp với Sở Thông tin - Truyền Thông, Báo Khánh Hòa, Đài Phát thanh - Truyền hình đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh.
Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.
Giao Giám đốc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chỉ thị, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh định kỳ 06 tháng báo cáo tình hình, kết quả thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1941/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2 Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2015 về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3 Quyết định 2191/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 4 Quyết định 869/QĐ-UBND-HC năm 2015 triể khai thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2015 về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 5 Kế hoạch 1700/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg và 08/CT-UBND về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 6 Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2015 về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong công tác cải cách thủ tục hành chính do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 7 Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2015 về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 8 Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2015 tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 9 Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2015 về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Thông tư 07/2014/TT-BTP hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 11 Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 12 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 1 Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2015 tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 2 Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2015 về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong công tác cải cách thủ tục hành chính do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 3 Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2015 về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4 Quyết định 869/QĐ-UBND-HC năm 2015 triể khai thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2015 về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 5 Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2015 về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 6 Kế hoạch 1700/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg và 08/CT-UBND về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 7 Quyết định 1941/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 8 Quyết định 2191/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính do tỉnh Tiền Giang ban hành