UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/CT-UBND | Buôn Ma Thuột, ngày 26 tháng 8 năm 2009 |
CHỈ THỊ
VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ ĐỌNG VÀ TĂNG CƯỜNG BIỆN PHÁP THU THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THUẾ NHÀ ĐẤT
Trong những năm qua việc quản lý thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất nhìn chung đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên tình hình thất thu và nợ đọng thuế vẫn còn phổ biến chậm được khắc phục. Theo số liệu thống kê toàn tỉnh diện tích đưa vào lập bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) cây hàng năm mới đạt 39,9%, cây lâu năm 58,2%, thuế nhà đất 66% so với diện tích thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường; tình hình nợ đọng thuế vẫn còn khá cao và kéo dài.
Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là: Do chưa gắn quyền lợi của địa phương nhất là ở cấp cơ sở với việc quản lý thu thuế, công tác triển khai cấp giấy chứng nhận sử dụng đất còn chậm, việc phối hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ, sự chỉ đạo của cấp ủy chính quyền cơ sở, chưa được quan tâm đúng mức, chưa quyết liệt.
Để tăng cường chất lượng quản lý đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế nhà đất, phấn đấu đến hết năm 2010 phải lập sổ bộ 80% diện tích đất còn lại do Sở Tài nguyên và Môi trường thống kê. Chủ tịch UBND tỉnh Chỉ thị:
1. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn cùng các ngành có liên quan: Tài nguyên Môi trường, Thống kê, Tài chính - Kế hoạch, Lao động - Thương binh Xã hội phối hợp với Chi cục Thuế triển khai điều tra diện tích thực tế đất sản xuất nông nghiệp, đất ở chưa quản lý đưa vào lập sổ bộ thuế theo đúng quy định. Việc điều tra phải gắn liền với việc giao chỉ tiêu cụ thể để các xã, phường, thị trấn có cơ sở phấn đấu thực hiện, chọn thí điểm một vài đơn vị để tập trung chỉ đạo rút kinh nghiệm để nhân rộng ra toàn địa bàn.
2. Hội đồng tư vấn thuế các cấp khi xét duyệt sổ thuế, các thành viên trong Hội đồng tư vấn thuế phải thực hiện hết vai trò trách nhiệm, phải căn cứ vào số liệu, chỉ tiêu đã giao cho các xã, phường, thị trấn để xét duyệt.
3. Các Chi cục Thuế phải thường xuyên rà soát, xác định lại toàn bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất còn nợ đọng, nộp thừa của các năm trước chuyển sang từ đó thực hiện việc phân loại nợ theo một số nội dung sau:
- Đánh giá, phân loại và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xóa các khoản nợ không còn đối tượng để thu;
- Đối với khoản nợ có khả năng thu thì cơ quan thuế phải đôn đốc nộp ngay vào ngân sách Nhà nước. Các trường hợp cố tình chây ỳ thì lập danh sách báo cáo Ủy ban nhân dân chỉ đạo các cơ quan có liên quan để cưỡng chế thu thuế theo quy định của pháp luật. Phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng, đưa thông tin những đối tượng chây ỳ không thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế.
4. Cục trưởng Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các Chi cục Thuế tăng cường công tác phối hợp với các ngành có liên quan để tham mưu cho UBND các huyện, thị xã và thành phố trong việc triển khai việc nắm diện tích, lập bộ, thu thuế, thu nợ theo đúng quy định, sát với tình hình thực tế tại địa phương.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thực hiện./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 10/2016/QĐ-UBND về quy định giá thóc tẻ dùng để tính thuế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 2 Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2010 về tăng cường công tác xử lý nợ đọng thuế và chống thất thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 3 Chỉ thị 34/2005/CT-UBND thực hiện các biện pháp xử lý nợ đọng thuế và chống thất thu Ngân sách Nhà nước do tỉnh Bình Dương ban hành
- 1 Chỉ thị 34/2005/CT-UBND thực hiện các biện pháp xử lý nợ đọng thuế và chống thất thu Ngân sách Nhà nước do tỉnh Bình Dương ban hành
- 2 Quyết định 10/2016/QĐ-UBND về quy định giá thóc tẻ dùng để tính thuế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 3 Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2010 về tăng cường công tác xử lý nợ đọng thuế và chống thất thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước