ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2008/CT-UBND | Buôn Ma Thuột, ngày 17 tháng 07 năm 2008 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC PHÒNG TƯ PHÁP, CÁC BAN TƯ PHÁP
Sau 4 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/2004/CT-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh, công tác củng cố, kiện toàn về tổ chức và hoạt động của các Phòng Tư pháp, các Ban Tư pháp trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả nhất định; các cấp Ủy đảng, chính quyền địa phương đã có sự quan tâm thiết thực tạo điều kiện về mọi mặt để đội ngũ cán bộ Phòng Tư pháp, Ban Tư pháp từng bước kiện toàn, củng cố, tăng cường về số lượng và nâng cao về chất lượng, năng lực hoạt động. Những kết quả đạt được đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương và các nhiệm vụ công tác trọng tâm của ngành Tư pháp tỉnh trong những năm qua.
Tuy nhiên, so với yêu cầu và tình hình thực tế hiện nay tuy đã được tăng cường, củng cố, kiện toàn một bước, nhưng do tăng nhiều nhiệm vụ công tác mới như tham gia xây dựng, thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; chứng thực; hộ tịch... nên đội ngũ cán bộ tư pháp hiện nay thiếu về số lượng; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chưa đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao ... đã làm hạn chế hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp.
Để tiếp tục củng cố, kiện toàn về tổ chức và hoạt động đối với các phòng Tư pháp, các ban tư pháp nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ công tác trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, góp phần tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm
- Trên cơ sở rà soát, đánh giá về thực trạng tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp, Ban Tư pháp; căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan và những điều kiện đặc thù của tỉnh, tiếp tục phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định về cơ cấu tổ chức, biên chế của Phòng Tư pháp cấp huyện và đội ngũ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch chuyên trách cấp xã.
- Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện mô hình tổ chức của Ban Tư pháp cấp xã theo quy định hiện hành (có từ 05 đến 07 thành viên, gồm Trưởng Ban là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phụ trách công tác tư pháp, Phó trưởng Ban là công chức Tư pháp - hộ tịch chuyên trách và các thành viên kiêm nhiệm khác là đại diện của Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên ... có đủ điều kiện, tiêu chuẩn về chuyên môn và phẩm chất đạo đức).
- Phối hợp với Sở Nội vụ và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho cán bộ chính quyền cấp xã, trong đó chú trọng đến Chủ tịch, Phó Chủ tịch và cán bộ làm công tác Tư pháp - Hộ tịch chuyên trách (Tài liệu bồi dưỡng, tập huấn từng chuyên đề do Sở Tư pháp biên soạn, in ấn và phát hành).'
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác của ngành, gắn với công tác thanh tra chuyên ngành đối với hoạt động tư pháp cấp huyện, cấp xã nhằm phát hiện và xử lý nghiêm minh đối với các cơ quan, cá nhân vi phạm; kịp thời hướng dẫn, chấn chỉnh những sai phạm, khuyết điểm, khắc phục hạn chế, yếu kém.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng Tư pháp duy trì đều đặn chế độ giao ban công tác tư pháp cấp xã để thông qua đó nắm bắt được những thông tin về tình hình hoạt động, kịp thời hướng dẫn, chấn chỉnh những vướng mắc, lệch lạc phát sinh từ cơ sở.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy trình, thủ tục giải quyết công việc chuyên môn (về thẩm định, ban hành, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; chứng thực, hộ tịch ...) nhằm tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, thực hiện một cách thống nhất, hiệu quả công tác tư pháp ở địa phương.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tốt việc phân bổ biên chế hành chính cho các huyện, thành phố để bố trí đủ biên chế cho các phòng Tư pháp bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Phối hợp với Sở Tư pháp thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch chuyên trách cấp xã nhằm nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Củng cố, kiện toàn tổ chức, cán bộ phòng Tư pháp theo hướng: Bổ sung, tăng cường biên chế cho Phòng Tư pháp, đảm bảo đủ số lượng và các chức danh lãnh đạo còn thiếu; đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức. Ngoài Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng, Ủy ban nhân dân các huyện quản lý công tác tư pháp ở địa phương. Riêng thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện: Krông Buk, Ea Kar, Krông Pắk, Cư M’gar, Ea H’leo là những đơn vị hành chính có diện tích rộng, dân số đông, có khối lượng công việc lớn nên ưu tiên bố trí tăng thêm biên chế để đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ công tác.
- Kiên quyết xử lý và thay thế các chức danh Trưởng, Phó phòng Tư pháp yếu kém về trình độ, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ. Trước khi thực hiện luân chuyển, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo phải có ý kiến trao đổi, thỏa thuận của Sở Tư pháp và Sở Nội vụ.
- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp cấp huyện, cấp xã; đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị, kinh phí hoạt động đối với các Phòng Tư pháp, các Ban Tư pháp; thực hiện tốt chế độ chính sách đối với cán bộ tư pháp ở cơ sở. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn phải đảm bảo cấp đủ kinh phí cho Phòng Tư pháp, Ban Tư pháp đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tham gia xây dựng, thẩm định, kiểm tra, xử lý và rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đúng quy định và hướng dẫn của Trung ương, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh. Ngoài ra, cần đầu tư kinh phí nhằm thực hiện tin học hóa quản lý các hoạt động tư pháp, xây dựng cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật, hộ tịch của công dân ... để thực hiện tốt công tác thẩm định, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và công tác đăng ký quản lý hộ tịch. Đồng thời thường xuyên có kế hoạch kiểm tra đối với hoạt động tư pháp cấp xã để kịp thời hướng dẫn, chấn chỉnh những vướng mắc, lệch lạc phát sinh từ cơ sở.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp và các ngành hữu quan trong việc chỉ đạo củng cố, kiện toàn Ban Tư pháp cấp xã. Đối với những xã, phường, thị trấn đã có công chức Tư pháp - Hộ tịch chuyên trách theo quy định, ngoài số lượng cán bộ đang thực hiện, tùy theo điều kiện, khối lượng công việc cụ thể của từng địa phương có thể sử dụng thêm cán bộ hợp đồng làm công tác tư pháp trên cơ sở cân đối từ nguồn ngân sách địa phương để chi trả. Ưu tiên bố trí đội ngũ cán bộ đã tốt nghiệp các lớp trung cấp Luật bổ sung cho cấp xã nhằm chuẩn hóa về đội ngũ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch chuyên trách ở cơ sở.
4. Về việc tổ chức thực hiện
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao khẩn trương, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch nhằm triển khai thực hiện tốt Chỉ thị này.
Sở Tài chính có trách nhiệm đảm bảo cân đối ngân sách, kịp thời bố trí kinh phí cho các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Giám đốc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị, định kỳ báo cáo và đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp chỉ đạo thực hiện.
Chỉ thị này thay thế Chỉ thị số 06/2004/CT-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đẩy mạnh củng cố, kiện toàn về tổ chức và hoạt động của các phòng Tư pháp và các Ban Tư pháp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 529/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã qua rà soát do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 2 Chỉ thị 06/2004/CT-UBND về đẩy mạnh củng cố, kiện toàn về tổ chức và hoạt động của các phòng Tư pháp, các ban Tư pháp do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 3 Quyết định 20/2017/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chứa quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
- 4 Quyết định 266/QĐ-UBND năm 2018 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2017 (01/01/2017-31/12/2017)
- 5 Quyết định 266/QĐ-UBND năm 2018 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2017 (01/01/2017-31/12/2017)
- 1 Chỉ thị 12/2009/CT-UBND đẩy mạnh củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng Tư pháp cấp huyện và công tác tư pháp của Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 2 Chỉ thị 23/2007/CT-UBND về củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư pháp các huyện, thành phố và Ban Tư pháp các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3 Quyết định 36/2004/QĐ-UB về Quy chế mẫu tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 4 Quyết định 36/2004/QĐ-UBND Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 1 Quyết định 529/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã qua rà soát do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 2 Chỉ thị 12/2009/CT-UBND đẩy mạnh củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng Tư pháp cấp huyện và công tác tư pháp của Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 3 Chỉ thị 23/2007/CT-UBND về củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư pháp các huyện, thành phố và Ban Tư pháp các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 4 Chỉ thị 06/2004/CT-UBND về đẩy mạnh củng cố, kiện toàn về tổ chức và hoạt động của các phòng Tư pháp, các ban Tư pháp do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 5 Quyết định 36/2004/QĐ-UB về Quy chế mẫu tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 6 Quyết định 36/2004/QĐ-UBND Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 7 Quyết định 20/2017/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chứa quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
- 8 Quyết định 266/QĐ-UBND năm 2018 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2017 (01/01/2017-31/12/2017)