BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2001/CT-BGTVT | Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2001 |
VỀ VIỆC XÂY DỰNG, ÁP DỤNG, DUY TRÌ VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9000
Vấn đề năng suất, chất lượng sản phẩm luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm không thể chỉ tiến hành các biện pháp riêng lẻ, mà phải tiến hành hàng loạt các hoạt động nhằm nâng cao năng suất, đồng thời đảm bảo chất lượng một cách có hệ thống và có kế hoạch. Việc thoả mãn hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 sẽ tạo ra một công cụ quản lý chất lượng có hiệu quả và nó không thể thiếu được đối với mỗi doanh nghiệp trên bước đường phát triển , hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ,bởi vì hiện nay,mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 do Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ban hành là một trong những mô hình quản lý chất lượng đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam.
Với tầm quan trọng nêu trên, Bộ yêu cầu các đơn vị sản xuất kinh doanh trong toàn ngành triển khai ngay việc nghiên cứu xây dựng , áp dụng ,duy trì và hoàn thiện Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 .Kế hoạch cụ thể để triển khai công viêc này cần đươc tiến hành theo các giai đoạn sau :
* Giai đoạn 1 (2001 -2002 ): Giai đoạn tiếp cận, tìm hiểu , xây dựng và đăng ký đề nghị công nhận Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9000.
Trong giai đoạn này,các đơn vị cần thành lập Ban chỉ đạo để phân tích đánh giá hiện trạng, lập kế hoạch thực hiện và chỉ đạo công tác xây dựng,áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng theo ISO 9000 cùng với sự trợ giúp của tư vấn, báo cáo kế hoạch thực hiện để Bộ chấp thuận làm cơ sở giám sát quá trình thực hiện.
Để triển khai giai đoạn này,thủ trưởng các đơn vị phải là người có nhận thức đầy đủ việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 là hết sức cần thiết, coi đây là một nội dung quan trọng để đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý của doanh nghiệp , phải tin tưởng rằng việc áp dụng ISO 9000 sẽ đem lại lợi ích cho sản xuất kinh doanh của đơn vị mình và là công cụ quản lý chất lượng không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp .Trong quá trình nghiên cứu xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 , thủ trưởng cơ quan phải thành lập Ban chỉ đạo do giám đốc làm trưởng ban để có kế hoạch thực hiện cụ thể, xây dựng chiến lược đảm bảo nâng cao chất lượng, trang thiết bị, đào tạo, xây dựng nhận thức, xây dựng hệ thống văn bản bao gồm các tài liệu kỹ thuật, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn, mẫu biểu, kế hoạch chất lượng .v.v.
Đối với các cơ quan, doanh nghiệp đã được cấp Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000 cần phải tiếp tục duy trì , hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo chất lượng tin cậy và không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
* Giai đoạn 2 : ( 2002 - 2003 ): Các Tổng công ty 91, 90 và các doanh nghiệp loại I trong ngành phải phấn đấu để được cấp chứng chỉ Hệ thống QLCL phù hợp ISO 9000 .
* Giai đoạn 3 : ( Từ năm 2004 trở đi ): Việc có đươc chứng chỉ Hệ thống Quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000 của tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh trong toàn ngành có thể là một trong những điều kiện bắt buộc để tham gia đấu thầu.
Trước mắt, Bộ sẽ có cơ chế khuyến khích bằng việc đưa vào điểm ưu tiên khi xét thầu đối với các doanh nghiệp có chứng chỉ công nhận hệ thống Qủan lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9000, trước hết là trong quá trình xét thầu các công trình xây dựng giao thông.
Bộ giao nhiệm vụ cho Vụ Khoa học Công nghệ là tham mưu trực tiếp của Bộ tổ chức triển khai chỉ thị này bao gồm tổ chức tập huấn,hướng dẫn triển khai,trao đổi,trợ giúp giới thiệu tư vấn,giám sát đôn đốc quá trình thực hiện và tháo gỡ khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải trong quá trình thực hiện.
Nhận được chỉ thị này, Bộ yêu cầu các đơn vị sản xuất kinh doanh trong toàn ngành triển khai ngay các biện pháp cụ thể để sớm có được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù họp với tiêu chuấn ISO 9000.
Nơi nhận: | KT.BỘ TRƯỞNG |
- 1 Thông báo số 2723/2006/TB-BKHCN về việc chuyển đổi giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với cơ quan hành chính nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2 Quyết định 2425/2000/QĐ-BKHCNMT ban hành Quy định tạm thời về công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
- 3 Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa năm 1999
- 4 Quyết định 2576/QĐ-TĐC năm 1996 về việc đăng ký chất lượng hàng hoá do Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5 Quyết định 37-TĐC/QĐ năm 1992 về "Hướng dẫn chỉ tiêu và mức chất lượng dùng trong đăng ký chất lượng hàng hoá" do Tổng cục Tổng cục Tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng ban hành
- 6 Quyết định 24-TĐC/QĐ năm 1992 về đăng ký chất lượng hàng hoá do Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng ban hành
- 7 Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 1 Thông báo số 2723/2006/TB-BKHCN về việc chuyển đổi giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với cơ quan hành chính nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2 Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 3 Quyết định 2576/QĐ-TĐC năm 1996 về việc đăng ký chất lượng hàng hoá do Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4 Quyết định 24-TĐC/QĐ năm 1992 về đăng ký chất lượng hàng hoá do Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng ban hành
- 5 Quyết định 37-TĐC/QĐ năm 1992 về "Hướng dẫn chỉ tiêu và mức chất lượng dùng trong đăng ký chất lượng hàng hoá" do Tổng cục Tổng cục Tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng ban hành
- 6 Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa năm 1999
- 7 Quyết định 2425/2000/QĐ-BKHCNMT ban hành Quy định tạm thời về công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường