ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/CT-UBND | Phú Yên, ngày 12 tháng 6 năm 2017 |
CHỈ THỊ
VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CẤP BÁCH TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
Vật tư nông nghiệp bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý, cải tạo môi trường trong nông nghiệp, thủy sản. Đây là các yếu tố đầu vào, có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu để bảo đảm phát triển nông nghiệp hiệu quả và bền vững. Trong thời gian qua, các sở, ngành, địa phương đã có nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, hạn chế việc buôn bán lưu thông vật tư giả, kém chất lượng góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, bảo đảm lợi ích của nông dân và hạn chế ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, tình trạng sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp không bảo đảm chất lượng; hàng giả; không ghi rõ thành phần, hàm lượng, công dụng, nguồn gốc, xuất xứ trên bao bì; tình trạng quảng cáo không đúng công dụng của vật tư nông nghiệp còn xảy ra ở nhiều địa phương với diễn biến phức tạp và thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại cho người sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, ô nhiễm môi trường và bức xúc trong xã hội.
Để tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, bảo vệ kết quả sản xuất, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, tổ chức liên quan theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện các nội dung chủ yếu sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố khẩn trương rà soát trình UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
b) Thanh tra chuyên ngành các đơn vị trực thuộc rà soát, kiểm tra các điều kiện sản xuất, kinh doanh của cá nhân, tổ chức nhằm đánh giá tính phù hợp, đảm bảo các quy định của pháp luật; tập trung chấn chỉnh, kiên quyết xử lý các các cá nhân, tổ chức khi có sai phạm theo quy định của pháp luật.
c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất việc chấp hành pháp luật về sản xuất, kinh doanh, chất lượng vật tư nông nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh, chất lượng vật tư nông nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; xử lý dứt điểm các điểm nóng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng các hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh, chất lượng vật tư nông nghiệp; xử lý các cơ quan, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý vật tư nông nghiệp.
2. Công an tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các địa phương tăng cường công tác nắm tình hình về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp là hàng giả, hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
3. Bộ đội Biên phòng tỉnh: Thường xuyên tổ chức lực lượng tuần tra trên bộ, trên biển, các địa bàn trọng điểm quản lý, theo dõi chặt chẽ xuất nhập khẩu tại Cảng Vũng Rô để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép, sản xuất kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên khu vực biên giới biển của tỉnh, đồng thời phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao cảnh giác, phát hiện tố giác các hành vi sản xuất kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp trái phép trên địa bàn.
4. Sở Công Thương: Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn tỉnh tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật; chú trọng kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm đối với hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi gian lận thương mại; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng hàng hóa, điều kiện sản xuất, kinh doanh, bảo quản hàng hóa.
5. Sở Tài chính: Phối hợp với các sở, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố cân đối, bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách nhà nước cho công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đảm bảo thực hiện hoàn thành nhiệm vụ.
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên, Báo Phú Yên và các cơ quan thông tấn, báo chí: Phối hợp với các sở, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố, lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp; công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm; nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác đấu tranh phòng, chống, tố giác, lên án các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giả, không bảo đảm chất lượng.
7. Ban chỉ đạo 389 tỉnh: Chỉ đạo lực lượng 389 của các ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thành viên phối hợp tăng cường lực lượng kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi nhập lậu, kinh doanh vật tư nông nghiệp không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ; đồng thời, xây dựng và triển khai kế hoạch chuyên đề về đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng.
8. Thanh tra tỉnh: Tăng cường công tác thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, quản lý vật tư nông nghiệp nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm.
9. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn quản lý; xác định việc quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết cần tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn; ưu tiên cân đối, bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách địa phương để đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp lưu thông và sử dụng trên địa bàn quản lý.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị này, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, nếu để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách, đồng thời tham mưu đề xuất khen thưởng các tổ chức, cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin vi phạm về sản xuất, kinh doanh và chất lượng vật tư nông nghiệp. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện của các sở, ngành, địa phương và định kỳ hàng năm hay đột xuất báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện Chỉ thị này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 2 Quyết định 21/2017/QĐ-UBND Quy định về phân công phân cấp cơ quan quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 3 Quyết định 580/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Năm cao điểm hành động quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2017 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 4 Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2015 Quy định phân công quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, muối và nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Hòa Bình
- 5 Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 1 Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 2 Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2015 Quy định phân công quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, muối và nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Hòa Bình
- 3 Quyết định 21/2017/QĐ-UBND Quy định về phân công phân cấp cơ quan quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 4 Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 5 Quyết định 580/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Năm cao điểm hành động quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2017 do thành phố Hải Phòng ban hành