- 1 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 2 Thông tư 22/2020/TT-BCT năm 2020 quy định về điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện do Bộ Công thương ban hành
- 3 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi
- 4 Kế hoạch 151/KH-UBND năm 2021 về khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 5 Quyết định 09/2022/QĐ-UBND quy định về quản lý, đảm bảo an toàn điện trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 6 Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực
- 7 Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác chỉ đạo khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động và các công trình xây dựng không phép, trái phép (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang bảo vệ đê điều, lưới điện, hành lang bảo vệ rừng, sai mục đích sử dụng đất) trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 8 Kế hoạch 273/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật phòng cháy và chữa cháy 27/2001/QH10 có hiệu lực
- 9 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 10 Kế hoạch 127/KH-UBND năm 2023 về hạ ngầm đường dây, cáp viễn thông, điện lực tại các tuyến phố trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/CT-UBND | Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2023 |
Theo thống kê trong 05 năm (từ 2018 đến nay) trên địa bàn Thành phố xảy ra 2.647 vụ cháy, nổ làm 77 người chết, 131 người bị thương, thiệt hại về tài sản trên 684 tỷ đồng (đáng chú ý, ngày 13/5/2023 vừa qua, xảy ra cháy tại nhà dân của hộ gia đình bà Nguyễn Thu Hà, tại số 24 phố Thành Công, tổ dân phố số 8, phường Quang Trung, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng làm 04 người chết). Nguyên nhân gây ra các vụ cháy có liên quan đến sự cố hệ thống, thiết bị điện luôn chiếm tỷ lệ cao (2.022 vụ/2.631 vụ; chiếm 76.4% tổng số vụ cháy).
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân được nâng cao, nhu cầu sử dụng nhiên liệu, năng lượng điện của người dân ngày ngày càng gia tăng; đặc biệt là việc sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện ngoài tính toán, thiết kế, lắp đặt ban đầu là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến quá tải, chập điện gây cháy, nổ. Trước thực trạng nêu trên, để khắc phục dứt điểm tồn tại, hạn chế trong quản lý và sử dụng điện với mục tiêu kiểm soát, ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ, thiệt hại do cháy, nổ gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố chỉ thị Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện một số nội dung sau:
a) Tiếp tục tham mưu UBND Thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch, Chỉ thị và các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc Hội, Chính phủ, Bộ Công an, Thành ủy, HĐND Thành phố, UBND Thành phố về thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) trên địa bàn Thành phố. Chủ động nghiên cứu các biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác PCCC và CNCH trên địa bàn Thành phố.
b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC và CNCH trên địa bàn Thành phố; trong đó, chú trọng công tác khuyến cáo, cảnh báo an toàn PCCC trong quản lý, sử dụng điện bằng các hình thức dễ hiểu, dễ tiếp cận để người dân và doanh nghiệp dễ nhớ, dễ thực hiện, như: tuyên truyền qua SMS, Zalo, Facebook... tuyên truyền trên các trang thông tin điện tử Thành phố, báo điện tử, các phương tiện thông tin truyền thông...
c) Tăng cường công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra an toàn PCCC và CNCH, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra liên ngành; kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót để kiến nghị khắc phục, kiên quyết xử lý đối với các trường hợp vi phạm, đặc biệt là vi phạm quy định về an toàn PCCC trong quản lý, sử dụng điện; tổ chức điều tra, xác minh, làm rõ nguyên nhân các vụ cháy, nổ trên địa bàn Thành phố, xem xét, xử lý nghiêm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân khi để xảy ra cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng trên địa bàn, lĩnh vực quản lý; thông báo cho Sở Công Thương, Tổng Công ty điện lực Thành phố và các đơn vị có liên quan biết đối với các vụ cháy đã kết luận nguyên nhân cháy do điện để có các giải pháp khắc phục và tuyên truyền, khuyến cáo cơ sở, người dân trong quản lý, sử dụng điện.
d) Tiếp tục làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình việc triển khai thực hiện các công trình điện trọng điểm trên địa bàn Thành phố; kiểm tra, hướng dẫn Tổng công ty Điện lực Thành phố và các đơn vị có liên quan đảm bảo an toàn PCCC&CNCH các dự án, công trình điện trên địa bàn Thành phố.
e) Tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp khó khăn, vướng mắc, bất cập của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCCC và CNCH trong thực tiễn công tác; đặc biệt là những khó khăn vướng mắc liên quan đến đảm bảo an toàn PCCC trong quản lý và sử dụng điện để tham mưu UBND Thành phố báo cáo các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
a) Tăng cường tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định trong công tác kiểm tra hoạt động điện lực, sử dụng điện của Phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và công tác kiểm tra sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của các đơn vị điện lực trên địa bàn Thành phố theo quy định tại Thông tư số 42/2022/TT-BCT ngày 30/12/2022 của Bộ Công Thương.
b) Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện của Tổng công ty Điện lực Thành phố, đặc biệt là các trường hợp vi phạm quy định an toàn PCCC dẫn đến nguy cơ gây sự cố, mất an toàn nghiêm trọng cho người, thiết bị và hệ thống điện, vi phạm các quy định về an toàn trong sử dụng điện... theo quy định tại Thông tư số 22/2020/TT-BCT ngày 09/9/2020 của Bộ Công Thương.
c) Tổ chức kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm Quyết định số 09/2022/QĐ-UBND ngày 03/3/2022 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định quản lý, đảm bảo an toàn điện trên địa bàn thành phố Hà Nội; đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc UBND cấp huyện, các đơn vị điện lực và các tổ chức, cá nhân có liên quan xử lý các vi phạm quy định về an toàn điện trên địa bàn đúng quy định, trong đó đặc biệt lưu ý về an toàn PCCC trong quản lý, sử dụng điện; tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm quy định về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, vi phạm quy định về an toàn điện theo thẩm quyền.
d) Tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp khó khăn, vướng mắc, bất cập của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về điện với thực tiễn công tác; đặc biệt là những khó khăn vướng mắc liên quan đến đảm bảo an toàn PCCC&CNCH trong quản lý và sử dụng điện để tham mưu Thành phố báo cáo các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định; tham gia đóng góp ý kiến về việc kiểm tra, xử lý vi phạm về sử dụng điện sau công tơ, việc giảm, ngừng cấp điện đối với các trường hợp quy định về PCCC&CNCH đã bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động khi có đề nghị của Bộ Công Thương.
Đôn đốc, hướng dẫn UBND cấp huyện trong việc kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn, đặc biệt là xử lý dứt điểm đối với các công trình xây dựng trái phép, sai phép trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp, chờ triển khai dự án, hành lang thoát lũ, hành lang bảo vệ lưới điện... theo đúng chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố tại Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 25/8/2022; báo cáo, đề xuất UBND Thành phố các biện pháp để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Phối hợp, hướng dẫn các cơ quan báo chí Hà Nội, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương phối hợp và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức, pháp luật về PCCC và CNCH; trong đó, chú trọng tuyên truyền các nội dung liên quan đến an toàn trong quản lý, sử dụng điện.
b) Phối hợp với Công an Thành phố, Tổng Công ty điện lực Hà Nội và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, các mạng xã hội đăng tải các thông tin tuyên truyền, cảnh báo về PCCC và CNCH thông qua tin nhắn đến người dân trên địa bàn Thủ đô.
c) Phối hợp với Sở Xây dựng, các sở, ngành liên quan và các doanh nghiệp viễn thông hạ ngầm đường dây, cáp viễn thông tại các tuyến phố giai đoạn 2021 - 2025 theo Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 20/4/2023 của UBND Thành phố.
5. Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội
Thực hiện nghiêm túc việc phê duyệt, cấp phép xây dựng; hướng dẫn, chỉ đạo các Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đôn đốc, yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp trong khu công nghiệp chấp hành nghiêm túc các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC và an toàn điện.
6. Các Sở, ngành của Thành phố
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật về PCCC&CNCH; thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước có liên quan đến công tác PCCC và CNCH đảm bảo theo quy định.
b) Tổ chức triển khai các biện pháp, giải pháp đảm bảo an toàn về PCCC và CNCH, an toàn PCCC trong quản lý, sử dụng điện tại trụ sở cơ quan, đơn vị; không để xảy ra cháy, nổ, đặc biệt là cháy, nổ có nguyên nhân do điện tại trụ sở, cơ quan, đơn vị mình quản lý.
c) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị phối hợp UBND cấp huyện xử lý dứt điểm đối với các công trình xây dựng không phép, sai phép trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp, chờ triển khai dự án, hành lang thoát lũ, hành lang bảo vệ đê điều, lưới điện...
7. Tổng Công ty điện lực thành phố Hà Nội
a) Chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền, khuyến cáo, cảnh báo về đảm bảo an toàn PCCC trong quản lý và sử dụng điện trên địa bàn Thành phố; Căn cứ tình hình thực tế, thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra các đơn vị, cơ sở trên địa bàn Thành phố trong quản lý và sử dụng điện (gắn với nội dung an toàn PCCC và CNCH).
b) Chủ động, rà soát, kiểm tra hệ thống, mạng lưới điện do Tổng công ty quản lý để phòng ngừa nguy cơ gây mất an toàn về PCCC từ hệ thống, thiết bị điện; đồng thời tăng cường vận động, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức và người dân sử dụng điện an toàn; chủ động đóng, ngắt điện khi xảy ra cháy, nổ, sự cố, tai nạn; đẩy nhanh việc triển khai hạ ngầm hệ thống dây dẫn truyền tải điện tại các tuyến phố, khu dân cư, ưu tiên tại các vị trí có nguy hiểm cháy nổ cao, cản trở hoạt động của xe chữa cháy.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, UBND cấp huyện tổ chức tổng kiểm tra, rà soát việc ký hợp đồng mua bán điện, hiện trạng mục đích sử dụng điện, an toàn sử dụng điện của các khách hàng trên địa bàn Thành phố theo quy định tại Thông tư số 42/2022/TT-BCT ngày 30/12/2022 của Bộ Công Thương; phân loại nhóm khách hàng, lĩnh vực, địa bàn, đối tượng sử dụng nhằm đánh giá các cấp độ rủi ro, nguy hiểm, nguy cơ mất an toàn, kịp thời tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc khách hàng sử dụng điện an toàn nói chung và an toàn PCCC trong sử dụng điện nói riêng, kiên quyết xử lý vi phạm, ngừng, giảm mức cung cấp điện đối với các trường hợp ký hợp đồng mua bán điện không đủ các điều kiện, sử dụng điện không an toàn, sử dụng điện sai mục đích... theo quy định tại Thông tư số 22/2020/TT-BCT ngày 09/9/2020 của Bộ Công Thương, chỉ thực hiện ký hợp đồng mua bán điện khi đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật.
d) Tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp khó khăn, vướng mắc, bất cập của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về điện với thực tiễn công tác; đặc biệt là những khó khăn vướng mắc liên quan đến đảm bảo an toàn PCCC trong quản lý và sử dụng điện để tham mưu UBND Thành phố báo cáo các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định; tham gia đóng góp ý kiến về việc kiểm tra, xử lý vi phạm về sử dụng điện sau công tơ, việc giảm, ngừng cấp điện đối với các trường hợp quy định về PCCC&CNCH đã bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động khi có đề nghị của Bộ Công Thương.
8. UBND các quận, huyện, thị xã
a) Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch, Chỉ thị và các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc Hội, Chính phủ, Bộ Công an, Thành ủy, HĐND Thành phố, UBND Thành phố về thực hiện công tác PCCC và CNCH, chủ động nghiên cứu các biện pháp, giải pháp tăng cường công tác PCCC và CNCH trên địa bàn. Thực hiện nghiêm chức năng quản lý nhà nước về PCCC và CNCH, trách nhiệm quản lý, đảm bảo an toàn điện, kiểm tra đôn đốc UBND cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ theo Điều 52 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ và Quyết định số 09/2022/QĐ-UBND ngày 03/3/2022 của UBND Thành phố.
b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC và CNCH, trong đó, chú trọng công tác khuyến cáo, cảnh báo an toàn PCCC trong quản lý, sử dụng điện bằng các hình thức dễ hiểu, dễ tiếp cận để người dân và doanh nghiệp dễ nhớ, dễ thực hiện, như: tuyên truyền trên hệ thống thông tin cơ sở, lồng ghép các nội dung tuyên truyền thông qua các hội nghị tổ dân phố, sinh hoạt chi bộ định kỳ hàng tháng...
c) Định kỳ, đột xuất tổ chức kiểm tra các điều kiện an toàn PCCC&CNCH của cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất kinh doanh; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm quy định an toàn về PCCC, đặc biệt là các hành vi vi phạm quy định về an toàn trong quản lý, sử dụng điện trên địa bàn quản lý. Tăng cường thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc đảm bảo an toàn PCCC trong quản lý và sử dụng điện theo quy định của pháp luật.
d) Tập trung xử lý dứt điểm đối với các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động, công trình xây dựng không phép, trái phép trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp, chờ triển khai dự án, hành lang thoát lũ, hành lang bảo vệ lưới điện... theo đúng chỉ đạo của UBND Thành phố tại Kế hoạch số 151/KH-UBND ngày 18/6/2021, Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 25/8/2022; chỉ đạo các lực lượng chức năng giám sát chặt chẽ, không để phát sinh cơ sở có vi phạm mới, không để tình trạng cơ sở, công trình đã bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động do vi phạm quy định về PCCC nhưng vẫn hoạt động.
e) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo mục tiêu, yêu cầu và lộ trình đã đề ra theo Kế hoạch số 273/KH-UBND ngày 24/10/2022 của UBND Thành phố về thực hiện Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của HĐND Thành phố về việc xử lý các cơ sở không đảm bảo an toàn về PCCC được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC so 27/2001/QH10 có hiệu lực.
f) Chỉ đạo Công an cấp huyện, Công ty điện lực trên địa bàn và các đơn vị chức năng có liên quan xây dựng, triển khai có hiệu quả quy chế phối hợp đảm bảo an toàn PCCC&CNCH trong quản lý và sử dụng điện.
Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này, đảm bảo chất lượng, hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ dẫn đến cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản; giao Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị này; báo cáo UBND Thành phố theo quy định./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Công văn 1179/UBND-NC năm 2023 thực hiện kiểm tra, rà soát an toàn sử dụng điện, an toàn phòng cháy, chữa cháy trong quản lý, sử dụng điện trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 2 Kế hoạch 342/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 38-CT/TU về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do tỉnh Lào Cai ban hành
- 3 Kế hoạch 306/KH-UBND năm 2023 kiểm tra thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới do tỉnh Đồng Tháp ban hành