ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15 /2012/CT-UBND | Vị Thanh, ngày 26 tháng 12 năm 2012 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH (PCI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
Trong những năm qua, tỉnh Hậu Giang luôn chú trọng tạo mọi điều kiện để phát triển sản xuất, kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước… Song song đó, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ nhà đầu tư như: chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang…
Tuy nhiên, kết quả thu hút đầu tư như hiện nay chưa tương xứng với điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều mặt hạn chế trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện chưa đồng bộ của các ngành, các cấp, năng lực cạnh tranh của tỉnh chưa được cải thiện nhiều. Các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh được đề ra khá đầy đủ, nhưng trong quá trình thực hiện chưa tạo được hiệu quả cao; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với đối tượng phục vụ chưa tích cực, thiếu chặt chẽ và đồng bộ; các cấp, các ngành quan tâm chưa đúng mức và chỉ đạo đôi khi còn thiếu kiên quyết.
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, đồng thời duy trì và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, UBND tỉnh chỉ thị:
1. Các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố tiếp tục nâng cao trách nhiệm, xác định việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động điều hành và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân về mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ về Chương trình hành động nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh (PCI) và vị trí, vai trò, tầm quan trọng của doanh nghiệp, nhà đầu tư trong công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh Hậu Giang; từ đó, luôn thực hiện sự trân trọng, hiếu khách đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư đến tỉnh Hậu Giang; đồng thời, luôn cầu thị tiếp thu ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Thông tin, triển khai kịp thời những chủ trương, chính sách của Nhà nước và của tỉnh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đến doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng quy định của pháp luật.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh duy trì các cuộc họp, đối thoại định kỳ với các doanh nghiệp, nhà đầu tư để kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp tục đầu tư phát triển.
b) Chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát các dự án đầu tư, phân tích rõ nguyên nhân, nhất là các dự án chậm tiến độ, kéo dài thời gian thực hiện, kịp thời báo cáo UBND tỉnh để xem xét, giải quyết.
c) Tích cực tham mưu, đề xuất giải pháp, định hướng vận động thu hút các nguồn vốn đầu tư Trung ương, vốn ODA, FDI, NGO… để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
d) Phối hợp với các sở, ban, ngành cung cấp các thông tin về chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư; tăng cường quan hệ phối hợp với doanh nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Phối hợp với Cục Thuế tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các cuộc đối thoại thường xuyên giữa Lãnh đạo UBND tỉnh với các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
b) Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của Cổng thông tin điện tử tỉnh, đặc biệt là kênh trao đổi thông tin hữu ích giữa chính quyền tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp; thông tin kịp thời về các giải pháp của tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp; về quy hoạch, kế hoạch, dự án nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận, nắm bắt hiệu quả các thông tin cần thiết liên quan đến lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, tận dụng tốt các cơ hội đầu tư và tổ chức hoạt động nhanh chóng, thuận lợi theo đúng chủ trương, chính sách đã ban hành.
c) Chủ trì, phối hợp với các ngành và địa phương đẩy mạnh công tác rà soát, kiểm soát thủ tục hành chính; không để các quy định, thủ tục hành chính phát sinh, nhất là quy định ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư; kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh về công tác xử lý phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh, đảm bảo kịp thời, hiệu quả.
4. Sở Công Thương
a) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung rà soát, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án và phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố giải quyết những khó khăn, vướng mắc khi nhà đầu tư có nhu cầu. Nâng cao chất lượng và hỗ trợ, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp về thị trường, tìm kiếm đối tác, xúc tiến đầu tư - thương mại, tham gia hội chợ, triển lãm…thông qua các chương trình xúc tiến đầu tư - thương mại.
b) Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng nhằm đảm bảo sự canh tranh công bằng và bảo vệ quyền, lợi ích cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư chân chính và người tiêu dùng.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì tổ chức hội nghị giữa các trường đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động lớn hàng năm, qua đó nâng cao hiệu quả, kết nối liên thông chặt chẽ công tác đào tạo và sử dụng lao động giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo nghề;
b) Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh, giám sát nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, làm cơ sở tổ chức quản lý có hiệu quả hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh;
c) Củng cố và phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn lao động kỹ thuật phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp;
d) Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nghề; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, các doanh nghiệp tự đào tạo nghề cho người lao động; đa dạng hóa các loại hình và ngành nghề đào tạo để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động; đồng thời, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đào tạo nghề của tỉnh.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Tiếp tục duy trì và nâng cấp, đảm bảo kỹ thuật, an toàn thông tin cho hoạt động Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh và các trang thông tin thành viên.
b) Tuyên truyền các quy hoạch, quảng bá các dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn tỉnh, tăng cường cung cấp hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
c) Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hậu Giang tăng cường đưa thông tin về những nỗ lực của tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và kịp thời đưa tin về những kết quả, hạn chế của các ngành, các cấp trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị này.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Tiến hành rà soát lại quỹ đất, lập và hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến cấp xã và công khai các quy họach, quỹ đất chưa sử dụng; tích cực hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, nhận bàn giao đất, thuê đất theo đúng quy định;
b) Tiến hành rà soát, kiến nghị bãi bỏ các thủ tục không cần thiết trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đồng thời, đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn thời gian giải quyết các vấn đề có liên quan đến đất đai cho doanh nghiệp, để sớm có mặt bằng triển khai dự án đầu tư, mở rộng sản xuất - kinh doanh. Quản lý quá trình sử dụng đất của các nhà đầu tư, doanh nghiệp đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
8. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định giá đất cụ thể cho phù hợp trình UBND tỉnh phê duyệt trong trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất mà giá đất do UBND tỉnh quy định tại thời điểm giao đất, cho thuê đất, thời điểm quyết định thu hồi đất chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường.
9. Sở Nội vụ
- Tập trung đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; tham mưu triển khai thực hiện thí điểm mô hình “Một cửa điện tử” tại một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện có đủ điều kiện.
- Tổ chức đánh giá, xếp hạng định kỳ công tác cải cách hành chính đối với các sở, ban ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố, xác định là một tiêu chí để xét thi đua, khen thưởng định kỳ và thông báo công khai để các đơn vị liên tục cải tiến, đổi mới lề lối làm việc, tạo thuận lợi cho tổ chức, công dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, kỹ năng tác nghiệp, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức; lưu ý các cán bộ, công chức công tác tại bộ phận “Một cửa” tại các cơ quan, đơn vị cần phải có thái độ ứng xử thân thiện, văn minh với nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân đến liên hệ công tác. Sắp xếp công tác tổ chức cán bộ đảm bảo phù hợp nhằm phục vụ tốt cho công việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ, chú trọng công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương đảm bảo thống nhất, chặt chẽ, giải quyết các thủ tục hành chính theo đúng quy trình, quy định, nhanh chóng và hiệu quả.
10. Cục Thuế tỉnh
a) Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính trong việc: đăng ký mã số thuế, kê khai nộp các loại thuế, phí, lệ phí, kê khai nộp tiền sử dụng đất, các chính sách ưu đãi đầu tư được các cấp có thẩm quyền quyết định theo cơ chế một cửa liên thông;
b) Theo dõi, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật đối với Nhà nước;
c) Phối hợp với các đơn vị có liên quan giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp về các chính sách có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
11. Ban Quản lý các khu công nghiệp
a) Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn nhà đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Hậu Giang và các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để sớm bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư khi có nhu cầu;
b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, kiến nghị UBND tỉnh điều chỉnh Quyết định số 40/2008/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2009 của UBND tỉnh Hậu Giang về ban hành quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cho phù hợp với tình hình mới;
c) Chủ động rà soát các dự án đầu tư trong khu, cụm công nghiệp chậm triển khai, vi phạm tiến độ để có biện pháp tháo gỡ hoặc nếu nhà đầu tư không khả năng thực hiện thì thu hồi, nhằm tạo quỹ đất cho các doanh nghiệp khác có dự án mang tính khả thi, hiệu quả hơn.
12. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
Tập trung thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo; tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai dự án đúng tiến độ và hiệu quả.
13. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký.
Giao Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện tốt Chỉ thị này.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh với UBND tỉnh thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2013 tăng cường thực hiện nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2015
- 2 Quyết định 1128/QĐ-UBND năm 2013 kế hoạch thực hiện đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2015 và định hướng năm 2020
- 3 Quyết định 2072/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020
- 4 Kế hoạch 141/KH-UBND nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố Hà Nội (PCI) giai đoạn 2011-2015 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 5 Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2011 tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, giữ vững và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 6 Chương trình 02/CTr-UBND về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) do tỉnh Phú Yên ban hành
- 7 Quyết định 1356/QĐ-UBND năm 2010 về Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2010 - 2015
- 8 Quyết định 1310/QĐ-UBND năm 2009 về Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 9 Quyết định 40/2008/QĐ-UBND Ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 1 Quyết định 1310/QĐ-UBND năm 2009 về Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Kế hoạch 141/KH-UBND nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố Hà Nội (PCI) giai đoạn 2011-2015 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Quyết định 2072/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020
- 4 Quyết định 1356/QĐ-UBND năm 2010 về Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2010 - 2015
- 5 Quyết định 1128/QĐ-UBND năm 2013 kế hoạch thực hiện đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2015 và định hướng năm 2020
- 6 Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2011 tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, giữ vững và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 7 Chương trình 02/CTr-UBND về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) do tỉnh Phú Yên ban hành
- 8 Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2013 tăng cường thực hiện nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2015