ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2010/CT-UBND | Hải Dương, ngày 07 tháng 9 năm 2010 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, GIÁO DỤC ĐỐI TƯỢNG THUỘC DIỆN GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ đối tượng trong diện giáo dục tại xã, phường, thị trấn là trách nhiệm chung của toàn xã hội nhằm giúp cho họ có điều kiện sửa chữa lỗi lầm, trở thành người lương thiện có ích cho xã hội. Tuy nhiên công tác này thời gian qua còn tồn tại và bất cập: nhiều nơi chưa có sự quan tâm chỉ đạo đúng mức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cơ sở; sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể và các tổ chức quần chúng tại cơ sở chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ; vai trò nòng cốt của lực lượng Công an cơ sở còn hạn chế. Việc cập nhật thông tin, báo cáo tình hình và đề xuất biện pháp xử lý chưa được thực hiện thường xuyên nên có tình trạng buông lỏng dẫn đến việc làm tăng nguyên nhân phát sinh tình hình vi phạm pháp luật, gia tăng tội phạm.
Để tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, làm ổn định tình hình an ninh trật tự ở địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn lập Kế hoạch, đề ra các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, phân loại giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ những người đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tập trung vào những nội dung sau:
a) Tổ chức tuyên truyền, vận động, giáo dục sâu rộng đến cộng đồng dân cư về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lý, cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đem lại lợi ích thiết thực vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Khơi dậy và phát huy truyền thống đạo lý, đoàn kết dân tộc, thương yêu đùm bọc, tương thân, tương ái với tình nghĩa xóm làng, phố phường để nhân dân đồng tình và tích cực tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ, cảm hóa người lầm lỗi, giúp họ mau chóng trở thành người tiến bộ.
b) Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động để phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị cơ sở, nâng cao vai trò trách nhiệm, tính chủ động của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội tại cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tích cực tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi. Kết hợp nhiều hình thức, biện pháp, lấy tình thương, trách nhiệm và thái độ chân thành để giáo dục, thuyết phục; lấy việc làm thiết thực nhân nghĩa giúp đỡ khó khăn trong cuộc sống để cảm hóa làm cho họ yên tâm sửa chữa lỗi lầm, tích cực xây dựng xóm làng, khu phố bình yên.
c) Kết hợp cuộc vận động toàn dân tham gia quản lý giáo dục, cảm hóa những người lầm lỗi tại cộng đồng với thực hiện biện pháp xử lý hành chính theo Nghị định số 59/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2000 về thi hành các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội; Nghị định số 163/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về xử lý hành chính bằng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn...
d) Xây dựng môi trường sống lành mạnh, an toàn, đoàn kết - văn hóa tại cộng đồng dân cư và gia đình. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên phối hợp với chính quyền, nhà trường, lực lượng Công an cơ sở... cùng gia đình ký cam kết, bảo lãnh, giao trách nhiệm cụ thể để quản lý, giáo dục, cảm hóa những người lầm lỗi; kết hợp với các chương trình kinh tế - văn hoá - xã hội khác ở địa phương như chương trình xoá đói giảm nghèo, phong trào thanh niên lập nghiệp, chương trình phát triển nông, lâm, ngư, nghiệp... tạo điều kiện thuận lợi cho những người trong diện quản lý có việc làm, có thu nhập ổn định, giảm bớt khó khăn, để họ có điều kiện tự rèn luyện trong môi trường lành mạnh.
đ) Đưa nội dung cuộc vận động “Toàn dân tham gia quản lý, giáo dục, cảm hóa những người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư” gắn với nội dung cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư" và các phong trào khác đang được thực hiện ở địa phương; phát động quần chúng tham gia phát hiện tố giác tội phạm, vận động người phạm tội ra tự thú, tự báo; quản lý chặt chẽ nhân hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng, tạo thành thế trận an ninh nhân dân phòng chống tội phạm trong hộ gia đình, tổ dân cư, góp phần tích cực xây dựng cụm dân cư an toàn, đoàn kết, văn hóa; xây dựng hệ thống chính trị và lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở ngày càng vững mạnh.
e) Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong việc quản lý chặt chẽ người đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn, thông qua công tác thống kê lên danh sách những người thuộc diện quản lý, giáo dục tại địa phương, trong đó phải nắm chắc lai lịch, quan hệ gia đình, xã hội; tiền án, tiền sự, những di biến động, thái độ lao động, ý thức chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nghề nghiệp và nơi làm việc hiện tại, nguồn sống chính, các biểu hiện bất minh... của họ. Qua đó, kịp thời có các biện pháp phòng ngừa, quản lý chặt chẽ không để họ có điều kiện, khả năng tái vi phạm hoặc phạm tội.
2. Công an tỉnh chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương thực hiện tốt các biện pháp công tác trong việc lập hồ sơ theo dõi quản lý, giáo dục số đối tượng đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn; tham mưu cho chính quyền cơ sở có kế hoạch cụ thể trong quản lý, cảm hóa, giáo dục và giúp đỡ đối với từng đối tượng cụ thể để họ nhanh chóng tiến bộ, khắc phục sai phạm trước đây, có việc làm và ổn định cuộc sống; phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với những người có hành vi tái phạm hoặc các vi phạm pháp luật khác.
3. Sở Tư pháp có trách nhiệm tham mưu cho Hội đồng phối hợp công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến giáo dục, cảm hóa người có hành vi vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư.
4. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm cho những người đã chấp hành xong hoặc đang trong thời gian chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đã tiến bộ để họ ổn định cuộc sống, phòng chống tái phạm hoặc vi phạm pháp luật khác.
5. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho người thuộc diện quản lý đã thực sự tiến bộ được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình, các cơ quan báo chí tăng cường tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật bằng các hình thức, thể loại phong phú như các tiểu phẩm câu chuyện pháp luật, câu chuyện cảnh giác, biểu dương gương người tốt, việc tốt; nhân rộng điển hình tiên tiến đối với những người đã từng lầm lỗi, có việc làm ổn định, cố gắng vươn lên làm giàu và trở thành công dân lương thiện, tiêu biểu trong cuộc sống.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh giám sát và chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức thành viên trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng tham gia thực hiện tốt nội dung nêu tại điểm 1 Chỉ thị này.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu các cấp, các ngành nghiêm túc triển khai thực hiện. Giao Công an tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và định kỳ tổng hợp báo cáo Bộ Công an và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Kế hoạch 155/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 05/CT-BCA về “Tăng cường công tác quản lý, giáo dục đối tượng ở địa bàn cơ sở trong tình hình mới” do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 2 Quyết định 15/2014/QĐ-UBND về việc phân công giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn; mức hỗ trợ và lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 3 Chỉ thị 03/2012/CT-UBND về quản lý, giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ người có hành vi vi phạm pháp luật tại xã, phường, thị trấn của thành phố Cần Thơ
- 4 Chỉ thị 04/2006/CT-UBND về quản lý đối tượng và giáo dục, giúp đỡ những người có hành vi vi phạm pháp luật tại xã, phường, thị trấn do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 5 Chỉ thị 01/2006/CT-UBND về tiếp tục triển khai thi hành ba Nghị định của Chính phủ thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo do tỉnh Long An ban hành
- 6 Nghị định 163/2003/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- 7 Nghị định 59/2000/NĐ-CP thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội
- 1 Kế hoạch 155/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 05/CT-BCA về “Tăng cường công tác quản lý, giáo dục đối tượng ở địa bàn cơ sở trong tình hình mới” do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 2 Quyết định 15/2014/QĐ-UBND về việc phân công giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn; mức hỗ trợ và lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 3 Chỉ thị 03/2012/CT-UBND về quản lý, giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ người có hành vi vi phạm pháp luật tại xã, phường, thị trấn của thành phố Cần Thơ
- 4 Chỉ thị 04/2006/CT-UBND về quản lý đối tượng và giáo dục, giúp đỡ những người có hành vi vi phạm pháp luật tại xã, phường, thị trấn do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 5 Chỉ thị 01/2006/CT-UBND về tiếp tục triển khai thi hành ba Nghị định của Chính phủ thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo do tỉnh Long An ban hành