ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2007/CT-UBND | Long Xuyên, ngày 25 tháng 7 năm 2007 |
CHỈ THỊ
V/V NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG PHỤC VỤ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và Chỉ thị số 09/2004/CT-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (gọi tắt là NHCSXH) tỉnh An Giang đã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn triển khai và thực hiện khá tốt việc cho các hộ nghèo và đối tượng chính sách khác vay vốn để thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh và dịch vụ… Dư nợ cho vay bình quân hàng năm tăng trên 30%. Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2007, tổng dư nợ cho vay trên 510 tỷ đồng, đã góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và tạo việc làm của tỉnh. Riêng từ năm 2003 đến nay, đã có trên 19 ngàn hộ thoát nghèo và có cuộc sống ổn định.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn hạn chế cần khắc phục. Theo báo cáo của NHCSXH về chất lượng tín dụng, thì Chi nhánh NHCSXH tỉnh An Giang là một trong hai đơn vị có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất nước (trên 11% so tổng dư nợ). Nguyên nhân chủ yếu là do việc xét chọn và giới thiệu đối tượng vay vốn của các tổ chức hội, đoàn thể một vài nơi còn mang tính hình thức, cào bằng; các tổ chức hội, đoàn thể chưa quan tâm đến hiệu quả của phương án sản xuất, kinh doanh và giới thiệu những người không thuộc đối tượng vay vốn… Dẫn đến phát sinh nhiều hộ sử dụng vốn sai mục đích, có thu nhập từ việc vay vốn nhưng cố tình không trả nợ; các tổ trưởng tổ vay vốn một số nơi lợi dụng sự tín nhiệm của tổ viên để chiếm dụng vốn và lãi tiền vay của tổ viên gửi trả ngân hàng…
Để thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của NHCSXH, nhằm bảo toàn, phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ giao cho tỉnh An Giang, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang chỉ thị:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội và Phòng Giao dịch NHCSXH tiến hành đối chiếu, kiểm tra, phân loại nợ quá hạn để có hướng xử lý phù hợp theo quy định hiện hành.
2. Thành lập Ban Chỉ đạo thu hồi nợ quá hạn, lãi đọng từ cấp tỉnh đến cấp xã. Thành phần Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và cấp huyện do Trưởng ban Đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH cùng cấp làm Trưởng ban, Giám đốc NHCSXH cấp tỉnh và huyện làm phó ban, các thành viên Hội đồng Quản trị NHCSXH các cấp tham gia Ban Chỉ đạo theo địa bàn đã được phân công; thành phần Ban Chỉ đạo cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Trưởng ban, các tổ chức chính trị xã hội, cán bộ xóa đói giảm nghèo và Trưởng ban tự quản khóm, ấp làm thành viên.
Đồng thời, Ban Chỉ đạo thu hồi nợ quá hạn, lãi đọng các cấp thành lập ngay đoàn thu hồi nợ. Thành phần đoàn thu hồi nợ gồm các ngành có liên quan trong quá trình xét duyệt và đề xuất NHCSXH cho vay, để tiến hành thu hồi các khoản nợ bị xâm tiêu, các khoản nợ đến hạn, quá hạn và các khoản lãi đọng đối với các hộ gia đình vay vốn của NHCSXH có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ không trả nợ.
3. Đề nghị các tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh nhận ủy thác cho vay của NHCSXH phải có kế hoạch và chỉ đạo các cấp hội trực thuộc nghiêm túc thực hiện 6 nhiệm vụ được quy định tại văn bản thỏa thuận đã ký với NHCSXH. Tổ chức họp giao ban định kỳ để kịp thời có biện pháp chấn chỉnh những thiếu sót trong quá trình thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi tại địa phương, trong đó phải thường xuyên kiểm tra, giám sát tổ chức hội cấp dưới, các tổ tiết kiệm và vay vốn và các hội viên trong quá trình sử dụng vốn vay.
4. Đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi chiếm dụng vốn hoặc cố tình không trả nợ cho NHCSXH. Đối với các hộ vay vốn có khả năng trả nợ nhưng cố tình không trả thì Chi nhánh NHCSXH tỉnh lập hồ sơ chuyển sang các cơ quan chức năng xem xét theo quy định của pháp luật.
5. Các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, trách nhiệm và nghĩa vụ của các hộ vay vốn để sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả và thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ vay NHCSXH. Đặc biệt là tuyên truyền về đợt thu hồi nợ quá hạn, lãi đọng nhằm làm cho các hộ vay thông suốt và ý thức được trách nhiệm phải trả nợ vay ngân hàng.
6. Chi nhánh NHCSXH tỉnh An Giang cử cán bộ phối hợp với đoàn thu hồi nợ và chuẩn bị số liệu, các hồ sơ có liên quan đến các khoản nợ quá hạn, lãi đọng để phục vụ cho việc xử lý, thu hồi nợ; xây dựng kế hoạch thu hồi nợ cụ thể trình Ủy ban nhân dân tỉnh, để làm cơ sở chỉ đạo các đơn vị thực hiện; kết hợp với các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác củng cố chất lượng của tổ chức hội và sắp xếp, củng cố, kiện toàn, hoàn thiện tổ tiết kiệm và vay vốn.
7. Ban Đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH cấp huyện định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và năm, báo cáo kết quả triển khai và thực hiện chỉ thị này về Trưởng ban Đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH tỉnh An Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh để có chỉ đạo.
Để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng phục vụ chính sách xã hội, yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh An Giang tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Thông báo 366/TB-VPCP năm 2019 kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về "Vai trò, hiệu quả tín dụng chính sách trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững" do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 1518/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch triển khai Chỉ thị 46-CT/TU do tỉnh Hải Dương ban hành
- 3 Kế hoạch 723/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội do tỉnh Gia Lai ban hành
- 4 Quyết định 10/2013/QĐ-UBND về Quy chế tạo lập, quản lý, sử dụng nguồn vốn ủy thác từ Ngân sách tỉnh ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 5 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2010 về nâng cao năng lực và hiệu quả các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ cho vay thông qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lạng Sơn
- 6 Chỉ thị 11/2007/CT-UBND về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 7 Chỉ thị 09/2004/CT-TTg nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội do Chính phủ ban hành
- 8 Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
- 1 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2010 về nâng cao năng lực và hiệu quả các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ cho vay thông qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lạng Sơn
- 2 Quyết định 10/2013/QĐ-UBND về Quy chế tạo lập, quản lý, sử dụng nguồn vốn ủy thác từ Ngân sách tỉnh ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3 Chỉ thị 11/2007/CT-UBND về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 4 Kế hoạch 723/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội do tỉnh Gia Lai ban hành
- 5 Quyết định 1518/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch triển khai Chỉ thị 46-CT/TU do tỉnh Hải Dương ban hành
- 6 Thông báo 366/TB-VPCP năm 2019 kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về "Vai trò, hiệu quả tín dụng chính sách trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững" do Văn phòng Chính phủ ban hành