UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND | Lạng Sơn, ngày 13 tháng 9 năm 2010 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CỦA CHÍNH PHỦ CHO VAY THÔNG QUA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LẠNG SƠN
Sau hơn 7 năm tổ chức và triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002 /NĐ-CP, ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, cho vay thông qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện trên địa bàn tỉnh, luôn được các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc, Hội đoàn thể quan tâm và thực hiện có hiệu quả, được nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần quan trọng trong việc xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, vật chất tinh thần của người lao động, hạn chế tiêu cực, giảm bớt tệ nạn xã hội, ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà;
Đến nay, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã thực hiện cho vay với tổng số tiền 1.034 tỷ đồng, giúp cho gần 83 nghìn hộ nghèo, hộ gia đình chính sách có thêm vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu lao động và các gia đình học sinh, sinh viên khó khăn có tiền ăn học… thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân;
Tuy nhiên trong thời gian qua vẫn còn một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm đúng mức trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chế độ chính sách hoạt động cho vay, thu hồi nợ và lãi, vẫn còn để xẩy ra sai sót, chậm trễ, tiêu cực gây ảnh hưởng xấu trong xã hội; một số hộ gia đình có thu nhập từ việc vay vốn ưu đãi, nhưng cố tình chây ỳ không trả nợ, lãi; một số Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) lợi dụng sự tín nhiệm của tổ viên thu nợ gốc và lãi của các hộ vay trước hạn trong tổ mình quản lý không trả cho Ngân hàng mà dùng sốn tiền đó vào mục đích cá nhân; do đó tỷ lệ nợ quá hạn, chây ỳ, xâm tiêu… ngày càng có chiều hướng gia tăng. Công tác xử lý các vụ việc liên quan đến xâm tiêu, chiếm dụng, chây ỳ không trả nợ vốn vay kém hiệu quả.v.v.
Trong thời gian tới, tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, cho vay thực hiện trên địa bàn tỉnh tiếp tục được triển khai với quy mô ngày càng lớn, đối tượng vay vốn ngày càng tăng. Để thực hiện tốt và nâng cao hiệu quả các nguồn vốn chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ cho vay thông qua Chi nhánh NHCSXH trên địa bàn tỉnh, nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém trong thời gian qua, góp phần tích cực thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo của tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
1. Đối với Sở Lao động - Thương binh và xã hội:
Chủ trì phối hợp với Chi nhánh NHCSXH tỉnh hướng dẫn xử lý thu hồi nợ, lãi tồn đọng thuộc chương trình cho vay xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh.
2. Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chủ trì phối hợp với Ban Dân tộc, Hội Nông dân tỉnh… có kế hoạch tổ chức hướng dẫn cho người dân phương thức, kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả. Đặc biệt là việc hướng dẫn cho người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu, vùng xa và biên giới gặp nhiều khó khăn biết cách tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ để phát triển kinh tế gia đình, thực hiện xóa đói, giảm nghèo.
3. Đối với Chi nhánh NHCSXH tỉnh.
a) Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo xử lý thu hồi nợ, lãi tồn đọng từ cấp huyện đến cấp xã. Cử cán bộ và chuẩn bị số liệu, các hồ sơ có liên quan đến các khoản nợ quá hạn, xâm tiêu chiếm dụng để phục vụ cho việc xử lý, thu hồi nợ; xây dựng kế hoạch thu hồi nợ cụ thể; phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV.
b) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của các Phòng giao dịch trực thuộc, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao; kịp thời báo cáo cấp uỷ Đảng và chính quyền cơ sở các trường hợp xâm tiêu, chiếm dụng vốn, hộ vay có khả năng trả nợ nhưng cố tình chây ỳ, không chịu trả nợ... để có các biện pháp xử lý thích hợp, kể cả biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ. Kiên quyết xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các tập thể, cá nhân cho vay không đúng đối tượng xâm tiêu tiền vốn và để thất thoát ngân quỹ Nhà nước.
4. Đối với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.
Tăng cường thời lượng tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ về trách nhiệm và nghĩa vụ của các hộ vay vốn để sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả và thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ vay NHCSXH. Đặc biệt là tuyên truyền về đợt xử lý thu hồi nợ quá hạn, lãi đọng nhằm làm cho các hộ vay thông suốt và ý thức được trách nhiệm phải trả nợ vay Ngân hàng.
5. Đề nghị các tổ chức chính trị xã hội của tỉnh.
- Tăng cường công tác kiểm tra đơn vị trực thuộc cấp huyện, cấp xã, phường, đối với việc bình xét đối tượng cho vay, giám sát việc sử dụng vốn vay và đôn đốc thu hồi nợ, giảm nợ quá hạn, tăng tỷ lệ thu lãi, phân loại nợ quá hạn, nợ xâm tiêu chiếm dụng, đề xuất các biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng tín dụng ở cơ sở; phân loại nợ quá hạn để xử lý; phân loại Tổ TK&VV để củng cố nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ, đảm bảo số liệu thực hiện của từng tổ chức Hội cấp xã, phường cuối mỗi quý đạt tỷ lệ thu lãi từ 98% trở lên, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,8% ;
- Phải xác định công tác quản lý nợ vay được NHCSXH uỷ thác là một nhiệm vụ chính trị cần quan tâm chỉ đạo, có văn bản chỉ đạo các Hội, đoàn thể cấp huyện, cấp xã phường phối hợp với NHCSXH nơi cho vay hoàn thành tốt nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác;
- Chỉ đạo các tổ chức chính trị xã hội cấp huyện, cấp xã phường và tổ TK&VV có trách nhiệm tham gia giao ban cùng với NHCSXH tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi trên địa bàn và đề xuất với chính quyền cơ sở xét duyệt đúng đối tượng được vay vốn, làm tốt công tác hướng dẫn người vay lập hồ sơ vay vốn theo quy định của NHCSXH.
6. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh:.
Chỉ đạo trong ngành ưu tiên bố trí giải quyết nhanh, dứt điểm các vụ việc liên quan đến xâm tiêu, chiếm dụng, chây ỳ không trả nợ vốn vay, do NHCSXH đề nghị đang còn tồn đọng của những năm trước và tiếp tục phối hợp tốt với NHCSXH xử lý các trường hợp phát sinh nhằm góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về quản lý, sử dụng vốn vay đúng quy định.
7. Đối với UBND các huyện, thành phố.
a) Thành lập Ban Chỉ đạo xử lý thu hồi nợ, lãi tồn đọng từ cấp huyện đến cấp xã để chỉ đạo thu hồi nợ, lãi tồn động.
b) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn:
- Phải thực hiện đúng trách nhiệm được giao trong việc thực thi chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, theo quy định tại Điều 27 Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo các cơ quan liên quan trên địa bàn phối hợp tốt với NHCSXH trong việc xử lý dứt điểm ngay các hiện tượng vay ké, chây ỳ, chiếm dụng vốn vay… dẫn đến tham ô tài sản của Nhà nước; UBND cấp xã phải làm tốt công tác bình xét, xác nhận phê duyệt danh sách các đối tượng chính sách đủ điều kiện vay vốn, đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách của Nhà nước;
- Đưa chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vào nội dung chỉ đạo hoạt động thường xuyên hàng tuần của UBND cấp xã, phường, thị trấn; thông báo công khai trên đài truyền thanh của xã, phường, thị trấn, công khai trong những cuộc họp dân, những tồn tại trong công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, thông báo danh sách những hộ vay nợ lãi, nợ gốc đến hạn, nợ quá hạn phải thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ cho Nhà nước. Trước hết kiên quyết xử lý đối với đối tượng là Đảng viên có hành vi chiếm dụng vốn hoặc cố tình không trả nợ cho NHCSXH;
- Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH hoạt động, nhất là trong việc bố trí địa điểm giao dịch tại xã, phường vào các ngày cố định, cử cán bộ cùng phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh tại các điểm giao dịch tại xã, nhằm tạo thuận lợi cho người dân tham gia.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, Thành phố; Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh và đề nghị các tổ chức đoàn thể liên quan, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Giao Chi nhánh NHCSXH tỉnh theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị và định kỳ hàng quý báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Thông báo 366/TB-VPCP năm 2019 kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về "Vai trò, hiệu quả tín dụng chính sách trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững" do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 618/QĐ-UBND năm 2017 về quản lý, thu hồi nợ đối với dự án được đầu tư từ nguồn vốn vay ngân sách tỉnh; dự án được ngân sách tỉnh hỗ trợ, chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả vốn cho ngân sách; dự án đầu tư từ nguồn vốn vay lại của tỉnh Thanh Hóa
- 3 Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2015 thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tín dụng chính sách xã hội do tỉnh Bình Dương ban hành
- 4 Kế hoạch 723/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội do tỉnh Gia Lai ban hành
- 5 Quyết định 2280/QĐ-UBND năm 2013 điều chỉnh mức trích lãi vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi để tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Đề án Dạy nghề - giải quyết việc làm cho người đang cai nghiện và sau cai nghiện ma túy tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015 được phê duyệt kèm theo Quyết định 3571/QĐ-UBND
- 6 Quyết định 2846/QĐ-UBND năm 2011 về quy chế phối hợp giữa ngân hàng với các sở, ngành và uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn nhằm thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ do tỉnh Bến Tre ban hành
- 7 Nghị quyết 68/2010/NQ-HĐND về gia hạn khoản vay từ quỹ dự trữ Tài chính của tỉnh cho chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Bình
- 8 Chỉ thị 11/2007/CT-UBND về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 9 Chỉ thị 18/2007/CT-UBND về nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng phục vụ chính sách xã hội do tỉnh An Giang ban hành
- 10 Quyết định 338/2006/QĐ-UBND về việc sử dụng vốn vay tín dụng ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 11 Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
- 1 Quyết định 338/2006/QĐ-UBND về việc sử dụng vốn vay tín dụng ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 2 Chỉ thị 18/2007/CT-UBND về nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng phục vụ chính sách xã hội do tỉnh An Giang ban hành
- 3 Quyết định 2280/QĐ-UBND năm 2013 điều chỉnh mức trích lãi vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi để tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Đề án Dạy nghề - giải quyết việc làm cho người đang cai nghiện và sau cai nghiện ma túy tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015 được phê duyệt kèm theo Quyết định 3571/QĐ-UBND
- 4 Chỉ thị 11/2007/CT-UBND về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 5 Quyết định 2846/QĐ-UBND năm 2011 về quy chế phối hợp giữa ngân hàng với các sở, ngành và uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn nhằm thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ do tỉnh Bến Tre ban hành
- 6 Kế hoạch 723/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội do tỉnh Gia Lai ban hành
- 7 Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2015 thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tín dụng chính sách xã hội do tỉnh Bình Dương ban hành
- 8 Quyết định 618/QĐ-UBND năm 2017 về quản lý, thu hồi nợ đối với dự án được đầu tư từ nguồn vốn vay ngân sách tỉnh; dự án được ngân sách tỉnh hỗ trợ, chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả vốn cho ngân sách; dự án đầu tư từ nguồn vốn vay lại của tỉnh Thanh Hóa
- 9 Nghị quyết 68/2010/NQ-HĐND về gia hạn khoản vay từ quỹ dự trữ Tài chính của tỉnh cho chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Bình
- 10 Thông báo 366/TB-VPCP năm 2019 kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về "Vai trò, hiệu quả tín dụng chính sách trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững" do Văn phòng Chính phủ ban hành