UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/CT-UB | Bến Tre, ngày 20 tháng 9 năm 1999 |
CHỈ THỊ
“VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT SÉT”
Đất sét là nguồn tài nguyên khoáng sản cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất gạch ngói, gốm sứ của tỉnh, do đó cần được bảo vệ khai thác và sử dụng hợp lý. Trong thời gian qua, tình hình khai thác chế biến nguồn nguyên liệu đất sét diễn ra phức tạp, đã gây ảnh hưởng xấu đến diện tích sản xuất nông nghiệp, khói bụi từ các lò gạch nằm rải rác trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường tác hại không nhỏ tới sản lượng hoa màu, cây trái và sức khỏe của nhân dân. Đặc biệt hàng năm các vụ tai nạn lao động tại các cơ sở ép gạch mộc gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, gia đình người lao động và cho xã hội. Ngoài ra về quy cách, chất lượng gạch ngói có chiều huớng giảm sút làm ảnh hưởng tới chất lượng các công trình xây dựng.
Để thực hiện nghiêm túc Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường; Luật Lao động và các văn bản pháp luật liên quan, đồng thời để nhanh chóng chấm dứt những tồn tại nêu trên, UBND tỉnh chỉ thị:
Giao cho Sở Công nghiệp có trách nhiệm sớm tiến hành lập khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng đất sét trên địa bàn tỉnh trình các cấp thẩm quyền phê duyệt để từ đó có cơ sở cấp phép hoạt động khoáng sản cho các tổ chức cá nhân, nhằm mục đích khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản của địa phương góp phần phát triển KT-XH tỉnh nhà.
Giao cho Sở Tư pháp phối hợp với Sở Công nghiệp và các ngành hữu quan cùng UBND huyện, thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền phố biến rộng rãi Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản đến tận các xã, phường, đặc biệt quan tâm phổ biến trước ở những nơi là điểm nóng về tình trạng khai thác đất sét trái phép.
Mọi cơ sở sản xuất kinh doanh gạch ngói, gốm sứ có liên quan tới việc khai thác đất sét và sản xuất sản phẩm gạch mộc đều phải làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép khai thác theo hướng dẫn của Sở Công nghiệp.
Giao Sở Địa chính kết hợp với Sở Công nghiệp, UBND huyện, thị xã hướng dẫn tới UBND xã, phường mở sổ theo dõi các quá trình khai thác đất tại địa phương và các biện pháp phối hợp điều tra xử lý các vi phạm, nhất là những vi phạm về quy định độ sâu cho phép khai thác.
UBND huyện, thị xã giao trách nhiệm cho cấp xã, phường hướng dẫn, giám sát đối với các chủ khai thác theo quy hoạch và quy định độ sâu khai thác cho phép.
Để nâng dần trình độ công nghệ sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, khuyến khích các cơ sở đầu tư công nghệ thiết bị tiên tiến hoặc cải tiến thiết bị công nghệ hiện có, đặc biệt là thiết bị ép gạch mộc, UBND tỉnh giao cho Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường phối hợp với Sở Công nghiệp, Sở Xây dựng tổ chức khảo sát đánh giá toàn bộ các loại thiết bị công nghệ của ngành sản xuất gạch ngói nung làm cơ sở khuyến cáo hướng dẫn đầu tư cho cơ sở và xét cấp giấy phép sản xuất kinh doanh, đồng thời tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm tiêu chuẩn chất lượng gạch ngói nung và gây ô nhiễm môi trường.
Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải tìm mọi biện pháp để ngăn ngừa các vụ tai nạn lao động nhất là cơ sở sản xuất gạch mộc. Mọi thiết bị sản xuất phải đảm bảo độ an toàn cao. Giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Công nghiệp, Sở Xây dựng và các ngành liên quan tổ chức tập huấn và hướng dẫn cho các tổ chức, đơn vị sản xuất về trang bị dụng cụ bảo hộ lao động cho người sản xuất. Những người tham gia vận hành máy ép gạch phải được tập huấn, cấp thẻ an toàn, vệ sinh viên và mua bảo hiểm con người 100%.
Thiết bị phải được Hội đồng thẩm định về an toàn lao động công nhận đảm bảo an toàn mới được hoạt động. Tất cả các cơ sở nung gạch phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện ngay. Trong quá trình triển khai thực hiện có gì vướng mắc phải báo cáo ngay về UBND tỉnh để có ý kiến chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ kịp thời./.
| TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Quyết định 903/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ đầu do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 2 Quyết định 1181/QĐ-UBND năm 2013 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2012
- 3 Quyết định 1181/QĐ-UBND năm 2013 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2012
- 1 Quyết định 07/2012/QĐ-UBND quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác đất sét, đất làm gạch, đất làm ngói, đất khác do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành
- 2 Nghị quyết 04/2009/NQ-HĐND về Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường (cát, đất sét) và than bùn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
- 3 Luật Khoáng sản 1996
- 4 Bộ luật Lao động 1994
- 5 Luật Bảo vệ môi trường 1993
- 1 Công văn 1735/UBND-NN về ủy quyền cấp phép khai thác tận thu khoáng sản đất sét do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 2 Quyết định 07/2012/QĐ-UBND quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác đất sét, đất làm gạch, đất làm ngói, đất khác do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành
- 3 Nghị quyết 04/2009/NQ-HĐND về Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường (cát, đất sét) và than bùn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
- 4 Quyết định 903/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ đầu do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 5 Quyết định 1181/QĐ-UBND năm 2013 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2012