PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 226-TTg | Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 1961 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA CÁC XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ
Kính gửi: | - Các Bộ |
Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp Thường vụ ngày 31-01-1961 và Thông tư số 60-TTg ngày 17-02-1961 của Thủ tướng Chính phủ về công tác điều tra thống kê năm 1961.
Xét đề nghị của ông Tổng cục trưởng Cục Thống kê về việc tiến hành điều tra các xí nghiệp cơ khí trên toàn miền Bắc;
Thủ tướng Chính phủ ban hành phương án điều tra các xí nghiệp cơ khí trên toàn miền Bắc kèm theo chỉ thị này và quyết định:
- Giao cho Tổng cục Thống kê căn cứ vào phương án điều tra lập ra các biểu mẫu, mục lục, quy định các phương pháp tính toán, giải thích cách thức ghi biểu, quy định thời gian báo cáo và kế hoạch tiến hành điều tra để ban hành và hướng dẫn cho các Bộ, các ngành, các địa phương và các cơ sở điều tra thi hành.
- Giao cho các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ có chỉ đạo các xí nghiệp cơ khí ghi trong bản phương án này, căn cứ vào phương án đã ban hành để tổ chức và lãnh đạo cuộc điều tra thuộc phạm vi Bộ, ngành mình.
- Giao cho các Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh chỉ đạo các ngành có liên quan trong địa phương phối hợp tiến hành cuộc điều tra theo phương án này.
Để chỉ đạo cuộc điều tra được tốt, thành lập ở trung ương một Ban chỉ đạo điều tra do ông Chủ nhiệm Văn phòng Công nghiệp làm trưởng ban.
Cuộc điều tra các xí nghiệp cơ khí lần này có một ý nghĩa rất lớn; nó giúp cho Đảng và Chính phủ nắm đầy đủ về số liệu và tình hình để nghiên cứu thực hiện thống nhất quản lý ngành công nghiệp cơ khí, để động viên khai thác hết mọi khả năng tiềm tàng nhằm phục vụ đắc lực cho sự phát triển các ngành kinh tế quốc dân.
Các cấp, các ngành có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh phương án để cuộc điều tra đem lại kết quả tốt.
| K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA CÁC XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ
(Tính đến 0 giờ ngày 01-6 năm 1961 )
I. MỤC ĐÍCH ĐIỀU TRA
Cuộc điều tra các xí nghiệp cơ khí lần này nhằm mục đích:
- Cung cấp đầy đủ số liệu và tình hình để Đảng và Chính phủ nghiên cứu thực hiện việc thống nhất quản lý ngành công nghiệp cơ khí, sắp xếp lại các cơ sở sản xuất, tiến hành phân công hợp tác giữa các cơ sở sản xuất (trung ương và địa phương; độc lập và phụ thuộc; quốc doanh, công tư hợp doanh với hợp tác xã);
- Trên cơ sở nắm được cụ thể tình hình sử dụng lực lượng cơ khí về mọi mặt, Đảng và Chính phủ có thể động viên, khai thác hết mọi khả năng tiềm tàng nhằm phục vụ đắc lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân.
II. PHẠM VI ĐIỀU TRA
Cuộc điều tra này sẽ tiến hành ở tất cả các cơ sở sản xuất cơ khí, cụ thể là:
1. Tất cả các xí nghiệp cơ khí quốc doanh độc lập và phụ thuộc do các Bộ, các ngành ở trung ương và do các khu, thành phố, tỉnh quản lý;
2. Tất cả các xí nghiệp cơ khí phụ thuộc do các ngành kinh doanh không phải là công nghiệp quản lý (thí dụ: cơ khí Tổng cục đường sắt, của Cục Chuyên gia v.v…).
3. Tất cả các xí nghiệp cơ khí công tư hợp doanh do các ngành trung ương, các khu, thành phố, tỉnh quản lý;
4. Tất cả các hợp tác xã cơ khí, các tập đoàn sản xuất cơ khí dùng từ 5 kw điện trở lên trong sản xuất.
III. THỜI ĐIỂM VÀ THỜI GIAN ĐIỀU TRA
a) Thời điểm điều tra: Tính đến 0 giờ ngày
b) Thời gian điều tra: Tất cả các cơ sở sẽ tiến hành điều tra trong thời gian suốt tháng 6-1961, kết thúc vào cuối tháng 6-1961 để báo cáo lên trên.
IV. CÁC CHỈ TIÊU VÀ BIỂU BÁO ĐIỀU TRA
Để đạt được mục đích điều tra, cần hoàn thành tốt việc điều tra bảy (7) chỉ tiêu sau đây:
1. Chỉ tiêu về tình hình thiết bị cơ khí.
2. Chỉ tiêu về tình hình công nhân viên chức sản xuất cơ khí.
3. Chỉ tiêu về tình hình sản phẩm cơ khí.
4. Chỉ tiêu về tình hình sử dụng diện tích.
5. Chỉ tiêu về tình hình tiền vốn.
6. Chỉ tiêu về tình hình giá thành sản phẩm cơ khí.
7. Khả năng của xí nghiệp nếu được điều chỉnh, sắp xếp lại.
Các chỉ tiêu nói trên được thể hiện trong các biểu điều tra sau đây:
1. Chỉ tiêu về tình hình thiết bị cơ khí:
Chỉ tiêu này được thể hiện trong 5 biểu điều tra dưới đây:
Biểu 1- ĐTCK: Thống kê tình hình số lượng thiết bị cơ khí.
Biểu 2 - ĐTCK: Thống kê tình hình bố trí các thiết bị cơ khí.
Biểu 3 - ĐTCK: Thống kê tình hình sử dụng công suất của thiết bị cơ khí.
Biểu 4 - ĐTCK: Thống kê khả năng sử dụng của thiết bị cơ khí.
Biểu 5 - ĐTCK: Thống kê sử dụng thời gian làm việc của thiết bị cơ khí.
2. Chỉ tiêu về tình hình công nhân viên chức sản xuất cơ khí:
Chỉ tiêu này được thể hiện trong 4 biểu điều tra dưới đây:
Biểu 6 - ĐTCK: Thống kê tình hình công nhân viên chức.
Biểu 7 - ĐTCK: Thống kê các bậc lương của công nhân và nhân viên kỹ thuật.
Biểu 8 - ĐTCK: Thống kê tình hình sử dụng thời gian làm việc của công nhân cơ khí.
Biểu 9 - ĐTCK: Thống kê trình độ văn hóa của công nhân cơ khí.
3. Chỉ tiêu về tình hình sản phẩm cơ khí:
Biểu 10 - ĐTCK: Thống kê tình hình sản phẩm cơ khí.
4. Chỉ tiêu về tình hình sử dụng diện tích:
Biểu 11 - ĐTCK: Thống kê tình hình sử dụng diện tích đất đai của xí nghiệp cơ khí.
5. Chỉ tiêu về tình hình tiền vốn:
Biểu 12 - ĐTCK: Thống kê tình hình tiền vốn của xí nghiệp cơ khí.
6. Chỉ tiêu về giá thành sản phẩm cơ khí:
Biểu 13 - ĐTCK: Thống kê giá thành sản phẩm cơ khí.
7. Chỉ tiêu về khả năng của xí nghiệp nếu được điều chỉnh, sắp xếp lại:
Chỉ tiêu này không thể hiện trên biểu điều tra được. Các cơ sở điều tra sẽ ghi báo chỉ tiêu này theo bản hướng dẫn kèm theo các biểu điều tra.
Trên đây là nói về các xí nghiệp sản xuất cơ khí quốc doanh độc lập và phụ thuộc do trung ương quản lý.
Đối với các xí nghiệp cơ khí quốc doanh địa phương, các công tư hợp doanh và hợp tác xã, tập đoàn sản xuất cơ khí thì cũng vẫn điều tra đủ 7 chỉ tiêu nói trên, nhưng các biểu điều tra được thu gọn lại và đơn giản hơn cho hợp với hoàn cảnh và trình độ của các cơ sở này.
V. TỔ CHỨC VÀ LÃNH ĐẠO ĐIỀU TRA
1. Tại cấp trung ương:
Thành lập một Ban chỉ đạo điều tra các xí nghiệp cơ khí, gồm có:
1. Chủ nhiệm Văn phòng Công nghiệp
Phủ thủ tướng : 2. Đại diện Tổng cục Thống kê 3. Đại diện Bộ Công nghiệp nặng 4. Đại diện Bộ Công nghiệp nhẹ 5. Đại diện Bộ Giao thông vận tải 6. Đại diện Tổng cục vật tư | Trưởng ban Ủy viên - - - - |
Ban chỉ đạo điều tra có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo cuộc điều tra và tổng kết toàn bộ công tác điều tra rồi báo cáo kết quả và nhận xét tình hình chung lên Hội đồng Chính phủ.
Trong các cuộc họp, nếu cần thiết, Ban chỉ đạo điều tra triệu tập các Bộ, các ngành, các địa phương có tiến hành điều tra đến cùng họp.
Việc điều tra xí nghiệp cơ khí này sẽ do thủ trưởng các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ phụ trách.
Ở mỗi Bộ quản lý nhiều xí nghiệp cơ khí sẽ thành lập một Ban chỉ đạo điều tra để giúp thủ trưởng lãnh đạo công tác điều tra. Thành phần của Ban này gồm các Vụ Kế hoạch thống kê, Cục cơ khí, Vụ kỹ thuật, Vụ Tài vụ v.v… (thường trực là Cục cơ khí).
Ở các Bộ không có Ban chỉ đạo điều tra thì thủ trưởng giao cho Vụ kế hoạch thống kê đảm nhiệm giúp thủ trưởng tổ chức cuộc điều tra.
2. Tại cấp khu, thành phố, tỉnh:
Tại hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng cần thành lập Ban chỉ đạo điều tra gồm:
- Đại diện Ủy ban hành chính tỉnh làm trưởng ban.
- Đại diện kế hoạch.
- Đại diện thống kê.
- Đại diện Sở Công nghiệp.
Đối với các khu và tỉnh khác thì do Ủy ban hành chính khu và tỉnh trực tiếp chỉ đạo và sử dụng các cơ quan kế hoạch, Chi cục thống kê, Ty Công nghiệp để giúp Ủy ban hành chính tổ chức và lãnh đạo cuộc điều tra.
3. Tại cơ sở điều tra:
Việc tổ chức và tiến hành điều tra đều do thủ trưởng đơn vị trực tiếp phụ trách và sẽ thành lập một ban điều tra để giúp việc thủ trưởng.
Thành phần Ban điều tra gồm có:
- Thủ trưởng đơn vị làm trưởng ban.
- Đại diện thống kê,
- Đại diện kế hoạch,
- Đại diện kỹ thuật,
- Đại diện nhân sự,
- Đại diện tài vụ.
Ban này có nhiệm vụ thực hiện mọi việc chuẩn bị tiến hành điều tra, đảm bảo hoàn thành tốt công tác điều tra, tổng kết và báo cáo một cách chính xác và đúng thời hạn quy định lên cấp trên.
VI. QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ GHI BIỂU BÁO VÀ TỔNG HỢP
1. Tại sơ cở điều tra:
Do Ban giám đốc, (Ban quản đốc, Ban quản trị) chịu trách nhiệm lãnh đạo cuộc điều tra và ghi báo, nhận xét đầy đủ theo yêu cầu của các chỉ tiêu.
Phần điều tra để ghi số liệu hoặc tình hình vào biểu cần có sự phân công cụ thể giữa các bộ phận có liên quan như kế hoạch, thống kê, tài vụ, kỹ thuật, nhân sự v.v…
Khi ghi số liệu vào biểu mẫu báo cáo, phải tổng hợp toàn xí nghiệp theo sự phân tổ thiết bị hoặc phân loại công nhân theo giải thích, không được tập hợp số liệu rời rạc của từng phân xưởng, tổ sản xuất gửi lên trên. Mọi biểu báo cán bộ nào lập đều phải ký tên chịu trách nhiệm, phụ trách Phòng (Ban) và Giám đốc kiểm tra lại và ký tên chịu trách nhiệm.
2. Tại cấp trung ương:
Phần tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu do Tổng cục Thống kê và các Bộ có đại diện trong Ban chỉ đạo điều tra trung ương đảm nhiệm.
Từng Bộ, từng ngành chịu trách nhiệm tổng hợp trong phạm vi của mình rồi gửi cho Ban chỉ đạo điều tra trung ương.
3. Tại các khu, thành phố, tỉnh:
Chịu trách nhiệm phần tổng hợp của các xí nghiệp cơ khí địa phương, công tư hợp doanh, hợp tác xã theo các chỉ tiêu của biểu mẫu và gửi báo cáo lên Ban chỉ đạo điều tra trung ương.
VII. CHẾ ĐỘ GỬI BÁO CÁO
Tất cả các báo cáo của xí nghiệp độc lập, phụ thuộc, xí nghiệp công tư hợp doanh do Bộ, thành phố Hà Nội, Hải phòng quản lý sau khi lập xong gửi thẳng đến Tổng cục Thống kê một bản và gửi cho Bộ chủ quản một bản.
Tất cả các xí nghiệp quốc doanh địa phương, công tư hợp doanh, khu, tỉnh, hợp tác xã do địa phương quản lý sau khi lập báo cáo xong gửi đến Chi cục Thống kê một bản và đến cơ quan chủ quản một bản để tổng hợp báo cáo lên trên.
*
* *
Bản phương án này quy định những điểm chính.
Tổng cục Thống kê sẽ căn cứ vào phương án này lập ra các biểu mẫu, mục lục, quy định các phương pháp tính toán, giải thích cách thức ghi biểu quy định thời gian báo cáo, và kế hoạch tiến hành điều tra để ban hành và hướng dẫn cho các ngành, các địa phương và các cơ sở điều tra thi hành.