PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 089-TTg | Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 1960 |
VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU TRA THỐNG KÊ NĂM 1960
Trên đà tiến lên của chúng ta, trước mắt là để phục vụ cho nhiều mặt công tác của Đảng và Nhà nước hiện nay và chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm, công tác đều tra thống kê có một tầm quan trọng ngày càng lớn. Để bảo đảm cho công tác điều tra thống kê tiến hành theo đúng phương hướng, đạt được yêu cầu, căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp ngày 09 tháng 03 năm 1960 của hội nghị Thường vụ của Hội đồng Chính phủ, nay quy định một số nguyên tắc và chương trình năm 1960 của công tác điều tra thống kê.
a) Loại I:
1. Điều tra dân số toàn miền Bắc.
2. Điều tra tình hình cán bộ kỹ thuật và công nhân chuyên nghiệp toàn miền Bắc.
3.Điều tra tình hình thủy lợi toàn miền Bắc.
4.Điều tra tình hình năng lực thiết bị.
5. Kiểm kê tình hình tồn kho vật tư chủ yếu.
6. Kiểm kê tình hình tồn kho thương nghiệp.
7. Điều tra tình hình thu nhập phân phối hoa lợi ở các hợp tác xã nông nghiệp.
8. Điều tra về tình hình thu chi gia đình của công nhân và viên chức.
9. Điều tra về tình hình thu chi gia đình nông dân đặt cơ sở cho việc điều tra tình hình kinh tế nông thôn sau này.
b) Loại II:
10. Điều tra tình hình lực lượng giai cấp công nhân trên toàn miền Bắc.
11. Điều tra sức lao động thừa.
12. Điều tra tình hình thủ công nghiệp.
13. Điều tra tình hình tiểu thương.
14. Điều tra tình hình cơ bản về nghề cá (nước mặn và nước ngọt).
15. Điều tra tình hình nhà cửa ở thành phố.
a) Cục Thống kê trung ương căn cứ vào chương trình công tác chung của Chính phủ, cùng các Bộ và các ngành có liên quan lập phương án, biểu mẫu điều tra, phân công phụ trách, bố trí thời gian và kế hoạch chung tiến hành; khi định làm một cuộc điều tra nào trong chương trình thì phải trình Thủ tướng phủ duyệt yêu cầu, nội dung và kế hoạch cụ thể tiến hành cuộc điều tra ấy.
b) Đối với tất cả các cuộc điều tra trên, Cục Thống kê trung ương phải chịu trách nhiệm chỉ đạo về nghiệp vụ và thu nhập báo cáo của các địa phương và các ngành, thẩm tra và thống nhất chỉnh lý làm báo cáo để trình Chính phủ và cung cấp cho các ngành có liên quan. Về trách nhiệm đối với từng cuộc điều tra thì tùy theo nội dung và tính chất của từng cuộc mà phân công cụ thể, phối hợp lực lượng giữa ngành thống kê và ngành có liên quan. Ngành nào phụ trách cuộc điều tra nào thì có trách nhiệm bố trí lực lượng, theo dõi chỉ đạo công tác và làm báo cáo tổng hợp số liệu.
c) Ủy ban hành chính các cấp có trách nhiệm chỉ đạo các cuộc điều tra. Theo phương án và kế hoạch chung, Ủy ban hành chính các cấp cần chỉ đạo các ngành có liên quan phối hợp chặt chẽ, chú trọng kiện toàn bộ máy thống kê thuộc cấp mình để làm nồng cốt trong việc tiến hành các cuộc đều tra trên.
BỘ TRƯỞNG THỦ TƯỚNG PHỦ |
- 1 Chỉ thị 226-TTg năm 1961 về việc tiến hành điều tra các xí nghiệp cơ khí do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 60-TTg năm 1961 về công tác điều tra thống kê 1961 do Phủ thủ tướng ban hành
- 3 Thông tư 200-TTg năm 1958 về việc tổ chức các cuộc điều tra năm 1958 do Phủ Thủ Tướng ban hành
- 4 Nghị định 142-TTg năm 1957 quy định lại tổ chức, nhiệm vụ của các cơ quan thống kê các cấp, các ngành do Thủ tướng ban hành
- 1 Thông tư 60-TTg năm 1961 về công tác điều tra thống kê 1961 do Phủ thủ tướng ban hành
- 2 Thông tư 200-TTg năm 1958 về việc tổ chức các cuộc điều tra năm 1958 do Phủ Thủ Tướng ban hành
- 3 Chỉ thị 226-TTg năm 1961 về việc tiến hành điều tra các xí nghiệp cơ khí do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Nghị định 142-TTg năm 1957 quy định lại tổ chức, nhiệm vụ của các cơ quan thống kê các cấp, các ngành do Thủ tướng ban hành