ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/CT-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 09 năm 1986 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
Trong những năm qua các ngành chức năng của thành phố và Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện đã đầu tư xây dựng và quan tâm chỉ đạo công tác quản lý nâng cao hiệu quả của ngành giao thông vận tải đường thủy, có nhiều cố gắng bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy, góp phần giữ gìn an ninh trật tự chung của thành phố.
Song, ngành giao thông vận tải thủy của thành phố có địa bàn hoạt động rộng, phương tiện và nhân lực đông đảo, lưu lượng tàu thuyền hoạt động rất lớn nên nảy sinh nhiều phức tạp về an ninh trật tự về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Công tác quản lý hành chánh về trật tự an toàn giao thông đường thủy cũng còn nhiều sơ hở. Việc chấp hành luật lệ giao thông không nghiêm túc. Các ngành chức năng phối hợp thiếu chặt chẽ, chưa xây dựng được phong trào bảo vệ an ninh có chiều sâu. Công tác điều tra xử lý các vụ phạm pháp, vi phạm luật lệ giao thông còn nhiều khó khăn, làm hạn chế kết quản phòng ngừa tội phạm và tai nạn giao thông đường thủy.
Để tăng cường giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường thủy, thực hiện quy định số 85/QĐ-BNV ngày 20 tháng 12 năm 1982 của Bộ Nội vụ, từng bước đưa công tác này nề nếp, góp phần bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tính mạng và tài sản nhân dân, bảo vệe an ninh chính trị và trật tư an toàn xã hội của thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị cho Công an thành phố, Sở Giao thông vận tải, các ngành chức năng có liên quan, Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện thực hiện một số công tác sau đây :
1. Công an thành phố áp dụng mọi biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và trấn áp kịp thời bọn vượt biên, các loại tội phạm kinh tế, hình sự, điều tra khám phá các vụ án xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, đầu cơ buôn lậu và các tội phạm hình sự khác hoạt động trên các tuyến đường giao thông thủy. Trong các cơ quan, xí nghiệp, các tổ chức tập thể, cơ sở tư nhân và nhân dân làm nghề giao thông vận tải thủy hoặc sinh sống trên mặt nước thuộc địa bàn thành phố.
Giúp các cơ quan giao thông vận tải thủy tổ chức công tác bảo vệ nội bộ; hướng dẫn các cơ quan này và nhân dân làm nghề giao thông vận tải thủy hoặc sinh sống trên mặt nước chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông đường thủy và các luật lệ hành chính khác có liên quan.
Phối hợp với cơ quan đăng kiểm kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, tổ chức đăng ký và quản lý chặt chẽ tàu, thuyền, các dụng cụ phòng hộ, cứu sinh và tay nghề người điều khiển phương tiện theo chức năng đã phân cấp cho Bộ Nội vụ. Phải chấm dứt tình trạng cho lưu hành số tàu thuyền chưa đăng ký, không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Tổ chức việc phân luồng lạch, bổ sung đầy đủ phao tiêu, biển báo, ánh sáng ở những nơi cần thiết.
Tổ chức tuần tra, kiểm soát việc chấp hành luật lệ giao thông đường thủy, phát hiện và xử lý nghiêm khắc mọi vi phạm; giữ gìn trật tự trị an ở các bến cảng, nơi tập kết tàu, ghe, bến kho dọc theo các tuyến sông và điều tra xử lý các vụ tai nạn giao thông đường thủy.
2. Sở Giao thông vận tải và các ngành có quản lý phương tiện vận tài đường thủy hướng dẫn, giáo dục, kiểm tra và chỉ đạo cho các cơ quan, đơn vị thuộc ngành dọc của mình thi hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông vận tải thủy và các luật lệ hành chính khác có liên quan; phối hơp với lực lượng Cảnh sát giao thông thủy tổ chức thực hiện chặt chẽ công tác bảo vệ nội bộ, tích cự xây dựng cơ quan đơn vị an toàn; chủ động ngăn chặn, tích cực phát hiện và xử lý nghiêm khắc các trường hợp xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và các hành vi xâm phạm luật lệ giao thông đường thủy.
3. Ủy ban nhân dân các Quận Huyện tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chức năng, các ngành có liên quan thuộc phạm vi quản lý của mình tổ chức thực hiện chỉ thị này; tuyên truyền vận động, giáo dục cho cán bộ, công nhân viên và nhân dân làm nghề, sinh sống trên mặt nước chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông đường thủy và các luật lệ hành chính khác; xây dựng và củng cố và phát huy tác dụng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, chú trọng các địa bàn trọng điểm về giao thông vận tải đường thủy ở địa phương mình, giúp Công an truy bắt bọn tổ chức vượt biên, các bọn tội phạm hình sự, kinh tế, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.
Giám đốc Công an thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, các ngành chức năng ở thành phố và Ủy ban nhândân các Quận, Huyện có vận tải thủy chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện tốt chỉ thị này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1 Quyết định 5985/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý đô thị ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Quyết định 5985/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý đô thị ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 1 Chỉ thị 03/2011/CT-UBND tăng cường các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2 Chỉ thị 44/2006/CT-UBND tiếp tục tăng cường biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông và đẩy lùi tai nạn giao thông, giảm thiệt hại tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 1 Quyết định 5985/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý đô thị ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Chỉ thị 44/2006/CT-UBND tiếp tục tăng cường biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông và đẩy lùi tai nạn giao thông, giảm thiệt hại tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 3 Chỉ thị 03/2011/CT-UBND tăng cường các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang