ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2006/CT-UBND | Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 06 tháng 9 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ ĐẨY LÙI TAI NẠN GIAO THÔNG, GIẢM THIỆT HẠI TAI NẠN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), ngăn chặn và giảm thiệt hại do tai nạn giao thông (TNGT) gây ra đang là vấn đề bức xúc được toàn xã hội quan tâm. Trong những năm gần đây, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần TNGT và ùn tắc giao thông và nhiều văn bản khác để lãnh đạo và chỉ đạo các cấp ủy Đảng, các Bộ, Ngành cũng như các địa phương tổ chức thực hiện.
Đối với tỉnh ta, Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 28-CT/TU ngày 21/3/2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều Chỉ thị, Quyết định, Kế họach, ... nhằm chỉ đạo công tác bảo đảm TTATGT, đẩy lùi tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành chức năng đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân trong tỉnh đã tiến hành áp dụng nhiều giải pháp, biện pháp nhằm bảo đảm TTATGT. Chính vì vậy, công tác bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả giảm tai nạn giao thông (TNGT) năm sau so với năm trước trên cả ba tiêu chí: số vụ, số người chết và số người bị thương; ý thức tham gia giao thông của người dân đã được nâng lên.
09 tháng đầu năm 2006, tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh xảy ra 99 vụ, giảm 10% so với cùng kỳ, có 93 người chết tăng 2,19%, 92 người bị thương giảm 32,35%.
Tuy bước đầu đã giảm được TNGT, nhưng kết quả chưa thật sự vững chắc, tình hình TTATGT trên địa bàn tỉnh còn diễn biến phức tạp, ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm TTATGT của một bộ phận người tham gia giao thông còn kém. Đặc biệt, ý thức tự giác chấp hành quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông trên những tuyến đường bắt buộc đội mũ bảo hiểm chưa được thực hiện nghiêm túc, khi xảy ra TNGT nhiều trường hợp chấn thương sọ não dẫn đến tử vong hoặc bị tàn phế mà nguyên nhân do người ngồi trên mô tô, xe gắn máy không chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm.
Nguyên nhân dẫn đến khuyết điểm trên có nhiều, nhưng ngoài ý thức tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT của một bộ phận người tham gia giao thông quá kém, còn có nguyên nhân từ sự chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, chính quyền cơ sở với các tổ chức Mặt trận, đoàn thể cùng cấp trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ; việc áp dụng các biện pháp chế tài đối với người vi phạm TTATGT còn thiếu cương quyết, chưa đủ sức răn đe ngăn ngừa tai nạn, ... Những tồn tại, yếu kém nêu trên đòi hỏi phải được khắc phục kịp thời; đồng thời phải áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn nữa trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT nhằm đẩy lùi TNGT trên địa bàn tỉnh.
Để tiếp tục quán triệt và chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về TTATGT, giữ vững mục tiêu “ba giảm” về TNGT trên địa bàn tỉnh trong năm 2006 và thời gian tiếp theo, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng (Báo, Đài), … trong tỉnh phải coi bảo đảm TTATGT là nhiệm vụ thường xuyên, là trách nhiệm của cơ quan, đoàn thể mình. Do đó:
1.1- Thường xuyên phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cùng cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật về bảo đảm TTATGT bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn, chú ý đối tượng là thanh niên, học sinh, sinh viên; biểu dương gương người tốt, việc tốt, phê phán lên án những hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT.
1.2- Tập trung khẩn trương nghiên cứu tìm những biện pháp, giải pháp phù hợp có hiệu quả nhằm bảo đảm TTATGT, giảm TNGT và ùn tắc giao thông ... tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo triển khai thực hiện trên địa bàn.
2. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Giao thông vận tải (cơ quan thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh) phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các ngành liên quan chỉ đạo các lực lượng tăng cường tuần tra kiểm soát bảo đảm TTATGT, xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền đúng quy định của pháp luật về TTATGT. Đặc biệt, xử lý đúng pháp luật những hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây ra TNGT như: người điều khiển phương tiện sử dụng chất có nồng độ cồn vượt quá quy định, vi phạm tốc độ, xe chở quá tải, vượt đèn đỏ, đưa phương tiện hết niên hạn vào lưu hành trên đường giao thông, điều khiển phương tiện cơ giới không có giấy phép hoặc sử dụng giấy phép giả, người ngồi trên mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm trên các tuyến đường theo quy định.
3. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động mọi người dân nêu cao ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT. Đặc biệt, tuyên truyền vận động mọi tầng lớp nhân dân tạo thói quen ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông:
3.1- Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu tất cả cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị; người lao động trong các doanh nghiệp; cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trong tỉnh phải gương mẫu chấp hành quy định khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm đi trên các tuyến đường bắt buộc đội mũ bảo hiểm, tiến tới vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông trên tất cả các tuyến đường; đồng thời tuyên truyền, vận động mọi người dân cùng nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm TTATGT và thực hiện quy định ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trên các tuyến đường theo quy định.
Thủ trưởng các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh chịu trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục phổ biến và kiểm tra, theo dõi, xử lý những trường hợp không chấp hành quy định này đối với nhân viên thuộc mình quản lý.
3.2- Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành người ngồi trên mô tô, xe gắn máy đội mũ bảo hiểm khi đi trên những tuyến đường bắt buộc đội mũ bảo hiểm và kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm đúng theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, đơn vị có những cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị; người lao động trong các doanh nghiệp; cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trong tỉnh vi phạm các quy định về bảo đảm TTATGT thuộc cơ quan, đơn vị mình quản lý để có biện pháp xử lý theo Quy chế của cơ quan, đơn vị.
4. Tổ chức thực hiện:
4.1- Chỉ thị này thay thế Chỉ thị số 41/2005/CT-UBND ngày 05/10/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc tiếp tục tăng cường các biện pháp nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông và đẩy lùi tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.
4.2- Giám đốc các Sở, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
4.3- Ban An toàn giao thông tỉnh tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này.
4.4- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tuyên truyền nội dung Chỉ thị này trên các bản tin đài địa phương.
4.5- Đề nghị các tổ chức, cơ quan của Đảng cùng phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này đến toàn thể cán bộ, công chức và Đảng viên trong tỉnh.
4.6- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên cùng phối hợp triển khai thực hiện Chỉ thị này.
4.7- Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp cùng Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chức năng tổ chức giám sát, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp việc triển khai thực hiện Chỉ thị này, báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh ./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2013 tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Ngọ và năm 2014 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2 Chỉ thị 09/2007/CT–UBND tăng cường các giải pháp thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhằm kiềm chế và giảm tai nạn giao thông trong năm 2007 trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 3 Chỉ thị 15/2007/CT-UBND về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4 Chỉ thị 08/2007/CT-UBND về đẩy mạnh và kiên quyết thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 5 Chỉ thị 21/2004/CT-UB tăng cường thực hiện biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong phạm vi thành phố Cần Thơ
- 6 Chỉ thị 22-CT/TW năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7 Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Chính phủ ban hành
- 8 Chỉ thị 24/CT-UB năm 1986 về tăng cường trật tự an toàn giao thông đường thủy do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1 Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2013 tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Ngọ và năm 2014 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2 Chỉ thị 09/2007/CT–UBND tăng cường các giải pháp thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhằm kiềm chế và giảm tai nạn giao thông trong năm 2007 trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 3 Chỉ thị 15/2007/CT-UBND về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4 Chỉ thị 08/2007/CT-UBND về đẩy mạnh và kiên quyết thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 5 Chỉ thị 21/2004/CT-UB tăng cường thực hiện biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong phạm vi thành phố Cần Thơ
- 6 Chỉ thị 24/CT-UB năm 1986 về tăng cường trật tự an toàn giao thông đường thủy do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành