Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ LÂM NGHIỆP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 25-LN/KL

Hà Nội, ngày 02 tháng 7 năm 1986

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TỔ CHỨC KIỂM SOÁT LÂM SẢN 

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã có Quyết định số 78-CT ngày 27-2-1984 về việc đặt các trạm kiểm soát trên các tuyến đường giao thông và Quyết định số 305-CT ngày 29-6-1984 về việc phê chuẩn lập các trạm kiểm soát liên ngành trên các tuyến quốc lộ và đường bộ liên tỉnh.

Thời gian qua, Bộ Lâm nghiệp đã cùng các tỉnh rà soát, bố trí lại hệ thống các trạm kiểm soát lâm sản, giải tán nhiều trạm kiểm soát lâm sản ở những nơi không cần thiết để chuyển vào làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ trong rừng, và cửa rừng.

Nhưng gần đây, do yêu cầu của quản lý thị trường, hầu hết các huyện đều tổ chức các trạm kiểm soát liên ngành và bố trí cả kiểm lâm nhân dân làm nhiệm vụ kiểm soát lâm sản, từ đó dẫn đến tình hình trong một địa phương, trên một tuyến đường có nhiều trạm kiểm soát lâm sản làm cho gỗ lưu thông trên đường bị ách tắc, gây phiền hà và tiêu cực trong khẩu kiểm soát lâm sản.

Để chấn chỉnh kịp thời tình hình trên, chấp hành các quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc đặt các trạm kiểm soát liên ngành trên các tuyến đường giao thông, Bộ Lâm nghiệp chỉ thị một số vấn đề tổ chức kiểm soát lâm sản như sau:

1. Sở Lâm nghiệp bố trí lực lượng kiểm lâm nhân dân tăng cường tuần tra, kiểm soát lâm sản ở ngay trong rừng, cửa rừng để ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ khai thác, chặt phá và vận chuyển lâm sản trái phép.

2. Lực lượng kiểm lâm nhân dân chỉ tham gia một số trạm kiểm soát liên ngành (quốc gia) do Hội đồng Bộ trưởng quyết định theo quy định của Bộ lâm nghiệp (có danh sách kèm theo) và các trạm kiểm soát liên ngành hoặc chuyên ngành do Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định (theo quy định tại Quyết định số 8-CT ngày 27 - 2 - 1984).

Ngoài các trạm kiểm soát liên ngành, chuyên ngành nói ở trên, nghiêm cấm lực lượng kiểm lâm nhân dân tham gia bất cứ một hình thức tổ chức nào để kiểm tra, kiểm soát lâm sản trên các tuyến đường quốc lộ đã có các trạm kiểm soát liên ngành chốt giữ.

3. Nếu thấy cần thiết, mỗi chi cục được lấy một đội kiểm soát lâm sản lưu động do Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định và chỉ được làm nhiệm vụ kiểm soát ở những tụ điểm bán gỗ và những nơi có nghi vấn nguồn gốc gỗ không được rõ ràng. Không được chặn đường để kiểm soát từng thời gian, trừ khi có lệnh kiểm soát khẩn cấp của chi cục trưởng trở lên.

4. Cán bộ, nhân viên kiểm lâm nhân dân bố trí làm nhiệm vụ kiểm soát lâm sản như đã nói ở điểm 2 phải có đủ người làm 3 ca trong ngày, là những người có phẩm chất, có kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ, nắm vững chính sách và pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ về quản lý bảo vệ rừng, quản lý vật tư gỗ và các lâm sản đặc sản rừng. Phải mặc đồng phục, đeo phù hiệu, cấp hiệu và số hiệu kiểm lâm nhân dân.

5. Trong việc kiểm soát lâm sản phải chấp hành đúng Thông tư số 9-LN/KL ngày 12-4-1986 của Bộ Lâm nghiệp quy định thủ tục vận chuyển gỗ và các loại lâm sản đặc sản rừng.

Cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ kiểm soát lâm sản không được đòi hỏi thêm một giấy tờ nào khác.

Các tỉnh không được quy định thêm thủ tục giấy tờ vận chuyển lâm sản, nếu do đặc điểm riêng của địa phương cần quy định thêm thì Uỷ ban Nhân dân tỉnh cần trao đổi với Bộ lâm nghiệp, sau khi có sự thống nhất mới được thi hành.

Để nghiêm chỉnh thực hiện các quy định trên đây, các Sở Lâm nghiệp, Chi cục kiểm lâm nhân dân cần thông báo rộng rãi cho các cơ quan, đơn vị, nhân dân biết các trạm kểm soát lâm sản (chuyên ngành liên ngành) trên địa phương mình, các thủ tục cần có vận chuyển lâm sản (Thông tư số 9-LN/KL). Phối hợp với các ngành của tỉnh để kiểm tra (đột xuất, định kỳ) việc chấp hành các quy định về tổ chức và thủ tục kiểm soát lâm sản. Phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp gây ách tắc lưu thông lâm sản và các tiêu cực trong kiểm soát lâm sản.

Ba tháng một lần, Sở Lâm nghiệp (Chi cục kiểm lâm nhân dân) báo cáo về Bộ (Cục kiểm lâm nhân dân) tình hình tổ chức kiểm soát lâm sản ở địa phương.

Cục kiểm lâm nhân dân có trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo, tổng hợp và báo cáo Bộ tình hình tổ chức kiểm soát lâm sản trong cả nước.

DANH SÁCH CÁC TRẠM KIỂM SOÁT CỐ ĐỊNH LIÊN NGÀNH (QUỐC GIA)
(THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 305 - CT) BỘ LÂM NGHIỆP QUY ĐỊNH KIỂM LÂM
NHÂN DÂN ĐƯỢC THAM GIA LÀM NHIỆM VỤ KIỂM SOÁT LÂM SẢN. ³

Tên quốc lộ

Số hiệu trạm

Địa điểm

Quốc lộ 1
Quốc lộ 1
Quốc lộ 1
Quốc lộ 1
Quốc lộ 1
Quốc lộ 1
Quốc lộ 1
Quốc lộ 1
Quốc lộ 2
Quốc lộ 2
Quốc lộ 3
Quốc lộ 6
Quốc lộ 6
Quốc lộ 13
Quốc lộ 15
Quốc lộ 22
Quốc lộ 11
Quốc lộ 19
Quốc lộ 20
Quốc lộ 21
Quốc lộ 14

1 - 1
2 - 1
5 - 1
6 - 1
9 - 1
13 - 1
16 - 1
18 - 1
1 - 2
2 - 2
1 - 3
1 - 6
2 - 6
1 - 13
1 - 15
1 - 22
2 - 11
2 - 19
1 - 20
1 - 21

Hữu Lũng - Lạng Sơn
Bắc Ninh - Hà Bắc
Bỉm Sơn - Thanh Hoá
Hoàng Mai - Nghệ Tỷnh
Đông Hà - Bình Trị Thiên
Quảng Ngãi - Quảng Bựnh
Tiêu Long - Phú Khánh
Hàm Tân - Thuận Hải
Vĩnh Yên - Vĩnh Phú
Tuyên Quang - Hà Tuyên
Đa Phúc - Bắc Thái
Lương Sơn - Hà Sơn Bình
Kilômét 22 - Sơn La
Mũi Dùi - Sông Bé
Ngã ba Vũng tàu - Biên Hoà - Đồng
Nai kiểm soát cả gỗ vận chuyển theo
quốc lộ I như cũ không tham gia trạm
ngã ba Dầu dây).
Suối Sâu - Tây Ninh
Eo gió - Lâm Đồng
An khê - Gia Lai - Kon Tum
Mađagoai - Lâm Đồng
MaĐrắc - Đắc Lổc
Cầu 110 - huyện Ea H—leo - Đắc Lắc

Theo quyết định của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắc Lắc, Bộ Lâm nghiệp quy định trạm kiểm soát lâm sản An Lạc (Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh), trạm kiểm soát lâm sản ngã ba Cây Chanh (Đắc Nông - Đắc Lắc) là trạm phúc kiểm lâm sản (quốc gia).

 

 

Phan Thanh Xuân

(Đã ký)