- 1 Quyết định 155/2002/QĐ-UB về công tác quản lý các dự án đầu tư trong nước do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Nghị định 88/1999/NĐ-CP về Quy chế Đấu thầu
- 3 Nghị định 14/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP
- 4 Nghị định 93/2001/NĐ-CP quy định phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2002/CT-UB | TP.Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 12 năm 2002 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤU THẦU.
Để đảm bảo việc thực hiện quản lý nhà nước về đấu thầu của thành phố phù hợp với quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định 88/1999/nđ-cp ngày 01 tháng 9 năm 1999, nghị định số 14/2000/nđ-cp ngày 05 tháng 5 năm 2000 và nghị định số 93/2001/nđ-cp ngày 12 tháng 12 năm 2001 của chính phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố hồ chí minh và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đấu thầu thực hiện các dự án đầu tư của thành phố trong thời gian tới, ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị cho các sở-ngành, quận-huyện, các chủ đầu tư thực hiện các nhiệm vụ, nội dung cụ thể dưới đây :
I.- QUY ĐỊNH VỀ CHỈ ĐỊNH THẦU :
1. Việc chọn đơn vị tư vấn lập nghiên cứu khả thi dự án không phải tổ chức đấu thầu nhưng việc chỉ định thầu phải được chủ đầu tư, chủ dự án tự xem xét, quyết định theo đúng điều kiện, thẩm quyền, thủ tục, trình tự quy định của quy chế đấu thầu.
4. Các gói thầu khác (tư vấn từ 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng trở lên ; mua sắm hàng hóa hoặc xây lắp từ 1.000.000.000 (một tỷ) đồng trở lên) : sau khi được ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương chỉ định thầu bằng văn bản, chủ đầu tư chịu trách nhiệm : (1) lựa chọn nhà tư vấn/hoặc nhà cung cấp/nhà thầu (gọi chung là nhà thầu) dự kiến chỉ định ; (2) tự lập và phê duyệt các điều khoản tham chiếu (nếu là gói thầu tư vấn)/hoặc hồ sơ mời thầu thực hiện gói thầu (nếu là gói thầu mua sắm hàng hóa hoặc xây lắp), gởi trực tiếp cho nhà thầu dự kiến chỉ định để nhà thầu lập hồ sơ đề xuất dự thầu ; (3) trên cơ sở hồ sơ đề xuất dự thầu của nhà thầu, chủ đầu tư tự tổ chức đánh giá (về năng lực, kinh nghiệm và đề xuất dự thầu liên quan của nhà thầu), lập hồ sơ trình kết quả chỉ định thầu để sở kế hoạch và đầu tư thẩm định hoặc xin ý kiến thẩm định của bộ kế hoạch và đầu tư trước khi trình ủy ban nhân dân thành phố quyết định chỉ định thầu theo đúng quy định.
5. Các công văn của chủ đầu tư đề nghị người có thẩm quyền chấp thuận chủ trương chỉ định thầu đều phải gởi đến sở kế hoạch và đầu tư và thực hiện theo đúng “mẫu đề nghị áp dụng chỉ định thầu” như hướng dẫn của sở kế hoạch và đầu tư.
6. Tất cả các gói thầu được phép chỉ định thầu nhưng được tổ chức thực hiện không đúng trình tự, thủ tục quy định, hoặc thực hiện có tính chất hình thức đều phải tổ chức chọn thầu lại theo hình thức đấu thầu hạn chế và chủ đầu tư phải chịu mọi trách nhiệm liên quan.
Trên đây là một số quy định về chỉ định thầu. tuy nhiên, thành phố khuyến khích tổ chức đấu thầu rộng rãi đối với tất cả các công việc, gói thầu thuộc các dự án đầu tư nhóm b, c sử dụng nguồn vốn trong nước.
II.- QUY ĐỊNH VỀ ĐẤU THẦU HẠN CHẾ :
1. Các gói thầu của dự án đầu tư nhóm b, c sử dụng vốn trong nước được xem xét áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế trong các trường hợp sau :
1.1- Các gói thầu xây lắp (xây dựng mới hoặc di dời, sửa chữa, tu bổ) có tính kỹ thuật chuyên ngành phức tạp hoặc do điều kiện kỹ thuật, hiện trường thi công đỏi hỏi nhà thầu phải đảm bảo mức đáp ứng cao về chất lượng, thời gian thi công và thực tế chỉ có một số nhà thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm có khả năng thực hiện được ;
1.2- Các gói thầu mua sắm hàng hóa, trang thiết bị có tính năng kỹ thuật phức tạp hoặc chứng minh được thực tế chỉ có một số nhà cung cấp có khả năng cung cấp nguồn hàng theo yêu cầu mua sắm ;
1.3- Các gói thầu sử dụng nguồn vốn mà cơ quan tài trợ, quản lý vốn có yêu cầu đấu thầu hạn chế ;
1.4- Các gói thầu của các dự án đầu tư mới hoặc sửa chữa mà cả dự án chỉ có tổng mức đầu tư dưới 2.000.000.000 (hai tỷ) đồng thuộc chuyên ngành điện, thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước, thủy lợi, nông nghiệp, lâm nghiệp, sửa chữa cầu sắp sập, phà chở khách, chung cư hư hỏng nặng ; các gói thầu xây lắp giá trị nhỏ dưới 2.000.000.000 (hai tỷ) đồng của các dự án đầu tư phải yêu cầu thực hiện gấp hoặc do điều kiện hiện trường, vùng địa lý thực hiện xét thấy áp dụng đấu thầu rộng rãi không hấp dẫn được nhiều đơn vị dự thầu.
2. Đối với các gói thầu được phép đấu thầu hạn chế : các nhà thầu được tham gia đấu thầu hạn chế phải cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh khả năng đáp ứng được về năng lực kỹ thuật, tài chính, nhân sự và kinh nghiệm theo đúng yêu cầu thực hiện gói thầu nêu trong hồ sơ mời thầu để làm cơ sở xem xét và trình duyệt. bên mời thầu phải có trách nhiệm lựa chọn, hướng dẫn, để bảo đảm tất cả các nhà thầu theo danh sách được duyệt có hồ sơ dự thầu hợp lệ và nghiêm túc. nhà thầu nào thuộc danh sách đã được duyệt mà khi dự thầu không nộp hồ sơ dự thầu, hoặc nộp hồ sơ dự thầu nhưng chủ ý để hồ sơ không hợp lệ, hoặc qua đánh giá hồ sơ dự thầu cho thấy việc dự thầu chỉ là hình thức, có ý dàn xếp trước sẽ bị xử lý hành chính và không được xét đưa vào danh sách nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế các gói thầu khác của thành phố.
3. Các công văn của chủ đầu tư đề nghị người có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đấu thầu hạn chế đều phải gởi đến sở kế hoạch và đầu tư và thực hiện theo đúng “mẫu đề nghị áp dụng đấu thầu hạn chế” như hướng dẫn của sở kế hoạch và đầu tư.
4. Tất cả các gói thầu được phép áp dụng đấu thầu hạn chế mà trong quá trình tổ chức đấu thầu bên mời thầu không thực hiện đúng quy định của quy chế đấu thầu đối với hình thức đấu thầu hạn chế trong nước hoặc được phát hiện tổ chức đấu thầu chỉ là hình thức, có dàn xếp chọn thầu trước, hoặc thông đồng tiêu cực trong đấu thầu đều phải tổ chức đấu thầu lại gói thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi.
III.- NHIỆM VỤ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ :
1. Nghiên cứu, tham mưu đề xuất, tổng hợp ý kiến và dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của ủy ban nhân dân thành phố liên quan đến công tác đấu thầu và quản lý nhà nước về đấu thầu của thành phố.
2. Hướng dẫn các quận-huyện, các sở, các chủ đầu tư, bên mời thầu về công tác đấu thầu nhằm đảm bảo tính thống nhất về nội dung hồ sơ trình duyệt, nội dung, trình tự và thời gian thẩm định, phê duyệt các nội dung cơ bản của quá trình đấu thầu thực hiện các dự án đầu tư trong phạm vi quy định của quy chế đấu thầu và các quy định liên quan của ủy ban nhân dân thành phố ; tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu cho các sở-ngành, quận-huyện khi cần thiết và khi chủ đầu tư, bên mời thầu có yêu cầu.
3. Thực hiện chức năng của cơ quan thẩm định kế hoạch đấu thầu dự án, kết quả đấu thầu gói thầu theo đúng quy định của quy chế đấu thầu và nhiệm vụ ủy ban nhân dân thành phố phân công, nêu tại quyết định số 155/2002/qđ-ub ngày 19 tháng 12 năm 2002 của ủy ban nhân dân thành phố về công tác quản lý các dự án đầu tư trong nước.
4. Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác đấu thầu và thực hiện quy chế đấu thầu của các quận-huyện, các sở được phân công quản lý đấu thầu, các chủ đầu tư hoặc bên mời thầu trong quá trình tổ chức đấu thầu thực hiện dự án ; hướng dẫn quận-huyện về công tác kiểm tra tình hình thực hiện công tác đấu thầu trong phạm vi quận-huyện quản lý ; tổ chức và phối hợp với quận-huyện, sở-ngành của thành phố thực hiện giám định đấu thầu theo quy định của nhà nước.
5. Hướng dẫn các quận-huyện, các sở thực hiện chế độ báo cáo tình hình tổ chức đấu thầu thực hiện dự án ; tổng hợp, đánh giá tình hình và trình báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu, thực hiện quy chế đấu thầu của thành phố theo quy định ; đề xuất, kiến nghị để ủy ban nhân dân thành phố biểu dương các đơn vị thực hiện tốt, có biện pháp xử lý các đơn vị không chấp hành hoặc thực hiện không tốt chế độ báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu theo quy định.
6. Hướng dẫn các quận-huyện, sở, ngành xử lý vướng mắc, khiếu kiện trong quá trình tổ chức đấu thầu ; theo dõi, tổng hợp và báo cáo ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định xử lý các trường hợp vi phạm trong đấu thầu. đối với các gói thầu do các quận-huyện, các sở phê duyệt kết quả đấu thầu, nếu quyết định xử lý khiếu kiện của các quận-huyện, các sở chưa thỏa đáng, dẫn tới khiếu nại tiếp tục lên ủy ban nhân dân thành phố, giao sở kế hoạch và đầu tư thẩm định đề xuất để ủy ban nhân dân thành phố xem xét, xử lý tiếp. trường hợp bên bị khiếu kiện là sở kế hoạch và đầu tư, ủy ban nhân dân thành phố sẽ chỉ đạo xử lý đối với từng trường hợp cụ thể.
7. Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác liên quan đến đấu thầu theo chỉ đạo của ủy ban nhân dân thành phố.
1. Thực hiện nhiệm vụ công tác liên quan đến đấu thầu, trong phạm vi được ủy ban nhân dân thành phố phân công, nêu tại quyết định số 155/2002/qđ-ub ngày 19 tháng 12 năm 2002 của ủy ban nhân dân thành phố về công tác quản lý các dự án đầu tư trong nước và công văn chỉ đạo số 3131/ub-tm ngày 10 tháng 9 năm 2001 của ủy ban nhân dân thành phố về việc hướng dẫn thực hiện thông tư số 121/2000/tt-btc ngày 29 tháng 12 năm 2000 của bộ tài chính.
Trong phạm vi phần công việc được phân công, giám đốc sở có trách nhiệm tổ chức thực hiện tiếp nhận, xử lý hồ sơ liên quan đến đấu thầu của phòng, ban, bộ phận thuộc nội bộ sở và chịu trách nhiệm cá nhân về thời gian, chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt hồ sơ và kết quả đấu thầu do sở thực hiện theo đúng quy định của quy chế đấu thầu và các quy định liên quan của ủy ban nhân dân thành phố.
2. Báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu, kết quả đấu thầu các gói thầu trong phạm vi được phân công và theo nội dung hướng dẫn của sở kế hoạch và đầu tư.
3. Giải quyết kịp thời, đúng quy định các vướng mắc, khiếu kiện liên quan đến đấu thầu trong phạm vi được phân công và tổng hợp báo cáo tình hình giải quyết khiếu kiện của sở theo hướng dẫn của sở kế hoạch và đầu tư. giám đốc sở là người chịu trách nhiệm trực tiếp việc xử lý, giải quyết và ra văn bản trả lời khiếu kiện liên quan.
V.- NHIỆM VỤ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC QUẬN-HUYỆN :
1. Hướng dẫn các chủ đầu tư, các đơn vị thuộc quận-huyện quản lý thực hiện đúng các quy định của nhà nước và của thành phố về công tác đấu thầu.
2. Phân công phòng, ban hoặc bộ phận chuyên môn giúp việc ủy ban nhân dân quận-huyện quản lý đấu thầu và tổ chức thực hiện công tác quản lý đấu thầu của quận-huyện theo đúng quy định về hồ sơ trình duyệt, nội dung, trình tự và thời gian thẩm định, phê duyệt các nội dung cơ bản của quá trình đấu thầu ; chịu trách nhiệm về thời gian, chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt hồ sơ và kết quả đấu thầu thuộc phạm vi được phân cấp theo quy định của quy chế đấu thầu và các quy định liên quan của ủy ban nhân dân thành phố.
3. Chủ tịch ủy ban nhân dân quận-huyện chịu trách nhiệm quyết định chỉ định thầu khi xét thấy cần thiết hoặc cho phép áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu mà không phải là đấu thầu rộng rãi đối với các gói thầu của các dự án thuộc phạm vi được phân cấp, trên cơ sở tuân thủ các điều kiện yêu cầu phải đáp ứng, trình tự thẩm định, thủ tục phê duyệt theo đúng quy định của quy chế đấu thầu và các quy định liên quan của ủy ban nhân dân thành phố.
4. Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác đấu thầu ; xem xét và quyết định xử lý vi phạm quy chế đấu thầu đối với các trường hợp vi phạm của nhà thầu, tư vấn, chủ đầu tư hoặc bên mời thầu trong quá trình tổ chức đấu thầu thực hiện các dự án thuộc phạm vi được phân cấp trên cơ sở tuân thủ đúng quy định của quy chế đấu thầu và các quy định liên quan của ủy ban nhân dân thành phố ; báo cáo kết quả kiểm tra tình hình tổ chức đấu thầu, tình hình xử lý vi phạm trong đấu thầu theo nội dung hướng dẫn của sở kế hoạch và đầu tư.
5. Báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu, kết quả đấu thầu các gói thầu của các dự án thuộc phạm vi được phân cấp theo nội dung hướng dẫn của sở kế hoạch và đầu tư.
6. Giải quyết vướng mắc, khiếu kiện về đấu thầu trong phạm vi các dự án được phân cấp và thực hiện báo cáo tình hình giải quyết khiếu kiện của quận-huyện theo hướng dẫn của sở kế hoạch và đầu tư. chủ tịch ủy ban nhân dân quận-huyện là người chịu trách nhiệm trực tiếp việc xử lý, giải quyết và ra văn bản trả lời khiếu kiện liên quan.
VI.- XỬ LÝ VI PHẠM TRONG ĐẤU THẦU :
1. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ phê duyệt kết quả đấu thầu có trách nhiệm kiến nghị, đề xuất xử lý vi phạm xảy ra trong quá trình đấu thầu ; cơ quan kiểm tra tình hình thực hiện công tác đấu thầu có trách nhiệm kiến nghị, đề xuất xử lý vi phạm được phát hiện qua kiểm tra tình hình thực hiện.
2. Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho giám đốc sở kế hoạch và đầu tư quyết định hình thức xử lý vi phạm trong đấu thầu trong phạm vi thành phố quản lý. sở kế hoạch và đầu tư là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đấu thầu của thành phố có trách nhiệm tiếp nhận các văn bản kiến nghị xử lý vi phạm do các quận-huyện, các sở báo cáo. trên cơ sở kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm ra quyết định xử lý vi phạm theo quy định và chỉ đề xuất hình thức xử lý vi phạm đối với các trường hợp đặc biệt để ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
3. Tạm thời quy định về các hành vi vi phạm, hình thức xử lý vi phạm trong đấu thầu của thành phố, như sau :
3.1- Trường hợp có đủ bằng chứng kết luận “cá nhân hoặc tập thể lợi dụng chức vụ quyền hạn vi phạm quy chế đấu thầu như tiết lộ bí mật hồ sơ, tài liệu và thông tin” trong quá trình tổ chức đấu thầu làm ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu, việc xem xét, kiến nghị xử lý đối với từng trường hợp cụ thể thực hiện như sau :
- Nếu người vi phạm là thành viên của tổ chuyên gia do bên mời thầu quyết định thành lập, hoặc là người của chủ đầu tư hay bên mời thầu, hoặc là công chức có nhiệm vụ thẩm định hồ sơ liên quan : cần đình chỉ ngay công việc mà cá nhân đó đang tham dự vào quá trình tổ chức đấu thầu. cá nhân người vi phạm sẽ được kiến nghị xử lý theo luật lao động hoặc xử lý kỷ luật theo pháp lệnh cán bộ - công chức.
- Nếu người vi phạm là thành viên của tổ chuyên gia do tư vấn giúp việc đấu thầu thành lập : công ty tư vấn có người vi phạm sẽ phải chấm dứt ngay hợp đồng tư vấn đã ký với bên mời thầu mà không được thanh toán giá trị hợp đồng. ngoài ra, công ty tư vấn không được sử dụng cá nhân đã vi phạm vào các tổ chuyên gia để thực hiện các hợp đồng tư vấn giúp việc đấu thầu khác trong thời gian ít nhất là 01 năm, cũng như không cho phép người vi phạm được làm tư vấn đấu thầu dưới danh nghĩa bất kỳ công ty tư vấn nào khác tối thiểu trong 1 năm. nếu người vi phạm lại là chính giám đốc, phó giám đốc của công ty tư vấn thì vi phạm đó được coi là của công ty tư vấn và công ty đó sẽ không được mời thực hiện các hợp đồng tư vấn giúp việc đấu thầu khác đối với các gói thầu trong phạm vi thành phố quản lý trong thời gian ít nhất là 01 năm.
3.2- Về các trường hợp tiêu cực, gian lận trong đấu thầu :
3.2.1- Tiêu cực, gian lận trong đấu thầu bao gồm các hành vi sau :
a) Đưa, nhận hoặc đòi hỏi bất cứ thứ gì có giá trị về vật chất của các cá nhân và tổ chức có liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu và thực hiện hợp đồng, từ đó dẫn tới những hành động thiếu trung thực, không khách quan trong việc đánh giá, thẩm định, quyết định lựa chọn nhà thầu, hoặc dùng ảnh hưởng của cá nhân để tác động, can thiệp làm ảnh hưởng và sai lệch kết quả đánh giá, lựa chọn nhà thầu, trong ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng ;
b) Báo cáo, cung cấp thông tin sai sự thật về năng lực (kỹ thuật và tài chính), kinh nghiệm và tình hình hiện trạng của nhà thầu, về sơ yếu lý lịch của chuyên gia tư vấn ;
c) Báo cáo không trung thực của bên mời thầu về quá trình đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu không phù hợp với hồ sơ mời thầu và quy chế đấu thầu, đánh giá hộ sơ dự thầu không theo đúng tiêu chuẩn đánh giá được quy định trong hồ sơ mời thầu, cố ý kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu vì lý do chủ quan và không rõ ràng của bên mời thầu ;
d) Hoạt động cấu kết thông đồng giữa các nhà thầu với nhau, giữa bên mời thầu và nhà thầu, giữa tư vấn với nhà thầu, giữa cơ quan quản lý nhà nước với bên mời thầu, nhà thầu và tư vấn làm ảnh hưởng đến lợi ích của chủ đầu tư, lợi ích của nhà nước, của quốc gia ;
đ) Xử lý khiếu nại không trung thực của người hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý khiếu nại.
3.2.2- Xử lý tiêu cực và gian lận :
Nếu có bằng chứng tiêu cực hoặc gian lận trong đấu thầu như nêu tại a, b, c, d, đ mục 3.2.1- trên đây, việc xem xét, xử lý đối với từng đối tượng vi phạm cụ thể như sau :
a) Nếu người vi phạm là cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, là người của chủ đầu tư, bên mời thầu :
- Tùy theo hành vi, mức độ vi phạm để xem xét, kiến nghị xử lý kỷ luật theo pháp lệnh chống tham nhũng, pháp lệnh cán bộ-công chức. thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cá nhân vi phạm phải thực hiện đúng quy định số 428/qđ-tu ngày 21 tháng 10 năm 2002 của thành ủy thành phố hồ chí minh về trách nhiệm của người có chức vụ, quyền hạn ở các cơ quan, tổ chức trong việc phòng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí. trường hợp xảy ra tiêu cực nghiêm trọng, có yếu tố cấu thành tội phạm thì cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Đối với các trường hợp vi phạm do có hành vi không trung thực, gian lận, thông đồng : tập thể hoặc cá nhân người vi phạm không được tiếp tục thực hiện nhiệm vụ liên quan nếu phải hủy đấu thầu và tổ chức đấu thầu lại, cũng như không được cử/phân công tham gia vào quá trình tổ chức đấu thầu các gói thầu khác trong phạm vi thành phố quản lý.
b) Nếu người vi phạm là nhà thầu :
- Tùy theo hành vi và mức độ vi phạm có thể bị cảnh cáo, bị loại khỏi danh sách dự thầu, không được nhận lại tiền bảo lãnh dự thầu, không được tham gia bất kỳ cuộc thầu nào trong phạm vi thành phố quản lý từ 6 tháng đến 3 năm, kể cả hình thức thông báo công khai việc không cho dự thầu, xét chỉ định thầu có thời hạn.
- Nếu phải hủy đấu thầu và tổ chức đấu thầu lại do hành vi thông đồng, gian lận, có thể kiến nghị mức bồi thường thiệt hại cho chủ đầu tư đối với các nhà thầu vi phạm. mức tiền yêu cầu bồi thường thiệt hại và biện pháp chế tài do chủ đầu tư đề xuất, mức bồi thường không nhỏ hơn 1% giá trị gói thầu và không quá 150 triệu đồng.
- Nếu hành vi thông đồng, gian lận của nhà thầu được phát hiện sau khi đã ký kết hợp đồng, có thể xem xét, kiến nghị hủy hợp đồng, không được nhận lại bảo lãnh thực hiện hợp đồng và phải bồi thường cho chủ đầu tư (bên a) thiệt hại về tài chính liên quan đến việc phải hủy hợp đồng, theo mức tối đa trong quy định xử lý vi phạm hợp đồng nêu trong hợp đồng đã ký trước đó với chủ đầu tư.
c) Nếu người vi phạm là tư vấn giúp việc đấu thầu :
- Tùy theo hành vi và mức độ vi phạm, công ty tư vấn có cá nhân (trong tổ chuyên gia do công ty tư vấn cử/quyết định thành lập) vi phạm sẽ không được thanh toán giá trị hợp đồng đã ký với bên mời thầu, không được mời thực hiện các hợp đồng tư vấn giúp việc đấu thầu từ 06 tháng đến 03 năm, kể cả việc thông báo công khai việc cấm có thời hạn đối với tư vấn trong việc ký và thực hiện các hợp đồng tư vấn đấu thầu trong phạm vi thành phố quản lý.
- Cá nhân vi phạm của công ty tư vấn sẽ không được phép tham gia thực hiện bất kỳ một hợp đồng tư vấn giúp việc đấu thầu nào, kể cả với tư cách là người của công ty tư vấn khác trong thời gian từ 01 năm đến 03 năm. trường hợp mức độ vi phạm được đánh giá là nghiêm trọng, cá nhân vi phạm có thể bị cấm hành nghề tư vấn đầu tư có thời hạn tối thiểu là 01 năm trong phạm vi các dự án đầu tư do thành phố quản lý.
d) Trong trường hợp kết luận nhà thầu vi phạm ở mức độ cần áp dụng hình thức xử lý bằng tịch thu tiền bảo lãnh dự thầu, nếu tổ chức, cơ quan có trách nhiệm đề xuất, kiến nghị xử lý theo quy định hoặc chậm trễ trong đề xuất hoặc vì bất cứ lý do chủ quan nào mà không kiến nghị xử lý phải chịu trách nhiệm cá nhân, tập thể trong việc bồi hoàn cho ngân sách, nếu sự việc sau đó được phát hiện.
đ) Số tiền bảo lãnh dự thầu bị tịch thu do thông đồng tiêu cực trong đấu thầu phải nộp vào ngân sách thành phố. giao sở tài chánh-vật giá thành phố hướng dẫn thực hiện việc này.
4. Hàng năm, căn cứ tình hình thực hiện công tác đấu thầu, thực hiện quy chế đấu thầu của thành phố và trên cơ sở các vụ việc vi phạm quy chế đấu thầu đã được xử lý, sở kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm tổng hợp và xin phép ủy ban nhân dân thành phố về hình thức và phạm vi công bố :
(1) Danh sách các nhà thầu vi phạm từ 02 lần trở lên ;
(2) Danh sách công ty tư vấn giúp việc đấu thầu vi phạm từ 02 lần trở lên ;
(3) Danh sách các nhà thầu bị cấm dự thầu có thời hạn do vi phạm ;
(4) Danh sách các chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan quản lý nhà nước vi phạm quy chế đấu thầu ;
(5) Danh sách các gói thầu do vi phạm quy chế đấu thầu phải tổ chức đấu thầu lại ;
(6) Danh sách các tư vấn, nhà thầu thực hiện hợp đồng trễ hạn so với thời gian đã cam kết ;
(7) Danh sách các nhà thầu chuyển nhượng hợp đồng sau khi ký kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng (bán thầu).
1. Giao chủ tịch ủy ban nhân dân quận-huyện, giám đốc các sở-ngành liên quan căn cứ nhiệm vụ được giao, lập phương án triển khai, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả công việc thực hiện.
2. Để hoàn chỉnh một bước cơ sở pháp lý trong thực hiện công tác quản lý nhà nước về đấu thầu của thành phố, ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các sở-ngành, quận-huyện, các chủ đầu tư trong quá trình tổ chức thực hiện có trách nhiệm rà soát lại quy định nêu trong các văn bản liên quan hiện hành của ủy ban nhân dân thành phố, nếu xảy ra vướng mắc cần phản ánh chính xác, kịp thời và giao sở kế hoạch và đầu tư tổng hợp ý kiến và đề xuất hướng xử lý, giải quyết trình ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
3. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký. các nội dung tại các văn bản của ủy ban nhân dân thành phố trước đây trái với chỉ thị này được bãi bỏ./.
Nơi nhận : | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1 Quyết định 109/2005/QĐ-UBND về công tác quản lý các dự án đầu tư trong nước do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 126/2007/QĐ-UBND quy định về quản lý thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Quyết định 126/2007/QĐ-UBND quy định về quản lý thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1 Quyết định 04/2015/QĐ-UBND ban hành Quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về đấu thầu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 2 Quyết định 155/2002/QĐ-UB về công tác quản lý các dự án đầu tư trong nước do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Nghị định 93/2001/NĐ-CP quy định phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh
- 4 Nghị định 14/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP
- 5 Nghị định 88/1999/NĐ-CP về Quy chế Đấu thầu
- 1 Quyết định 126/2007/QĐ-UBND quy định về quản lý thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 04/2015/QĐ-UBND ban hành Quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về đấu thầu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị