UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/CT-UBND | Thanh Hóa, ngày 07 tháng 12 năm 2011 |
CHỈ THỊ
VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÍN DỤNG CHO HỘ NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
Trong những năm qua, được sự quan tâm, hỗ trợ của các Bộ, Ngành Trung ương, Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam; sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối kết hợp chặt chẽ của các ngành, đoàn thể các cấp và nhân dân nên hoạt động đầu tư tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh ta đã đạt được kết quả quan trọng, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động đầu tư tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vẫn còn một số tồn tại, yếu kém đó là: một số chương trình còn tồn đọng vốn chưa giải ngân; tình trạng nợ quá hạn, nợ xâm tiêu, chiếm dụng vốn và các sai phạm khác có biểu hiện gia tăng nhưng chưa có biện pháp kiên quyết để thu hồi và giải quyết dứt điểm...
Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém nêu trên là do các cấp, các ngành có liên qua chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt; các thành viên Ban đại diện HĐQT cấp huyện, các tổ chức Hội đoàn thể nhận uỷ thác vốn vay chưa chủ động trong công tác kiểm tra, giám sát; các tổ TK&VV còn nể nang, bao che...
Để khắc phục tình trạng trên, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố, Tổ chức Hội nhận uỷ thác vốn vay, Ngân hàng chính sách xã hội tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo:
a. UBND các xã, phường, thị trấn:
- Khẩn trương rà soát, bổ sung danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định, làm cơ sở cho Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện giải ngân nguồn vốn; tổ chức bình xét, xác nhận, phê duyệt danh sách các hộ được đề nghị vay vốn, đảm bảo công khai minh bạch, đúng đối tượng, đúng chính sách của nhà nước;
- Thành lập ban thu hồi công nợ để thu hồi các khản nợ tồn đọng, nợ chây ỳ, các khoản nợ do sai phạm. Chỉ đạo xử lý dứt điểm các các khoản nợ xâm tiêu chiếm dụng, vay sai đối tượng, sử dụng vốn sai mục đích, vay ké; nghiêm khắc xử lý các trường hợp vi phạm.
b. Phòng Lao động Thương binh & Xã hội phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội rà soát lại các Hợp đồng đưa lao người lao động đi làm việc tại nước ngoài nhưng đến nay lao động không đi được hoặc phải về nước trước thời hạn, yêu cầu các đơn vị tuyển dụng thanh toán lại số tiền cho người lao động để trả nợ tiền vay cho NHCSXH;
2. Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp:
Thực hiện nghiêm túc chế độ hội họp của Ban đại diện theo quy định; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư vốn tín dụng chính sách theo chương trình đã được phê duyệt; chỉ đạo xử lý các tồn tại góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả trong hoạt động tín dụng;
3. Các Tổ chức Chính trị xã hội tham gia nhận uỷ thác:
Bố trí cán bộ chuyên trách để theo dõi, quản lý vốn tín dụng ưu đãi do tổ chức Hội của mình tham gia nhận ủy thác. Thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện của Tổ chức Hội cấp dưới, Tổ TK&VV nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm xảy ra. Chủ động phối hợp với NHCSXH cập nhật các vụ việc, số tiền xâm tiêu, chiếm dụng, vay ké... để thu hồi dứt điểm các khoản nợ sai phạm xảy ra thuộc tổ chức Hội của mình, có hình thức xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp đã vi phạm.
4. Ngân hàng chính sách xã hội:
Hoàn thành tốt kế hoạch tăng trưởng dư nợ, kế hoạch tài chính được giao, phấn đấu giải ngân hết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm; làm tốt công tác tham mưu cho Ban đại diện HĐQT các cấp trong công tác chỉ đạo hoạt động đầu tư tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật; phối hợp với chính quyền địa phương, Tổ chức Hội nhận uỷ thác xử lý các tồn tại, thu hồi nợ chây ỳ, giảm nợ quá hạn, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả trong hoạt động tín dụng.
Yêu cầu Ngân hàng chính sách xã hội, các Thành viên HĐQT NHCSXH các cấp, Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố; các tổ chức Hội tham gia nhận uỷ thác vốn vay và các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Giao Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh theo dõi, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện và định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị này với Chủ tịch UBND tỉnh./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 1461/KH-UBND triển khai hoạt động nhằm bứt phá về nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2019
- 2 Chỉ thị 11/2007/CT-UBND về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 3 Quyết định 1571/2006/QĐ-UBND-QNg về việc phân khai kế hoạch tín dụng cho vay hộ nghèo đợt II năm 2006 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 4 Quyết định 227/2001/QĐ.UB về điều chỉnh mức thu lãi suất tín dụng cho vay hộ nghèo do tỉnh Lào Cai ban hành
- 1 Kế hoạch 1461/KH-UBND triển khai hoạt động nhằm bứt phá về nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2019
- 2 Chỉ thị 11/2007/CT-UBND về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 3 Quyết định 1571/2006/QĐ-UBND-QNg về việc phân khai kế hoạch tín dụng cho vay hộ nghèo đợt II năm 2006 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 4 Quyết định 227/2001/QĐ.UB về điều chỉnh mức thu lãi suất tín dụng cho vay hộ nghèo do tỉnh Lào Cai ban hành