- 1 Luật tài nguyên nước 2012
- 2 Luật bảo vệ môi trường 2014
- 3 Nghị định 43/2015/NĐ-CP Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước
- 4 Quyết định 1095/QĐ-UBND năm 2014 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 23/2013/NQ-HĐND về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt tại các sông: Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc, hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng giai đoạn 2013 - 2020 do Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành
- 5 Quyết định 1318/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 6 Bộ luật hình sự 2015
- 7 Nghị định 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 8 Nghị định 154/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- 9 Quyết định 11/2017/QĐ-UBND về Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/CT-UBND | Hải Phòng, ngày 01 tháng 11 năm 2017 |
CHỈ THỊ
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Thời gian qua các Sở, ngành, đơn vị, địa phương đã tích cực triển khai công tác quản lý hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước đã đạt được một số kết quả bước đầu. Tuy nhiên, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của tài nguyên nước của một số tổ chức, cá nhân còn chưa cao, vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về tài nguyên nước; sự tham gia của cộng đồng trong công tác giám sát, quản lý tài nguyên nước còn hạn chế; công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước chưa đáp ứng được yêu cầu, một số địa phương còn chưa quan tâm nhiều đến công tác quản lý về tài nguyên nước; cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ công tác quản lý còn thiếu, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên nước chưa thực sự sâu, rộng.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, nhằm đảm bảo khai thác bền vững, tiết kiệm, bảo vệ nguồn tài nguyên nước và kiểm soát chặt chẽ việc xả nước thải vào nguồn nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị:
1. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
- Tập trung đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân thành phố giao tại Quyết định số 1095/QĐ-UBND ngày 29/5/2014 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 23/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố, Quyết định số 1318/QĐ-UBND ngày 17/6/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quyết định số 11/2017/QĐ-UBND ngày 11/9/2017 về việc ban hành Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn thành phố.
- Tăng cường công tác tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước; nâng cao ý thức của người dân và doanh nghiệp về sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước và xả nước thải đúng quy định pháp luật.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm pháp luật về tài nguyên nước, đưa ra truy tố xét xử các trường hợp vi phạm xả nước thải chứa hóa chất độc hại ra môi trường không qua xử lý, xả trộm, xả thải không phép.
2. Các nhiệm vụ cụ thể
2.1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố; giám sát chặt chẽ việc tuân thủ giấy phép; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố; xem xét, có biện pháp đình chỉ hoạt động khai thác, xả nước thải đối với các trường hợp không có giấy phép, xả nước thải có các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn ra môi trường.
- Tiếp tục rà soát, đôn đốc và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đang khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước lập hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định để hoàn thành Kế hoạch số 2617/KH-UBND ngày 21/4/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố; rà soát đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép xả nước thải, tạo mọi điều kiện để các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép xả nước thải thuận lợi nhất.
- Triển khai Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; tập trung hoàn thành Đề án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định tại Nghị định 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ; Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước trên địa bàn thành phố.
2.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo, kiểm tra, rà soát và đôn đốc các Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi báo cáo kết quả việc thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước (là các công trình thủy lợi theo Quyết định 371/QĐ-UBND ngày 23/3/2012, tập trung vào các công trình cung cấp nước ngọt của thành phố) tổng hợp, gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15/12 hàng năm để báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thu gom xả nước thải vào hệ thống thoát nước chung, không xả nước thải trực tiếp vào các nguồn nước nuôi trồng thủy sản, các nguồn nước ngọt của thành phố (sông Giá, Rế, Đa Độ, Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc, hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng) nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt của thành phố theo Nghị quyết số 23/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố; tuyên truyền, vận động nhân dân thu gom, xử lý vỏ bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định không gây ô nhiễm nguồn nước.
- Tiếp tục rà soát, đôn đốc và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đang xả nước thải vào công trình thủy lợi lập hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định để hoàn thành Kế hoạch số 2617/KH-UBND ngày 21/4/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố. Rà soát đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép xả nước thải, tạo mọi điều kiện để các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép xả nước thải thuận lợi nhất; giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định trong giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi đối với các chủ giấy phép.
2.3. Sở Xây dựng
Chủ trì, tổ chức lập và thẩm định trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Đồ án quy hoạch cấp nước đô thị thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án quy hoạch thoát nước thải đô thị thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
2.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí vốn đầu tư, ưu tiên cho dự án xử lý nước thải; đầu tư xây dựng hệ thống thu gom nước thải, các trạm xử lý nước thải đã được phê duyệt trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và dài hạn, kinh phí thực hiện các đề án, dự án về bảo vệ nguồn nước, cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước.
2.5. Sở Tài chính
Bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp hàng năm cho công tác quản lý tài nguyên nước; kiểm soát chặt chẽ việc thanh quyết toán các công trình xây dựng thăm dò, khai thác nguồn nước, hệ thống xử lý nước thải, cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước, công trình thủy lợi.
2.6. Sở Y tế
Chỉ đạo, đôn đốc, yêu cầu các cơ sở y tế trong phạm vi quản lý phải đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, duy trì vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế đảm bảo nước thải được xử lý đạt quy chuẩn khi xả ra môi trường, lập hồ sơ xin cấp giấy phép xả nước thải theo quy định. Tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất chất lượng nước cấp dùng cho ăn uống và sinh hoạt tại tất cả các cơ sở cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố.
Lồng ghép nội dung nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nước sạch đối với sự sống, vệ sinh môi trường và ý thức bảo vệ nguồn nước, không xả rác vào nguồn nước, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên nước trong các môn học liên quan, các hoạt động ngoại khóa trong trường học.
2.8. Công an thành phố
Chủ động, phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tăng cường giám sát việc chấp hành các quy định của Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân; phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là xử lý các vụ việc vi phạm nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự.
2.9. Cục Thuế thành phố
Chủ trì thực hiện thu đúng, thu đủ thuế, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ; thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định tại Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ. Rà soát, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những nội dung không còn phù hợp, không khả thi trong chính sách thu thuế liên quan đến tài nguyên nước.
2.10. Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng
Quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động của các hệ thống xử lý nước thải các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đảm bảo nước thải được xử lý đạt quy chuẩn quy định khi xả ra môi trường. Yêu cầu các cơ sở trong khu, cụm công nghiệp phải thực hiện đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung theo quy định.
2.11. Ủy ban nhân dân các quận, huyện
- Chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giám sát các hoạt động khai thác tài nguyên nước, xả nước thải đối với các cơ sở trên địa bàn; kiểm tra, rà soát phân loại, đôn đốc các tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải độc hại hoặc nước thải không chứa thành phần nguy hại nhưng có lưu lượng từ trên 5m3/ngày đêm trở lên và hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn lập hồ sơ cấp giấy phép theo quy định.
- Điều tra, thống kê, lập danh sách các giếng khoan đang sử dụng và các giếng khoan không sử dụng gửi Sở Tài nguyên và Môi trường; tiến hành trám lấp đối với các giếng khoan không còn sử dụng theo quy định.
2.12. Các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi
Đôn đốc các tổ chức, cá nhân đang khai thác sử dụng nước tại các công trình thủy lợi, xả nước thải vào công trình thủy lợi lập hồ sơ cấp giấy phép khai thác, xả nước thải theo quy định. Hoàn thành ngay việc cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ công trình thủy lợi theo Quyết định 371/QĐ-UBND ngày 23/3/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 25/12/2017.
2.13. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về tài nguyên nước và các quy định của pháp luật hiện hành; Khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước nước theo đúng quy định của pháp luật; chấp hành sự kiểm tra giám sát và thực hiện sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước.
- Dành thời lượng phát sóng, phát thanh, đưa tin, bài tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước; nêu gương những tổ chức, cá nhân chấp hành, thực hiện tốt, đồng thời phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.
Yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện Chỉ thị, định kỳ hàng năm, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị đầu mối, có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp việc tổ chức, thực hiện Chỉ thị./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1 Quyết định 51/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Điều 35 của quy định về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế kèm theo Quyết định 71/2014/QĐ-UBND
- 2 Quyết định 04/2018/QĐ-UBND về Quy định quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 3 Quyết định 11/2017/QĐ-UBND về Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 4 Quyết định 58/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế kèm theo Quyết định 71/2014/QĐ-UBND
- 5 Nghị định 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 6 Nghị định 154/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- 7 Quyết định 31/2016/QĐ-UBND quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 8 Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2015 về tăng cường quản lý hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 9 Bộ luật hình sự 2015
- 10 Quyết định 1318/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 11 Nghị định 43/2015/NĐ-CP Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước
- 12 Luật bảo vệ môi trường 2014
- 13 Quyết định 1095/QĐ-UBND năm 2014 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 23/2013/NQ-HĐND về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt tại các sông: Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc, hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng giai đoạn 2013 - 2020 do Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành
- 14 Quyết định 17/2012/QĐ-UBND về quy chế phối hợp quản lý hoạt động trong thực hiện dự án sử dụng, khai thác, chế biến, kinh doanh tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 15 Quyết định 1508/2012/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thuộc phạm vi gia đình không phải xin phép trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 16 Luật tài nguyên nước 2012
- 1 Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2011 về tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước và xả nước thải và lưu vực nguồn nước trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Quyết định 1508/2012/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thuộc phạm vi gia đình không phải xin phép trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 3 Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2015 về tăng cường quản lý hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 4 Quyết định 58/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế kèm theo Quyết định 71/2014/QĐ-UBND
- 5 Quyết định 04/2018/QĐ-UBND về Quy định quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 6 Quyết định 17/2012/QĐ-UBND về quy chế phối hợp quản lý hoạt động trong thực hiện dự án sử dụng, khai thác, chế biến, kinh doanh tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 7 Quyết định 31/2016/QĐ-UBND quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 8 Quyết định 51/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Điều 35 của quy định về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế kèm theo Quyết định 71/2014/QĐ-UBND