BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2002/CT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2002 |
VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA TOÀN NGÀNH TRONG NĂM HỌC 2002 - 2003
Trong năm học 2001 - 2002, với tinh thần thi đua chào mừng Đại hội Đảng lần thứ IX, toàn ngành giáo dục đã phấn dấu thực hiện tốt những nhiệm vụ nêu trong Chỉ thị số 32/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo đục và Đào tạo. Nền nếp, kỷ cương được chấn chỉnh và có chuyển biến theo chiều hướng tích cực hơn. Việc chuẩn bị triển khai đại trà chương trình, sách giáo khoa mới ở phổ thông đã được tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, tạo cơ sở quan trọng để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm tới. Những cải tiến về thi cử, đặc biệt là việc đổi mới tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đã được thực hiện với một kế hoạch chặt chẽ và bước đầu đã đạt kết quả tốt đẹp. Công tác giáo dục ở vùng dân tộc và đào tạo cán bộ người dân tộc được quan tâm thoả đáng hơn. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luận tiếp tục được hoàn thiện. Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cương. Trong quá trình thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, các cấp uỷ đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và toàn xã hội ngày càng chăm lo phát triển giáo dục và thực hiện công bằng trong giáo dục.
Mặc dù toàn ngành đã có nhiều cố gắng và đạt kết quả tốt đẹp trên một số mặt, song chất lượng và hiệu quả giáo dục nhìn chung còn thấp so với yêu cầu đào tạo nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhiều vấn đề về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; về cơ sở vật chất, trường lớp, thiết bị; về công tác quản lý vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và kết luận của Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khoá IX, toàn ngành giáo dục còn phải cố gắng nhiều hơn nữa để khắc phục khó khăn, yếu kém, vượt qua thách thức nhằm tạo ra chuyển biến rõ nét hơn trong phát triển giáo dục.
Xuất phát từ tình hình và yêu cầu thực tế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị toàn ngành giáo dục trong năm học 2002 - 2003 tập trung thực hiện thật tốt những nhiệm vụ sau đây:
I. NHIỆM VỤ CHUNG
Trên cơ sở quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và kết luận của Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khoá IX, tiếp tục chấn chỉnh nền nếp, kỷ cương; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; mở rộng quy mô giáo dục trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả đào tạo; Thực hiện đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương pháp giáo dục ở các cấp học, bậc học từ giáo dục mầm non, phồ thông trung học chuyên nghiệp, đến đẳng, đại học và sau đại học; Tiếp tục cải tiến thi cử và cách đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên; Chăm lo phát triển giáo dục mầm non; củng cố thành quả xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, đẩy mạnh phổ cập trung học cơ sở; Triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và thực hiện công bằng trong giáo dục; Phát triển giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc và các địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Tăng cường hợp tác và tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế về giáo dục; Tạo thêm cơ hội học tập cho thế hệ trẻ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, góp phần xây dựng xã hội học tập.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Tập trung mọi điều kiện để thực hiện thật tốt việc dạy và học chương trình, sách giáo khoa mới ở lớp 1, lớp 6; chuẩn bị triển khai đại trà ở lớp 2, lớp 7; Chuẩn bị thí điểm ở lớp 10. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và ban hành chương trình khung ở đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học, bậc học. Tiếp tục đổi mới tổ chức thi cử, tuyển sinh, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên.
Các giáo viên dạy lớp 1, lớp 6 phải nghiên cứu, nắm vững chương trình, sách giáo khoa mới; nghiêm túc thực hiện các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Các cơ quan quản lý giáo dục, các trường tiểu học, trung học cơ sở có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, kịp thời giải quyết các vấn đề nẩy sinh, tạo điều kiện thuận 1ợi cho việc giảng dạy và học tập ở 1ớp 1, lớp 6. Ban Chỉ đạo đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông có trách nhiệm bảo đảm việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới đạt kết quả tốt đẹp ngay từ năm học đầu tiên.
Các cán bộ, giáo viên, nhà khoa học được giao nhiệm vụ soạn thảo, dạy thí điểm, thẩrn định, xuất bản sách giáo khoa phổ thông cần thực hiện đúng quy trình, bảo đảm chất lượng và tiến độ, chuẩn bị thật tốt cho việc triển khai đại trà đối với lớp 2, lớp 7 và các lớp tiếp theo ở tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Căn cứ vào chương trình khung các nhóm ngành đào tạo đã được ban hành, các trường có trách nhiệm tổ chức xây dựng chương trình đào tạo cụ thể và giáo trình, thực hiện đổi mới, hiện đại hoá và thường xuyên cập nhật nội dung, phương pháp đào tạo, bảo đảm yêu cầu "cơ bản, hiện đại và Việt Nam", phù hợp với hoàn cảnh và đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Gắn đổi mới nội dung với đổi mới phương pháp đào tạo; phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, sinh viên; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; tổ chức tốt việc thực hành, thực tập; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học.
Cải tiến phương pháp đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên. Tiếp tục đổi mới một cách cơ bản, mạnh mẽ công tác thi cử, tuyển sinh, từng bước áp dụng phương pháp trắc nghiệm, theo hướng đảm bảo chất lượng; giảm bớt khó khăn, tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội; thực hiện nghiêm túc, khách quan, công bằng, minh bạch; từng bước khắc phục tệ nạn dạy thêm, học thêm tràn lan.
2. Phát triển giáo dục mầm non ở mọi địa bàn dân cư. Củng cố vững chắc thành quả xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; đẩy mạnh phổ cập trung học cơ sở; chăm lo việc học tập cho con em đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng thuộc diện chính sách.
Đẩy mạnh phát triển giáo dục mầm non ở nông thôn và những địa bàn khó khăn. Tiếp tục xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở những xã, huyện còn chưa đạt chuẩn. Đẩy mạnh phổ cập trung học cơ sở, phấn đấu để trong năm học có trên 10 tỉnh được kiểm tra, công nhận đạt chuẩn quốc gia. Mở rộng qui mô giáo dục trên cơ sở bảo đảm chất lượng, hiệu quả và cơ cấu trình độ đào tạo; thực hiện phân luồng hợp lý giữa các cấp học, bậc học, ngành nghề đào tạo; bảo đảm gắn kết giữa đào tạo và sử dụng. Thực hiện công bằng xã hội, từng bước khắc phục khó khăn, cố gắng thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa các vùng, miền. Chăm lo việc học tập của học sinh, sinh viên thuộc các đối tượng hưởng chính sách xã hội và con em dân tộc thiểu sổ. Quan tâm thoả đáng đối với giáo dục khuyết tật, khuyến khích thực hiện chương trình can thiệp sớm và giáo dục hoà nhập. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của các trường phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm kỹ thuật tổng hợp -- hướng nghiệp, trung tâm giáo dục quốc phòng; phát biển mạnh mẽ các trường trung học chuyên nghiệp, hoàn thành việc xây dựng mô hình trường trung học phổ thông kỹ thuật, tiếp tục phát triển các trung tâm giáo dục cộng đồng, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
3. Xây dưng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục chuyên nghiệp, đại học và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Các cơ quan quản lý giáo dục các cấp nhà trường, các cơ sở giáo dục tiến hành ngay việc rà soát đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng quy hoạch, kế hoạch củng cố, kiện toàn, phát triển đội ngũ theo hướng kết hợp giũa bồi dưỡng, đào tạo với điều chỉnh, sắp xếp và tuyển dụng. Khẩn trương triển khai thực hiện Chỉ thị 18/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân; quan tâm giải quyết các vấn đề bức xúc về chính sách đối với đội ngũ giáo viên mầm non nông thôn, miền núi ngoài công lập.
Đáp ứng yêu cầu về chất lượng và cơ cấu bộ môn trong việc bố trí giáo viên cho lớp 1, lớp 6; chuẩn bị ngay việc bố trí giáo viên các lớp tiếp theo; bảo đảm quy trình đồng bộ gắn triển khai đại trà chương trình, sách giáo khoa với củng cố, kiện toàn đội ngũ giáo viên ở các cấp học, bậc học phổ thông. Đẩy mạnh việc xây dựng đội ngũ giáo viên trung học chuyên nghiệp và giảng viên đại học, cao đẳng. Tăng số lượng giảng viên đại học, cao đẳng để giảm dần tỷ lệ sinh viên/giảng viên đồng thời nâng dần tỷ lệ giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ, đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và có chức danh giáo sư, phó giáo sư ở các trường đại học, cao đẳng.
4. Thực hiện chủ trương kiên cố hoá trường học; kiên quyết, chấm dứt tình trạng học ca 3 và khẩn trương xây dựng phòng học kiên cố thay thế phòng học tranh tre nứa lá; tăng cường các điều kiện về thiết bị, đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, thư viện và tủ sách dùng chung đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng trong quá trình thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục.
Các Sở giáo dục và đào tạo khẩn trương xây dựng kế hoạch kiên cố hoá trường học mầm non và phổ thông, xoá lớp học ca 3 và phòng học tranh tre nứa 1á, trình Uỷ ban nhân dân phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện ngay từ năm học này. Dành ít nhất 6 - 10% ngân sách giáo dục hàng năm của địa phương cho việc tăng cường thiết bị dạy học. Việc mua sắm thiết bị nhất thiết phải căn cứ vào danh mục tối thiểu do Bộ ban hành và bảo đảm đồng bộ với việc triển khai đại trà chương trình, sách giáo khoa mới, trước mắt ở lớp 1, lớp 6; chuẩn bị cho lớp 2, lớp 7 và những lớp tiếp theo vào các năm học sau. Đồng thời, các nhà trường phổ thông cần phát triển phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, thư viện; có cơ chế thoả đáng khuyến khích giáo viên sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học.
Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp căn cứ vào Nghị định 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, chủ động xây dựng cơ chế, kết hợp các nguồn vốn, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đồng thời, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, đáp ứng yêu cầu trước mắt và tạo điều kiện phát triển trong tương lai.
5. Tiếp tục chấn chỉnh và tăng cường nề nếp, kỷ cương; kiện toàn về cơ bản cơ quan quản lý giáo dục các cấp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục.
Tất cả cán bộ, công chức và người làm hợp đồng trong các cơ quan của ngành giáo dục, các nhà giáo, học sinh, sinh viên của các nhà trường và cơ sở giáo dục khác phải nghiêm chỉnh thực hiện luật pháp của Nhà nước, các quy định của ngành, của cơ quan và nhà trường; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn và khắc phục mọi biểu hiện thiếu kỷ cương, nền nếp và các hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan giáo dục và nhà trường; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
Các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà trường và cơ sở giáo dục khác phải tiến hành rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh quy trình, quy phạm quản lý hành chính và quản lý chuyên môn; chấn chỉnh, ngăn ngừa và xử lý nghiêm minh đối với các sai phạm trong việc thực hiện các quy định về chuyên môn; về quản lý tài chính, về thực hiện chỉ tiêu kế hoạch; báo cáo cấp trên, xin ý kiến chỉ đạo để giải quyết các vụ việc còn tồn đọng.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong ngành phải tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng, phát huy dân chủ ở cơ sở, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý chuyên môn, nghiệp vụ; tăng cường kiểm tra, phát hiện, uốn nắn và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực trong cơ quan, đơn vị; chịu trách nhiệm về những thiếu sót, yếu kém trong phạm vi, lĩnh vực được phân công; kiên quyết không để các biểu hiện tiêu cực phát triển thành vụ việc mang tính nghiêm trọng.
Các cơ quan quản lý giáo dục phải kiện toàn tổ chức thanh tra, bảo đảm để các cán bộ, công chức làm công tác thanh tra đều có đủ phẩm chất, năng lực và bản lĩnh, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Thanh tra giáo dục các cấp phải tăng cường hoạt động, giúp lãnh đạo kết luận và xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với các vụ, việc trong phạm vi quyền hạn; Đề xuất các giải pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong ngành.
Việc kiện toàn cơ quan quản lý giáo dục các cấp, trước hết là cơ quan Bộ, cần được tiến hành khẩn trương trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, tăng cường chức năng quản lý nhà nước. Xác định rõ mô hình tổ chức quản lý giáo dục ở địa phương; các Sở giáo dục và đào tạo cần chủ động phối hợp với ban tổ chức chính quyền và các sở, ngành liên quan tiến hành việc kiện toàn bộ máy của Sở, Phòng giáo dục và đào tạo, giải quyết dứt điểm những vướng mắc về chức năng nhiệm vụ, tổ chức và biên chế.
Năm học 2002 - 2003 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Toàn ngành giáo dục cần tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua hai tốt, phấn đấu tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển giáo dục theo yêu cầu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thể IX và kết luận của Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khoá IX, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, ban ngành cấp dưới phối hợp tháo gỡ những vướng mắc trong việc thực hiện chính sách đối với giáo dục, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý giáo dục, các trường và cơ sở giáo đục thực hiện tốt những nhiệm vụ nêu trên.
Các Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tổ chức triển khai, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cấp quản lý giáo dục, các trường học và cơ sở giáo dục khác ở địa phương tập trung thực hiện nhiệm vụ năm học; tham mưu với Tỉnh ủy, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể tạo điều kiện thuận lợi để phát triển giáo dục.
Các giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng và trung nọc chuyên nghiệp có trách nhiệm cụ thể hoá và tổ chức các nhiệm vụ nêu trên trong phạm vi trách nhiệm được giao, đồng thời chủ động tham gia tháo gỡ những vướng mắc của ngành, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh mẽ.
Các thủ trưởng đơn vị trong cơ quan Bộ có trách nhiệm giúp lãnh đạo Bộ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp quản lý giáo dục địa phương và các nhà trường thực hiện nhiệm vụ năm học; kịp thời báo cáo, phản ánh tình hình, đề xuất các giải pháp chỉ đạo để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện.
Chỉ thị này được phổ biến tới tất cả cán bộ, công chức ở các cơ quan giáo dục và các nhà giáo ở các cấp học, bậc học thuộc mọi loại hình công lập và ngoài công lập trong toàn ngành để quán triệt và thực hiện.
| Nguyễn Minh Hiển (Đã ký) |
- 1 Quyết định 41/2007/QĐ-BGDĐT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành từ năm 1999 đến năm 2005 hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Quyết định 41/2007/QĐ-BGDĐT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành từ năm 1999 đến năm 2005 hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1 Chỉ thị 3004/CT-BGDĐT năm 2013 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013 - 2014 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Công văn số 7376/GDQP ngày 22/08/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng năm học 2002-2003
- 3 Nghị định 10/2002/NĐ-CP về Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu
- 4 Chỉ thị 18/2001/CT-TTg về biện pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Chỉ thị 3004/CT-BGDĐT năm 2013 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013 - 2014 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Chỉ thị 18/2001/CT-TTg về biện pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành