CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2002/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 16 tháng 1 năm 2002 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 20 tháng 3 năm 1996;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước số 06/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Nhằm quản lý thống nhất nguồn thu, chi tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp tăng thu bảo đảm trang trải kinh phí hoạt động;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
2. Các đơn vị sự nghiệp có thu được phân loại như sau:
a) Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí).
b) Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí).
3. Nghị định này không áp dụng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Đơn vị sự nghiệp có thu được thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động phù hợp với khối lượng công việc và khả năng tài chính của đơn vị.
Các chế độ về tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn đối với người lao động, thực hiện theo quy định hiện hành và những quy định của Nghị định này.
I. NGUỒN TÀI CHÍNH VÀ NỘI DUNG CHI CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU
1. Ngân sách nhà nước cấp:
a) Kinh phí hoạt động thường xuyên đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí.
b) Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành, chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao.
c) Kinh phí thanh toán cho đơn vị theo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát...) theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định.
d) Kinh phí cấp để thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định đối với số lao động trong biên chế thuộc diện tinh giản.
đ) Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang, thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án và kế hoạch hàng năm; vốn đối ứng cho các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nguồn thu sự nghiệp của đơn vị:
a) Phần được để lại từ số phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước do đơn vị thu theo quy định. Mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước.
b) Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ. Mức thu các hoạt động này do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ.
c) Các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
3. Nguồn khác theo quy định của pháp luật như viện trợ, vay nợ, quà biếu, tặng (nếu có).
1. Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao.
2. Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ.
3. Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành và cấp cơ sở; chương trình mục tiêu quốc gia; chi thực hiện đơn đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát ...); chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài theo quy định.
4. Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định.
5. Chi đầu tư phát triển, gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, chi thực hiện các dự án đầu tư theo quy định.
6. Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.
7. Các khoản chi khác.
II. TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Đối với đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm chi phí: Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu không quá 2,5 lần so với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp có thu bảo đảm một phần chi phí: Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu không quá 2 lần so với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.
Trong phạm vi tổng quỹ tiền lương, tiền công được xác định theo mức trên, sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn và được công khai trong đơn vị, Thủ trưởng đơn vị quyết định việc chi trả tiền lương, tiền công theo chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc trên nguyên tắc người nào, bộ phận nào có thành tích, có đóng góp làm tăng thu, tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả tiền lương, tiền công cao hơn.
III. LẬP VÀ CHẤP HÀNH DỰ TOÁN THU, CHI
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân các cấp thẩm tra dự toán thu, chi của đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc và phê duyệt mức ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên cho đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính (đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương), cơ quan tài chính các cấp của địa phương (đối với đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương).
Trong thời gian được ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động ổn định, hàng năm đơn vị lập dự toán thu, chi gửi Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương), cơ quan chủ quản của địa phương (đối với đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương), Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản để kiểm soát chi theo quy định hiện hành và quy định tại Nghị định này.
Trong quá trình thực hiện, đơn vị được điều chỉnh dự toán thu, chi trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng cho phù hợp với tình hình thực tế và gửi cơ quan chủ quản, Kho bạc Nhà nước để theo dõi, quản lý.
IV. TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC QUỸ
Hàng năm, sau khi trang trải toàn bộ chi phí hoạt động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật; số chênh lệch (nếu có) giữa phần thu (sau khi loại trừ kinh phí nghiên cứu khoa học; chương trình mục tiêu quốc gia; các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; kinh phí thực hiện tinh giản biên chế; vốn đầy tư xây dựng cơ bản, vốn đối ứng của ngân sách Nhà nước; vốn vay, viện trợ) và phần chi tương ứng, đơn vị được trích lập các quỹ: Qũy Dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ Khen thưởng, Quỹ Phúc lợi và Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp. Việc trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị quyết định, sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn của đơn vị và được thực hiện theo trình tự như sau:
1. Trích lập Qũy Dự phòng ổn định thu nhập.
2. Trích lập 2 Quỹ Khen thưởng và Phúc lợi tối đa không vượt quá 3 tháng lương thực tế bình quân trong năm.
3. Trích lập Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp sau khi đã trích lập 3 qũy nêu trên.
1. Qũy Dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người lao động trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút.
2. Quỹ Khen thưởng được dùng để khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công tác và thành tích đóng góp. Thủ trưởng đơn vị quyết định việc chi Quỹ khen thưởng sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn đơn vị.
3. Quỹ Phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động kể cả những trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức. Chi thêm cho người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế. Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng Quỹ phúc lợi sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn đơn vị.
4. Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị, nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ, viên chức trong đơn vị. Việc sử dụng Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp vào các mục đích trên do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy định của pháp luật.
V. THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ, BÁO CÁO, QUYẾT TOÁN, KIỂM TRA VÀ CÔNG KHAI TÀI CHÍNH
2. Các đơn vị sự nghiệp có thu tổ chức công tác kế toán, thống kê và báo cáo tài chính theo các quy định của pháp luật về chế độ kế toán thống kê áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về những quyết định thu, chi, tài sản, lao động và sự trung thực, khách quan của số liệu kế toán, quyết toán, thống kê và báo cáo tài chính định kỳ.
3. Cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm xét duyệt quyết toán đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc. Cơ quan tài chính cùng cấp có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán đối với cơ quan quản lý cấp trên theo quy định hiện hành.
4. Đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1 Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 2 Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 1 Chỉ thị 01/2006/CT-BXD về tăng cường quản lý thực hiện quyền tự chủ về tổ chức, biên chế và tài chính trong các cơ quan Hành chính, đơn vị Sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2 Chỉ thị 09/2005/CT-TTg về tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Công văn số 211TCT/PCCS về việc chính sách thuế, phí đối với đơn vị sự nghiệp có thu do Tổng cục Thuế ban hành
- 4 Quyết định 171/2004/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Chỉ thị 29/2004/CT-TTg thực hiện nhiệm vụ và giải pháp Chính phủ đã báo cáo tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XI do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Chỉ thị 18/2004/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2005 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Thông tư liên tịch 13/2004/TTLT-BTC-BYT-BNV hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực y tế công lập do Bộ Tài chính - Bộ Y tế - Bộ Nội vụ ban hành
- 8 Công văn số 12309/TC-HCSN ngày 24/11/2003 của Bộ Tài chính về việc triển khai thực hiện NĐ số 10/2002/NĐ-CP và QĐ số 192/2001/QĐ-TTg
- 9 Thông tư 67/2003/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ do Bộ Tài chính ban hành
- 10 Thông tư liên tịch 20/2003/TTLT-BTC-BVHTT-BNV hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực văn hoá - thông tin do Bộ Tài chính, Bộ Văn hoá- Thông tin và Bộ Nội vụ ban hành
- 11 Thông tư liên tịch 21/2003/TTLT/BTC-BGDĐT-BNV hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập hoạt động có thu do Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành
- 12 Thông tư liên tịch 22/2003/TTLT/BTC-BKHCN-BNV hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hoạt động có thu do Bộ Tài chính, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Nội vụ ban hành
- 13 Thông tư liên tịch 22/2003/TTLT-BTC-BKH&CN-BNV hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hoạt động có thu do Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Nội vụ ban hành
- 14 Thông tư số 16/2003/TT-BTC hướng dẫn nguồn thực hiện điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội năm 2003 do Bộ Tài chính ban hành
- 15 Thông tư 03/2003/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí kiểm định và lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do Bộ Tài Chính ban hành
- 16 Thông tư 87/2002/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định phân hạng cơ sở lưu trú du lịch do Bộ Tài chính ban hành
- 17 Công văn số 7726 TC/NSNN ngày 15/07/2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện định mức phân bổ NSNN
- 18 Công văn số 7358/TC-HCSN ngày 04/07/2002 của Bộ Tài chính về việc thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ
- 19 Thông tư liên tịch 45/2002/TTLT-BTC-BLĐTBXH về việc quản lý tài chính đối với các cơ sở chữa bệnh do ngành lao động thương binh và xã hội quản lý do Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 20 Thông tư 25/2002/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu do Bộ Tài chính ban hành
- 21 Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi 1998
- 22 Luật ngân sách Nhà nước 1996
- 23 Bộ luật Lao động 1994
- 24 Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 1 Chỉ thị 01/2006/CT-BXD về tăng cường quản lý thực hiện quyền tự chủ về tổ chức, biên chế và tài chính trong các cơ quan Hành chính, đơn vị Sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2 Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 3 Thông tư 87/2002/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định phân hạng cơ sở lưu trú du lịch do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Thông tư 03/2003/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí kiểm định và lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do Bộ Tài Chính ban hành
- 5 Thông tư số 16/2003/TT-BTC hướng dẫn nguồn thực hiện điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội năm 2003 do Bộ Tài chính ban hành
- 6 Thông tư 67/2003/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ do Bộ Tài chính ban hành
- 7 Chỉ thị 18/2004/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2005 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Chỉ thị 29/2004/CT-TTg thực hiện nhiệm vụ và giải pháp Chính phủ đã báo cáo tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XI do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Quyết định 171/2004/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Chỉ thị 09/2005/CT-TTg về tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành