BỘ LAO ĐỘNG | VIỆT |
Số: 4-LĐ/BH | Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm 1974 |
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH TRA KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Từ đầu năm 1973 đến nay, bước vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế mới, tai nạn lao động lại xảy ra nhiều, tai nạn chết người tăng, có địa phương tăng nhiều, nổi lên là tai nạn cho sập nhà, đổ tường, điện giật, máy cuốn hoặc kẹp. Có những vụ tai nạn lao động rất nghiêm trọng làm chết và bị thương hàng chục người.
Tai nạn lao động xảy ra nghiêm trọng trước tiên thuộc trách nhiệm của các ngành, các đơn vị trực tiếp quản lý lao động nhưng một phần cũng do công tác thanh tra kỹ thuật an toàn được Nhà nước giao cho ngành lao động làm chưa tốt (từ bộ đến các sở, ty). Nhiều cơ quan lao động địa phương thanh tra về kỹ thuật an toàn rất ít, gần đây tuy có nơi đã tăng cường hơn công tác này, nhưng chưa phát huy đầy đủ chức năng của thanh tra kỹ thuật an toàn, chưa kiên quyết sử dụng quyền hạn của mình để ngăn chặn những nguy cơ tai nạn đã phát hiện trong thanh tra; đối với những vấn đề thuộc trách nhiệm của ngành quản lý phải giải quyết, chưa kiên quyết thúc đẩy các ngành giải quyết đến kết quả.
Để thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc ngăn chặn tai nạn lao động, đảm bảo an toàn và cải thiện điều kiện lao động cho công nhân, phục vụ tốt phong trào thi đua lao động sản xuất và tiết kiệm theo tinh thần của nghị quyết số 46-CP ngày 18-3-1974 của Hội đồng Chính phủ và đoàn chủ tịch Tổng công đoàn Việt-nam, các Sở, Ty lao động phải tăng cường công tác thanh tra về kỹ thuật an toàn lao động, trước mắt cần chú ý:
Tự kiểm tra và kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động là công tác thường xuyên phải làm của các ngành, các xí nghiệp, nhưng trong thời gian vừa qua nhiều nơi làm chưa tốt, nay mùa lụt bão sắp đến và nguy cơ xảy ra tai nạn lao động tồn tại nhiều, đòi hỏi phải tổ chức ngay một đợt kiểm tra để sửa chữa gấp những hiện tượng không an toàn và vệ sinh lao động mới ngăn chặn được tai nạn lao động, đồng thời qua đợt kiểm tra này mà khôi phục lại nếp tự kiểm tra thường xuyên theo chế độ quy định về kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp.
Yêu cầu của đợt kiểm tra này là phải làm rộng khắp, làm kỹ, làm đến đâu sửa chữa ngay đến đó, làm sao sau kiểm tra phải có chuyển biến cụ thể về điều kiện làm việc của công nhân, phải chấm dứt hiện tượng máy móc thiết bị thiếu che chắn an toàn, mặt bằng nơi làm việc không trật tự, thiếu vệ sinh...
Việc tự kiểm tra về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động do xí nghiệp làm là chính nhưng phải đặt rõ trách nhiệm cho các ngành quản lý phải chỉ đạo và đôn đốc các cơ sở làm; làm xong phải có báo cáo cụ thể kết quả đã đạt được cho cơ quan lao động để tổng hợp báo cáo Ủy ban hành chính địa phương và báo cáo Bộ.
Những vấn đề đề xuất phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương, từng ngành nhưng nói chung phải chú trọng làm cho các ngành, các cấp quản lý thấy rõ trách nhiệm của mình và có biện pháp cụ thể chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo an toàn lao động gắn liền với chỉ đạo phong trào thi đua lao động sản xuất và tiết kiệm hiện nay, phải quán triệt công tác đảm bảo an toàn lao động ngay từ khi thiết kế thi công nhà xưởng, thiết kế chế tạo máy mới và trong các mặt quản lý xí nghiệp. Những vấn đề đã đề xuất, cần kiên trì theo dõi yêu cầu giải quyết đến kết quả.
Bộ yêu cầu các ông giám đốc Sở, trưởng Ty nghiên cứu thi hành nghiêm túc và với ý thức trách nhiệm đầy đủ chỉ thị này. Trong quá trình thi hành cần thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện ở địa phương cho Bộ rõ để kịp thời rút kinh nghiệm chỉ đạo chung. Chậm nhất đến ngày 15 tháng 7 năm 1974 các Sở, Ty phải gửi về Bộ kế hoạch thanh tra của Sở, Ty và kế hoạch tổng kiểm tra của địa phương về an toàn và vệ sinh lao động nói trên, khi Sở, Ty kiểm tra xong xí nghiệp nào thì gửi ngay biên bản thanh tra về Bộ.
Đến cuối quý III-1974, các Sở, Ty phải báo cáo về Bộ kết quả tổ chức đợt tổng kiểm tra về an toàn và vệ sinh lao động ở địa phương cùng với những vấn đề đã đề xuất với Ủy ban hành chính để Ủy ban chỉ thị cho ngành quản lý giải quyết. Kết quả tổng kiểm tra phải báo cáo cụ thể (số ngành, số xí nghiệp đã tiến hành, chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng số xí nghiệp của từng ngành và chung của cả địa phương – số vấn đề đã phát hiện và đã giải quyết được – đánh giá tình hình chuyển biến chung, so sánh tai nạn lao động và điều kiện làm việc của công nhân trước và sau khi tổng kiểm tra).
| K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG |
- 1 Nghị quyết số 164-CP về việc tăng cường công tác thanh tra và chấn chỉnh hệ thống cơ quan thanh tra của Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 283-LĐ/QĐ năm 1969 về việc ủy quyền cho Ban thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động trong việc ký một số văn bản do Bộ trưởng Bộ Lao động ban hành
- 3 Quyết định liên bộ 151-QĐ/LB năm 1969 về quy phạm tạm thời về an toàn trong sản xuất và sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại hóa chất nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ trưởng Bộ Lao động - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4 Thông tư 284-LĐ/BH-1967 về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động ở các xí nghiệp địa phương do Bộ Lao động ban hành
- 5 Nghị định 181-CP năm 1964 ban hành điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 1 Thông tư 284-LĐ/BH-1967 về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động ở các xí nghiệp địa phương do Bộ Lao động ban hành
- 2 Quyết định 283-LĐ/QĐ năm 1969 về việc ủy quyền cho Ban thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động trong việc ký một số văn bản do Bộ trưởng Bộ Lao động ban hành
- 3 Nghị quyết số 164-CP về việc tăng cường công tác thanh tra và chấn chỉnh hệ thống cơ quan thanh tra của Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 4 Nghị định 181-CP năm 1964 ban hành điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 532-BCNNg/KB2 năm 1961 ban hành bản điều lệ tạm thời tổ chức ban Thanh tra kỹ thuật an toàn của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng